64 Quẻ Kinh Dịch: Lý Giải ý Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
64 quẻ kinh dịch: lý giải ý nghĩa
Trong cuộc sống hằng ngày, bất cứ việc gì có liên quan cũng làm ta xúc cảm. Xúc cảm thì sẽ phát ra thông tin, nên chỉ cần ở trong lòng chăm chú nghĩ về việc mình dự đoán, đó gọi là tập trung ý niệm, sẽ phát tin tức ra ngoài. Chỉ khi ý niệm của người xin đoán tập trung thì đồng tiền mới thông qua phản hồi thông tin để phản ánh một cách chính xác trung thực qua mặt sấp, mặt ngửa của nó.
Từ Lý – Đức – Tính – Thần – Thời – Khí – Tình – Thanh – Sắc – Chất – Thể – Hình của Tám Tượng Đơn được phối hợp lẫn nhau theo từng góc nhìn riêng của mỗi tượng mà Tiền Nhân đã định ra danh lý và nghĩa của 64 quẻ kép Giống mà hơi khác nhau. Là bộ mặt của Tạo Hóa. Được mệnh danh là KINH VÔ TỰ THIÊN THƯ (Sách trời không có chữ, mà chỉ có gạch đứt, gạch liền)
Đây là giải thích đầy đủ 64 quẻ dịch lấy từ cuốn "Kinh dịch - Đạo của người quân tử" của học giả Nguyễn Hiến Lê
64 quẻ Kinh Dịch được viết nhằm giúp người đọc có thêm thông tin, nghiên cứu sâu hơn về cách chơi, cũng như giải nghĩa chi tiết hơn từng quẻ Kinh Dịch. Nội dung giải nghĩa quẻ đi vào các tình huống, các vấn đề thường gặp trong cuộc sống, và đưa ra lời bình chung về quẻ, chứ không đi sâu vào các lý luận học thuật.
32 quẻ thượng
Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 1 - quẻ Thuần Càn (乾 qián)Nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn đức tính: nguyên là muôn vật bắt đầu, hanh là muôn vật lớn lên, sinh sôi nảy nở, lợi là muốn vật được thoả, trinh là muốn vật đã thành. Chỉ Càn và Khôn có bốn đức tính ấy. Cho nên nguyên là chuyên làm những điều thiện lớn.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 5 - Thủy Thiên Nhu (需 xū) |Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 5 - Thủy Thiên Nhu (需 xū). Nhu là chờ đợi. Nói về hai thể, thì Kiền cứng mạnh cần tiến lên, mà gặp chỗ hiểm, chưa thể tiến được, cho nên là nghĩa chờ đợiGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 6 – Thiên Thủy Tụng (訟 sòng) |Tụng là tranh kiện. Trên Kiền dưới Khảm, Kiền cứng Khảm hiểm, người trên dùng sự cứng để chê kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để nhòm người trên, lại là mình hiểm mà nó mạnh, đều là đạo kiệnGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 9 – Phong Thiên Tiểu Súc (小畜 xiǎo chù) |Súc tức là đậu, đậu thì là hợp. Nó là quẻ Tôn trên Kiền dưới, Kiền là vật ở trên, thế mà lại ở dưới Tốn. Ôi chứa đậu sự cứng mạnh, không gì bằng sự nhún thuận; bị sự nhún thuận chứa đậu, cho nên là súcGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 12 – Thiên Địa Bĩ (否 pǐ) |Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng bảy, trái nhau với quẻ Thái, cho nên nói là “phỉ nhân”, nghĩa là không phải đạo người. Lời chiêm của nó không lợi về chính đạo của quân tử.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 15 – Địa Sơn Khiêm (謙 qiān) |Khiêm là có mà không ở. Đỗ ở trong, thuận ở ngoài, tức là ý khiêm. Quẻ Khiêm là quẻ có đạo hanh thông. Có đức mà không tự nhận, gọi là Khiêm. Người ta lấy sự khiêm tốn tự xử thì đi đâu mà không hanh thông?Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 18 – Sơn Phong Cổ (蠱 gǔ) |Cổ là nát hỏng đến cực điểm mà phải có việc. Quẻ có Cấn cứng ở trên, Tôn mềm ở dưới, trên dưới không giao với nhau, dưới mềm nhún mà trên cẩu thả dừng đậu, cho nên là cổGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 21 – Hỏa Lôi Phệ Hạp (噬嗑 shì kè) |Phệ là cắn, hạp là hợp, vật có chỗ cách, phải cắn mới hợp lại được. Quẻ này trên dưới hai hào Dương mà giữa trông rỗng, là tượng cái miệng. Quẻ Phệ hạp hanh, vì quẻ tự có nghĩa hanh.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 24 – Địa Lôi Phục (復 fù) |Phục hanh nghĩa là đã trở lại thì hanh thông. Khí Dương đã sinh ở dưới, dần dần hanh thịnh mà sinh nuôi muôn vật; đạo đấng quân tử đã trở lại thì dần dần hanh thông, tưới tắm cho thiên hạ, cho nên quẻ Phục có lẽ hanh thịnh.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 27 – Sơn Lôi Di (頤 yí) |Đây là thánh nhân nói cho cùng tận đạo nuôi mà tán dương sự lớn của nó. Đạo của trời đất là nuôi nấng muôn vật, mà đạo nuôi nâng muôn vật chỉ có sự chính mà thôi.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 30 – Thuần Ly (離 lí) |Ly là bám, Âm bám vào Dương, Tượng nó là lửa; thể là Âm mà dụng là Dương. Sự dính bám của các vật quý được chính đạo. Muôn vật chẳng vật nào không có chỗ bám.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 3 – quẻ Thủy Lôi Truân (屯 chún)Truân là thời kỳ gian nan, vất vả lúc ban đầu, khác với Khôn là gian nan lúc giữa cuộc, khác với Khốn là khốn khổ lúc chung cuộc, khác với Khảm là gian nan, hoạn nạn nói chung. Quẻ này là Chấn gặp Khảm, Kiền Khôn mới giao với nhau mà gặp chỗ hiểm hãm, cho nên tên nó là TruânGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 7 – Địa Thủy Sư (師 shī) |Sư là quân chúng. Quẻ này dưới Khảm trên Khôn, Khảm hiểm mà Khôn thuận, Khảm là nước mà Khôn là đất, đời xưa ngụ hình ở nông, núp cái rất hiểm chỗ cả thuận, giấu cái không thể lường trong chỗ rất tĩnhGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 10 – Thiên Trạch Lý (履 lǚ) |Lý tức là lễ, lễ là cái mà người ta xéo lên. Nó là quẻ trời trên chầm dưới, trời mà ở trên, chầm mà ở dưới, đó là phận trên dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 13 – Thiên Hỏa Đồng Nhân (同人 tóng rén) |Đồng là nơi rộng rỗng, lấy nghĩa ở xa và ở ngoài. Ôi chung cùng với người bằng đạo đại đồng của thiên hạ là lòng rất công của thánh hiền. Hễ đã có thể đại đồng với thiên hạ thì thiên hạ cũng chung cùng với mình;Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 16 – Lôi Địa Dự (豫 yù) |Dự là hoà vui, tức là lòng người hoà vui để ứng nhau với người trên. Dự là thuận mà động, nghĩa của quẻ Dự lợi ở sự dựng nước hầu, trẩy quân. Dựng nước là dựng phên tường để cho cùng yên, thiên hạ chư hầu hoà thuậnGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 19 – Địa Trạch Lâm (臨 lín) |Lâm là tiến lên mà lấn sát, đến một vật gì. Hai khí Dương đương lớn, dần dần lấn bức khí Âm. Hai