10 Cách Cực Hiệu Quả Tạo Liên Kết Thương Hiệu Vững Chắc
Có thể bạn quan tâm
Uy tín thương hiệu không tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình nỗ lực của doanh nghiệp thông qua các hoạt động và được ghi nhận bởi khách hàng. Càng tạo lập được nhiều liên kết mạnh, thương hiệu của bạn càng xác định vị trí vững chắc trong khách hàng. Vậy làm thế nào để tạo ra liên kết thương hiệu? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu 10 cách tạo liên kết thương hiệu dưới đây nhé.
Liên kết thương hiệu bằng thuộc tính sản phẩm
Liên kết thương hiệu dựa vào thuộc tính sản phẩm đó là cách sử dụng các hình ảnh nổi trội, khác biệt và độc đáo của thương hiệu để tạo liên kết với khách hàng. Bạn có thể thấy khách hàng rất thích sử dụng dầu gội Dove vì chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Đó là: phục hồi hư tổn, dưỡng ẩm, tóc không bị chẻ ngọn,.. Nhãn hiệu kem đánh răng Colgate nổi trội với công dụng ngừa sâu răng. Hãy sử dụng cách liên kết thương hiệu này nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có các thuộc tính khác biệt và nổi trội so với các sản phẩm/dịch vụ cùng ngành trên thị trường.
=> Xem thêm: 5 cách xây dựng thương hiệu hiệu quả với ngân sách hạn chế
Liên kết thương hiệu bằng thuộc tính vô hình
Thuộc tính vô hình là thuộc tính mà chất lượng của sản phẩm khiến khách hàng cảm nhận được. Bên cạnh những giá trị hữu hình, dễ nhìn thấy, những giá trị cảm xúc vô hình đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.
Ví như thương hiệu Gucci, chỉ cần nhắc đến là khách hàng đều có thể hình dung ra sự sang trọng, tinh tế, tính đẳng cấp, nét đặc trưng của thương hiệu thời trang danh giá này và sẽ thấy mình được khẳng định cũng như nhận được sự chú ý khi sở hữu sản phẩm này. Hay khi bạn nghĩ tới Mercedes, chắc chắn các bạn sẽ nghĩ ngay tới sự sang trọng, nổi trội đúng không?
Thuộc tính vô hình là một cách liên kết thương hiệu hữu ích mà cho dù doanh nghiệp của bạn kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào cũng cần phải xây dựng thuộc tính này bởi tính lâu bền của nó.
Lợi ích của khách hàng
Đây là cách xây dựng liên kết thương hiệu thông qua hiệu quả sử dụng sản phẩm của các khách hàng mục tiêu.
Nhắc tới điện thoại của Nokia, bạn nghĩ tới điều gì? Đa số câu trả lời sẽ là độ bền và chất lượng của sản phẩm khi sử dụng phải không? Hay Honda – nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới. Những dòng xe hơi của Honda nổi bật với ưu điểm lớn nhất là tiết kiệm nhiên liệu, sự bền bỉ của động cơ trong quá trình sử dụng.
Lợi ích của khách hàng là thuộc tính quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp từ vừa và nhỏ đến quy mô lớn cần chú trọng để hiểu được tính hiệu quả của sản phẩm hay dịch vụ cũng như nhu cầu của khách hàng mục tiêu khi xây dựng thương hiệu của mình.
Người sử dụng, loại khách hàng
Thương hiệu của bạn có thể phân loại đối tượng khách hàng. Mỗi khách hàng thuộc vào các đối tượng khác nhau sẽ có riêng sản phẩm phù hợp với họ. Có nhiều cách để phân chia sản phẩm theo khách hàng như: giới tính, độ tuổi,…
Sản phẩm dầu gội đầu dành riêng cho nam giới: Xmen, Clear for man, Romano,…Hay sản phẩm dầu gội trị gàu dành cho khách hàng tóc nhiều gàu, dầu gội Thái Dương với công dụng trị rụng tóc dành cho khách hàng bị rụng tóc nhiều…
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn phát triển các dòng sản phẩm hay dịch vụ thì hãy xây dựng liên kết thương hiệu theo phương thức này nhé.
