2 Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Bị Nhiễm Phèn. Đảm Bảo Sạch Uống ...

Thực trạng xâm nhập mặn tại các vùng Đồng bằng sông Cửu hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp. Các nguồn nước sinh hoạt của người dân như sông hồ, ao suối bị nhiễm mặn trầm trọng. Điều ảnh hưởng trực tiếp với đời sống của dân cư trong việc sản xuất công nghiệp và ăn uống. Từ đó các giải pháp đào giếng nhằm khai thác mạch nước ngầm cũng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nước giếng khoan cũng bị ô nhiễm bởi các thành phần khác, tiêu biểu là phèn. Vậy cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn để đảm bảo uống được như thế nào?

cach-xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-phen

XEM THÊM: BỘ LỌC NƯỚC GIẾNG KHOAN BỊ NHIỄM PHÈN

Tóm tắt

Toggle
  • Tìm hiểu về nước giếng khoan bị nhiễm phèn
    • Nước giếng khoan
    • Nước giếng khoan bị nhiễm phèn
    • Biểu hiện nước giếng khoan bị nhiễm phèn
    • Nguyên nhân nước giếng khoan bị nhiễm phèn
    • Tác hại khi sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn
  • 2 cách xử lý nước Giếng khoan bị nhiễm Phèn phổ biến nhất hiện nay
    • Hệ thống làm thoáng kết hợp cùng bể lắng và lọc
    • Hệ thống lọc thô nước sinh hoạt kết hợp RO

Tìm hiểu về nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nước giếng khoan là nguồn nước thay thế cho các nguồn nước sông hồ dần bị xâm nhập mặn. Nhưng nước giếng khoan bị nhiễm phèn có tính chất và tác hại gì?

Nước giếng khoan

Nước giếng và nguồn nước ngầm được khai thác từ mạch nước ngầm, qua giai doạn khoan sâu vào lòng đất, khi chạm vào được mạch nước ngầm. Nước ngầm được bơm lên, lưu trữ tại vùng đất được khoan. Xây dựng miếng xung quanh đó tạo thành giếng. Giếng giúp người dân dễ dàng lấy nước ngầm để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và tưới tiêu.

Tuy nhiên tùy vào độ sâu của đất khoan giếng, vị trí địa lý và tính chất thổ nhưỡng tại vùng miền. Nước giếng khoan có những đặc tính ô nhiễm khác nhau. Sẽ có dòng nước giếng khoan rất trong, ngược lại có những nước bị bẩn và ô nhiễm. Đặc biệt các chất ô nhiễm trong nước giếng khoan, thì nhiễm phèn là phổ biến nhất.

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn loại nước có các thành phần ion kim loại như Sắt (Fe). Nhôm (Al), Mangan (Mn), … cao.

Trong đó các ion kim loại kết hợp cùng các gốc sunfat SO4 và các gốc nước tạo thành các chất rắn ở tinh thể. Hình dạng của các tinh thể thường có cấu tạo đồng hình thường có 8 mặt.

Biểu hiện nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nước giếng khoan có phèn thường có tính chất nước vị chua chua. Khi ngửi vào thì có mùi tanh nồng nặc.

Cách dễ nhận biết nhất của nước giếng khoan nhiễm phèn là để thoáng nước ngoài không khí, nước dần chuyển sang màu vàng và váng bóng nổi lên bề mặt. Chúng ta có thể xác định nước đã bị nhiễm phèn.

xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-phen

Nguyên nhân nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Tính chất của đất hoặc vùng thổ nhưỡng bị nhiễm phèn là nguyên nhân phổ biến nhất. Cấu tạo bề mặt đất khi tiếp xúc với nước ngầm, ngấm dần vào nước làm mạch nước ngầm cũng nhiễm phèn.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan làm nước bị nhiễm phèn:

– Hoạt động nông nghiệp như bón phân, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Các hóa chất độc hại xâm nhập trực tiếp vào đất. Sau một thời gian, nước ngầm bên dưới cũng bị ô nhiễm

– Các hành vi khai thác khoáng sản quá mức, gây ra các vấn đề ô nhiễm kim loại nặng cho nguồn nước giếng khoan.

– Các hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp đã xả thải trực tiếp các chất thải công nghiệp không qua xử lý. Việc này gây ra các tác động ô nhiễm nước mặt và nước ngầm một cách nặng nề.

– Việc con người thường xuyên xả các loại chất thải sinh hoạt ra môi trường số khiến cho vấn đề ô nhiễm nguồn nước giếng khoan càng nghiêm trọng.