khí Dương đương lớn lên ở dưới, là lúc Dương đạo sắp thịnh, thánh nhân răn sần mà rằng: “Khí Dương tuy đương thịnh, đến tám tháng thì nó tiêu đi, ấy là có hung”Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 22 – Sơn Hỏa Bí (賁 bì) |Bí là trang sức. Các vật có trang sức mới có thể hanh thông, cho nên nói rằng: “Không gốc không đứng, không có văn vẻ thì không làm được”, có sự thực mà thêm văn sức, thì có thể hanhGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 25 – Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng) |Vô Vọng nghĩa là thực lý tự nhiên, sách Sử ký chép là 無望(vô vọng) nghĩa là “không cần kỳ vọng mà cũng có được”. Quẻ Vô Vọng tức là đạo trời, trong quẻ cốt nói về lẽ người ta theo đạo “không càn”.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 28 – Trạch Phong Đại Quá (大過 dà guò) |Quẻ Tiểu Quá khí Âm quá ở trên và dưới, quẻ Đại Quá khí Dương quá ở giữa. Dương quá ở giữa mà trên, dưới yếu rồi, cho nên là tượng cột ỏe. Cột là lấy nghĩa chịu nổi sự nặng, bốn hào Dương họp cả ở giữa, có thể bảo là nặng rồiGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 31 – Trạch Sơn Hàm (咸 xián) |Hàm là giao cảm. Đoái mềm ở trên, Cấn cứng ở dưới, mà cùng cảm ứng với nhau. Lại, Cấn chủ đậu, thì sự cảm được chuyên nhất. Đoái chủ đẹp lòng thì sự ứng đến tột bậcGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 2 – quẻ Thuần Khôn (坤 kūn)Dịch nghĩa. - Quẻ Khôn: đầu cả, hanh thông, lợi về nết trinh của ngựa cái. Quân tử có sự đi. Trước mê, sau được. Chủ về lợi. Phía tây nam được bạn, phía Đông Bắc mất bạn. Yên phận giữ nết trinh thì tốt.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 4 – quẻ Sơn Thủy Mông (蒙 méng)Mông nghĩa là tối, các vật mới sinh, mờ tối chưa sáng. Quẻ này là Khảm gặp Cấn, dưới núi có chỗ hiểm, tức là cái đất mờ tối; trong hiểm ngoài đỗ tức là cái ý mờ tối, cho nên đặt tên là Mông. Dưới núi có chỗ hiểm là tượng của quẻ, Hiểm mà đỗ là Đức của quẻ.Hiểm mà đỗ là hiểm ở trong, đỗ ở ngoài, trong nhà đã không yên ổn, mặt ngoài lại đi không đượcGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 8 – Thủy Địa Tỷ (比 bǐ) |Tỷ là gần nhau liền nhau, hào Chín Năm lấy tư cách Dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính, năm hào Ảm ở trên và dưới đều gần lại mà theo đó là cái tượng một người vỗ về muôn nước, bốn bề trông lên một người.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 11 – Địa Thiên Thái (泰 tài) |Thái là hanh thông, nó là quẻ trời đất giao nhau mà hai khí thông nhau, cho nên là thái, quẻ tháng giêng đó. Nhỏ là Âm, lớn là Dương, ý nói Khôn đi ở ngoài, Kiền đến ở trong.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 14 – Hỏa Thiên Đại Hữu (大有 dà yǒu) |Đại hữu tức là sự “có” cả lớn. Ly ở trên Càn, ấy là lửa ở trên trời, không gì không soi. Nó là quẻ lửa ở trên trời, lửa ở chỗ cao, ánh sáng của nó tới xa, thì dẫu nhiều đến muôn vật cũng không vật nào mà không soi thấy, ấy là cái tượng cả có.