Liên kết thương hiệu – nhân vật nổi tiếng
Nhận diện Thương hiệu có thể được gắn với những nhân vật nổi tiếng để tạo ra độ thu hút với khách hàng hay tăng độ tin cậy. Nhân vật có thể liên quan đến thương hiệu hoặc không nhưng phải có sự lựa chọn kỹ càng. Đây được gọi là các đại sứ thương hiệu, có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp mới thành lập hay trong quá trình tái xây dựng thương hiệu hoặc phát triển dòng sản phẩm mới. Họ không đóng vai trò trong sự thành bại của doanh nghiệp nhưng khiến doanh nghiệp phát triển. Hình ảnh của đại sứ sẽ giúp tăng độ nhận biết về quảng cáo.
“Chỉ trong 48 tiếng đầu tiên đăng tải, MV Lạc trôi do Sơn Tùng M-TP thể hiện đạt tới 7 triệu lượt xem trên Youtube. Chỉ trong 1 tuần, mẫu giày ca sĩ này dùng trong movie đã được bán hết”, ông Hùng Võ – Phó tổng giám đốc tiếp thị của Biti’s Việt Nam nói về cơn sốt giày Hunter đầu 2017.
Là thương hiệu Việt ra đời những năm 80 và bước lên đỉnh cao vào những năm 90 với mẫu quảng cáo truyền hình “bước chân Tây Sơn thần tốc“, nhưng những năm 2000 lại mờ nhạt dần khi giày thể thao ngoại phát triển tại Việt Nam. Phải đến khi thay đổi cách truyền thông với công thức người nổi tiếng, Biti’s mới vụt sáng trở lại.
Hiện nay, MV này của Sơn Tùng M-TP đã có hơn 173 triệu lượt xem trên Youtube. MV khác cũng tiếp thị cho loại giày này là “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn chạm mốc 54 triệu lượt xem.
Điều quan trọng, cả Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn đều là những nghệ sĩ trẻ, có cá tính trong âm nhạc và khẳng định cái tôi của mình với giới trẻ – khách hàng mục tiêu của sản phẩm mới này.
Khu vực địa lý
Khu vực địa lý cũng là một cách liên kết thương hiệu bởi thương hiệu cũng bao hàm các chỉ dẫn địa lý, qua đó khách hàng có thể hiểu thêm về xuất xứ của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp của bạn có các sản phẩm mang tính đặc trưng cho một vùng địa lý nào đó thì hãy tận dụng cách thức tạo liên kết thương hiệu này.
Nhắc tới nước mắm Phú Quốc, các khách hàng có thể liên tưởng ngay tới hòn đảo Phú Quốc cùng với độ tin cậy nhất định. Hay cứ nhắc tới đồng hồ là người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới đồng hộ Thụy Sĩ vậy.
Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý vấn đề đăng ký bản quyền, vì tại Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ việc tranh chấp quyền sở hữu thương hiệu.
Liên kết thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh
Thoáng nghe qua thì đây có vẻ là cách bất khả thi nhưng đây lại là cách thức rất hiệu quả đấy. Liên kết thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thương hiệu của bạn mạnh mẽ hơn dựa trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Bạn có thể thấy điều này từ Kodak và Konica. Lần đầu tiên trong ngành công nghiệp, Kodak và Konica Minolta đưa ra các giải pháp in ấn kỹ thuật số màu và trắng/đen được quản lý toàn diện cho các nhà in thương mại và chuyên gia đồ họa. Và còn nhiều sự hợp tác khác.
Chris O’Connor, nhóm kinh doanh toàn cầu Kodak cho biết. “Sự kết hợp độc đáo giữa Kodak và Konica Minolta giúp cho khách hàng không cần phải quản lý sự khác nhau giữa các loại máy in kỹ thuật số và máy in truyền thống, cho dù là nhu cầu về sản xuất ánh sáng, màu hay đen/trắng”
Với mối quan hệ đối tác trong suốt hơn 20 năm, Kodak và Konica Minolta đã thể hiện sự cam kết với các khách hàng trong ngành in thông qua việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển.
Tuy nhiên, việc liên kết cần hết sức cẩn thận, đảm bảo sự bền vững bởi thương hiệu của bạn có thể vì thương hiệu kia mà suy giảm.
Giá cả tương quan
Đây là cách tạo liên tưởng tới chất lượng như là giá cả cao thì chất lượng tốt, giá được hạ thấp nhưng chất lượng không đổi và giá rẻ đi đôi với chất lượng kém.
Giá các điện thoại của Apple luôn cao hơn mặt bằng chung khiến người dùng cảm thấy chất lượng của chiếc điện thoại do Apple sản xuất ra luôn tốt hơn các thương hiệu khác.
