Những vấn đề chung về truyền hình.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH

1, Khái niệm

– Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (MassCommunication), hay Mass Media gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử phát trên mạng Internet, sản phẩm thông tin của chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm không định kỳ của truyền thông như các ấn phẩm của ngành xuất bản, các phương pháp truyền thông trực tiếp như: tuyên truyền miệng, quảng cáo,… Nội
dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tác động rộng lớn trên toàn xã hội.
– Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ”ở xa” còn “videre” là ”thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa. Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi là “Tелевидение”. Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa.
– Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tôc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế -xã hội, an ninh, quốc phòng.
– Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận,giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các dịch vụ khác.
– Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ truyền hình đã làm cho cuộc sống như được cô đọng lại làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
– Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV). Xét theo tiêu chí mục đích nội dung, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí,.. Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (Analog TV) và truyền hình số (Digital TV)

– Truyền hình sóng: (vô tuyến truyền hình- Wireless TV) được thực hiện theo nguyên tắc kỹ thuật như sau: hình ảnh và âm thanh được mã hóa dưới dạng các tín hiệu sóng và phát vào không trung. Các máy thu tiếp nhận các tín hiệu rồi giải mã nhằm tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình (tivi). Còn sóng truyền hình là sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu bắt buộc phải ”nhìn thấy” được ăngten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mứoi
nhận được tín hiệu tốt.
Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, nên truyền hình sóng chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các đối tượng; không có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân.
Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community Antenna Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho công chúng. Nguyên tắc thực hiện của truyền hình cáp là tín hiệu được truyền trực tiếp qua cáp nối từ đầu máy phát đến từng máy thu hình. Từ đó, truyền hình cáp trong cùng một lúc có thể chuyển đi nhiều chương trình khác nhau đáp ứng theo nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra truyền hình cáp còn phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng không thể thực hiện được.

2, Đặc trưng của truyền hình

– Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí nó còn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình.

2.1, Tính thời sự

– Tính thời sự là đặc điểm chung của báo chí. Nhưng truyền hình với tư cách là một phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so với các loại phương tiện khác.
– Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại truyền hình có đặc trưng cơ bản là truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và báo in giảng giải nó”.

2.2, Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh

– Một ưu thế của truyền hình chính là đã truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc.

2.3, Tính phổ cập và quảng bá

– Do những ưư thế về hình ảnh và âm thanh, truyền hình có khả năng thu hút hàng tỉ người xem cùng một lúc.

2.4, Khả năng thuyết phục công chúng

– Truyền hình đem đến cho khán giả cùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh đem lại độ tin cậy, thông tin cao cho công chúng, có khả năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của con người.

2.5, Khả năng tác động dư luận xã hội

– Các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng. Vì vậy, truyền hình có khả năng tác động vào dư luận mạnh mẽ. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam như các chuyên mục “Sự kiện và bình luận”, “Đối thoại trực tiếp”, “Chào buổi sáng” của ban Thời sự VTV1 không chỉ tác động dư luận mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát triển của xã hội và các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Ngày nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ, công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo, nên sự tác động dư luận ngày càng rộng rãi.
– Chính vì thế,truyền hình có khả năng trở thành diễn đàn của nhân dân. Các chuyên mục “ý kiến bạn xem truyền hình”, “với khán giả VTV3”, “Hộp thư bạn xem truyền hình” ,… đã trở thành cầu nối giữa người xem và những người làm truyền hình.

3.2, Về tư duy và sáng tạo tác phẩm

– Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có những đặc thù riêng. Nếu chỉ xét trên phương diện quá trình làm ra một sản phẩm, ở báo in mỗi tác phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo.

4, Những yếu tố cơ bản trong truyền hình

4.1, Lượng thông tin

– Do trực quan cảm giác truyền hình rất hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng.

4.2, Hình ảnh trong truyền hình

– Hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Hình ảnh trong truyền hình phản ánh không gian ba chiều lên mặt phảng hai chiều của truyền hình. Khác với hình ảnh tĩnh tại của các nghệ thuật tạo hình như hội họa, nhiếp ảnh. Hình ảnh trong truyền hình là hình ảnh động có thực đã qua xử lý kỹ thuật,

– Cũng như các loại hình “nghệ thuật ống kính” khác (nhiếp ảnh, điện ảnh) truyền hình phải lựa chọn những hình ảnh truyền thông đắt nhất để phản ánh nét bản chất của vấn đề.

4.3, Âm thanh

– Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin, truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm xử lí, thể hiện âm thanh của phát thanh. Ba yếu tố của âm thanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình nhằm thông tin phản ánh cuộc sống. – –

4.4, Tiếng động hiện trường:

– Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên ( mưa, gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo nên( tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng reo hò…), tiếng động nhân tạo… Có người cho rằng: “ Phim tài liệu, phóng sự truyền hình không có tiếng động khác nào phim câm”.
– Rõ ràng tiếng động sẽ làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của tác
phẩm truyền hình nhằm tác động vào nhận thức, tình cảm của người xem truyền hình. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng động phải đúng cường độ, đúng lúc.

4.5, Âm nhạc:

– Âm nhạc là một trong ba yếu tố quan trọng của tác phẩm truyền hình. Âm nhạc trong tác phẩm truyền hình có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện, không chỉ lúc nào cũng vang lên mà chỉ sử dụng lúc cần thiết