Tác hại khi sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Việc sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn mà không qua các phương pháp xử lý trong thời gian dài gây ra những tác hại lớn. Đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người tiêu dùng.

– Nước giếng khoan trong các bình chứa hoặc lu chậu thường xuất hiện các hiện tượng nổi váng màu vàng. Xung quanh thành các cặn vàng, rất khó vệ sinh.

-Sử dụng nước nhiễm phèn lâu ngày làm ố vàng, hoen gỉ cho các dụng cụ: cây lau, khăn lau, sàn nhà, vòi nước, bồn rửa tay, chén dĩa,…

– Quần áo được giặt bằng nước giếng khoan bị ô nhiễm phèn mau chóng bị mòn rách, ố vàng làm mất thẩm mỹ.

– Nếu sử dụng trong việc nấu ăn, nước phèn làm mất mùi vị và màu sắc của thức ăn. Mặt khác, thức ăn dễ bị biến chất gây khó khăn trong việc hấp thụ.

Ví dụ dùng nước nhiễm phèn nấu gạo, làm cơm chuyển sang màu xám; khi pha trà, mất đi hương vị màu sắc tự nhiên của trà.

– Đối với sức khỏe con người, khi tiếp xúc với nước nhiễm phèn lâu dai. Con người dễ dàng mắc các bệnh da liễu: lở loét tay chân, tóc gãy rụng, da dầu khô ráp,…

– Hơn thế nữa, con người có nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn đường tiêu hóa, suy giảm các chức năng của thận. Nguy hiểm hơn là các bệnh ung thư dẫn đến tử vong.

2 cách xử lý nước Giếng khoan bị nhiễm Phèn phổ biến nhất hiện nay

Hệ thống làm thoáng kết hợp cùng bể lắng và lọc

Mục đích của việc làm thoáng là chuyển cá ion sắt có hóa trị 2 thành các ion sắt hóa trị 3. Từ đó sắt hóa trị III sẽ kết tủa. Phần kết tủa qua bể lắng sẽ tích tụ xuống đáy bể. Bể lọc làm nhiệm vụ giữ lại thành phần sắt kết tủa cho ra phần nước sạch.

Trong hệ thống làm thoáng, bộ phần chính là giàn mưa tạo điều kiện giúp nước giếng bị nhiễm phèn tiếp xúc với không khí. Ở mức thời gian đủ để oxy hóa ion sắt II thành sắt III.

Dòng nước giếng khoan chuyển sang bể lọc, trong bể lọc chứa các vật liệu lọc như sỏi, cát thạch anh và than hoạt tính nhằm loại bỏ các thành phần sắt III kết tủa, asen, mangan hoặc các loại kim nặng khác.

Tuy nhiên ở phương pháp này chỉ giúp nước giếng khoan đủ khả năng phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Chưa thể sử dụng để uống trực tiếp.

Ngoài ra, để tạo ra nguồn nước tinh khiết cần một bộ phận lọc là màng R.O. Màng RO được cấu tạo từ các màng chuyên lọc các hạt kích thước phân tử 0,1 – 0,5 nanomet. Loại bỏ được các thành phần vi khuẩn, vi rút và các chất hòa tan.

Hệ thống lọc thô nước sinh hoạt kết hợp RO

Hệ thống lọc thô nước sinh hoạt có thể bao gồm các cột lọc thô chứa các loại vật liệu lọc và màng RO lọc nước.

Cột lọc thô có thể bao gồm 1 cột, 2 cột hoặc 3 cột tùy vào tính chất nước giếng khoan bị nhiễm phèn.

Cột 1: chứa vật liệu sỏi đỡ, cát thạch anh -> lọc các thành phần cặn lớn trong nước.

Cột 2: Chứa vật liệu sỏi, than hoạt tính -> hấp phụ mùi vị khó chịu và các thành phần kim loại nặng.

Cột 3: vật liệu trao đổi ion nhằm nhằm loại bỏ các thành phần gây độ cứng trong nước. Như các ion Ca 2+; Mg 2+; SO4 2-; CO3 2-,…

Màng lọc R.O tương tự như ở phương pháp phía trên.

he-thong-loc-nuoc-dong-binh-20l

Công ty TNHH Công nghệ Wepar chuyên cung cấp các hệ thống lọc nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Hãy liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ tư vấn và phân tích mẫu nước hiện tại.

0934 195657 0902 975550

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Giếng Khoan Bị Phèn