Hay nước mắm Nam Ngư Đệ Nhị luôn rẻ hơn nước mắm Nam Ngư nhưng chất lượng thì không mấy khác biệt.
Nếu doanh nghiệp của bạn tạo ra dòng sản phẩm không quá khác biệt về chất lượng với đối thủ mà có thể giữ giá thấp hơn hoặc sản phẩm hoàn toàn nổi trội, khác biệt thì hãy áp dụng cách liên kết thương hiệu này nhé.
Liên kết thương hiệu bằng cá tính, lối sống
Thương hiệu có thể làm nổi bật cá tính của khách hàng. Và đây chính là một dạng liên kết thương hiệu. Khi sử dụng một sản phẩm nào đó, khách hàng nhìn thấy tính cách của mình trong sản phẩm đó và cả việc tính cách đó được thể hiện ra với mọi người. Điều này là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
Vì vậy mà nếu một cô gái thường xuyên mặc bộ trang phục của Zara – thương hiệu của sự trẻ trung, hiện đại, quyến rũ và sang trọng với những đường may đơn giản nhưng hết sức tinh tế. Chắc hẳn bạn đã đóan ra một phần tính cách của cô gái ấy rồi phải không?
Hay những người ưa thích Uniqlo – thương hiệu của sự đơn giản, không chạy theo xu hướng thì đó chính là những cá nhân ưa sự tiện dụng, không cầu kỳ, không để ý đến “mốt”.
Vậy nên hãy chú ý đến khả năng thể hiện cá tính, lối sống người dùng ở sản phẩm của doanh nghiệp bạn nhé.
Khả năng sử dụng, thời điểm sử dụng
Để dễ hình dung về cách liên kết thương hiệu này, các bạn có thể thấy qua ví dụ như khi đi công tác và muốn mang các sản phẩm dầu gội, xả, dưỡng tóc…, hay mỹ phẩm nhưng lọ quá to thì chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến những bộ chiết sản phẩm của Miniso để tiện mang theo.
Nếu muốn dùng sản phẩm dầu gội một cách tiết kiệm, có lẽ các chai loại lớn sẽ tiết kiệm hơn các gói nhỏ.
Đây là cách liên kết thương hiệu được dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng trong thực tiễn. Vậy nên các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khả năng sử dụng, thời điểm sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm của mình.
Qua các thông tin về 10 cách tạo liên kết thương hiệu trên, Sao Kim tin chắc rằng các bạn đã có cho mình các bài học riêng về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu thật đúng đắn. Nếu các bạn cần thêm tư vấn về cách tạo liên kết thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, hãy kết nối với các chuyên gia của Sao Kim tại 0964 699 499 hoặc contact@www.saokim.com.vn nhé
Nguồn: Sao kim Branding
Chuyên gia số 1 về Thương hiệu
Xem thêm những bài viết chất lượng khác:
- Khi nào doanh nghiệp cần tới Business Guidelines
- Doanh nghiệp nhỏ chiến thắng người khổng lồ bằng xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp
Từ khóa » Ví Dụ Về Liên Tưởng Thương Hiệu
-
Liên Tưởng Thương Hiệu Là Gì? 4 Loại Liên Tưởng Thương Hiệu
-
Tìm Hiểu Về Liên Tưởng Thương Hiệu - NGÔI SAO SỐ
-
Khám Phá Và Xây Dựng “liên Tưởng Thương Hiệu” - Brands Vietnam
-
Liên Kết Thương Hiệu (Brand Association) Là Gì? Cách Xây Dựng Liên ...
-
Tìm Hiểu Về Liên Tưởng Thương Hiệu Không Chỉ Bắt Nguồn Từ Logo
-
Brand Association - Sự Liên Tưởng Thương Hiệu Là Gì? - Hi Marketing!
-
LIÊN TƯỞNG THƯƠNG HIỆU ỨNG DỤNG VÀO THƯƠNG ... - 123doc
-
Liên Tưởng Thương Hiệu (brand Association) Là Gì? Các Loại Liên ...
-
Phép Liên Tưởng Là Gì? Ví Dụ Và Bài Tập
-
Liên Kết Thương Hiệu (Brand Association) Là Gì? Định Nghĩa Cho ...
-
Liên Kết Thương Hiệu Là Gì? Đặc điểm Và Nguồn ấn Tượng Liên Kết
-
Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu – Phân Biệt Và Ví Dụ - GLOBAL BRAND
-
Hình ảnh Thương Hiệu (Brand Image) Là Gì? - Marketing Toàn Cầu