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 17 – Trạch Lôi Tùy (隨 suí) |Tuỳ tức là theo. Lấy lẽ quái biến mà nói, thì quẻ này vốn tự quẻ Khốn, hào Chín đến ở ngôi Đầu; lại tự quẻ Phệ hạp, hào Chín đến ở ngôi Năm; mà tự quẻ Vị tế lại, thì kiêm cả hai sự biến đổi đó; tất cả đều là nghĩa cứng đến theo mềm.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 20 – Phong Địa Quan (觀 guān) |觀(Quán) là lấy sự trung chính bảo người, bị người ngửa lên mà trông. Trông xem các vật là quan, làm cái xem cho kẻ dưới là quán. Ông vua trên xem đạo trời, dưới xem tục dân là quan, sửa đức làm chính, bị dân ngửa xem là quán.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 23 – Sơn Địa Bác (剝 bō) |Bác nghĩa là rụng. Quẻ Bác là lúc các khí Âm lớn thịnh, tiều gọt khí dương, cũng tức là lúc những kẻ tiểu nhân gọt đẽo quân tử, cho nên đấng quân tử không lợi có thửa đi, chỉ nên nhún lời nói, giấu tung tích, tuỳ thời nghe ngóng, cho khỏi bị kẻ tiểu nhân làm hại.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 26 – Sơn Thiên Đại Súc (大畜 dà chù) |Xúc là chứa ngăn, lại là chứa họp, Phàm sự chứa họp, đều chuyên nói về cái lớn hơn. Sự chứa đựng, nên được chính đạo, cho nên nói là lợi về sự chính.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 29 – Thuần Khảm (坎 kǎn) |Khảm là hiểm hãm, tượng nó là nước. Dương hãm trong Âm, ngoài hư mà trong thực vậy. Quẻ này trên dưới là thể Khảm, đó là hai lần hiểm; Dương đặc ỗ giữa, là trong có sự phu tín.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 32 – Lôi Phong Hằng (恆 héng) |Hằng là thường lâu, đạo hằng có thể hanh thông, hễ thường thường theo giữ đạo ấy mà có thể hanh thông mới là không đổi. Ví như đấng quân tử thường thường theo giữ điều thiện, đó là cái đạo có thể thường thường theo giữ; Đạo hằng sở dĩ hanh được, là vì trinh chính, cho nên nói là “lợi trinh”.32 quẻ hạ
Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 33 – Thiên Sơn Độn (遯 dùn) |Độn là lui tránh, nó là quẻ hai khí Âm lớn dần, khí Dương nên lui tránh, cho nên là trốn, tức là quẻ thuộc về tháng sáu. Quẻ Độn là lúc Âm lớn Dương tiêu, đấng quân tử trốn nấp. Đấng quân tử lui nấp, là để làm cho đạo của mình thẳng ra.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 36 – Địa Hỏa Minh Di (明夷 míng yí) |Di nghĩa là đau. Là quẻ dưới Ly trên Khôn, mặt trời vào trong đất, tức là cái tượng sáng mà bị đau, cho nên gọi là Minh di. Minh di là quẻ tối tăm, ông vua tối tăm ở trên là lúc kẻ sáng bị đau.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 39 – Thủy Sơn Kiển (蹇 jiǎn) |Kiển nghĩa là nạn, cái nạn chân không đi được- Nó là quẻ cấn dưới Khảm trên, thấy chỗ hiểm mà đậu lại, cho nên là Kiển, Tây Nam là chỗ bình dị, Đông Bắc là chỗ hiểm trở, đương ở trong hồi Kiển, không nên chạy vào chỗ hiểm.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 42 – Phong Lôi Ích (益 yì) |Quẻ ích là đạo làm ích cho thiên hạ, cho nên lợi có thửa đi. Đạo ích, trong lúc bình thường vô sự, cái ích của nó còn nhỏ, đến khi gian nguy hiểm nạn, thì cái ích của nó càng lớn, cho nên lợi về sự sang sông lớn.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 45 – Trạch Địa Tụy (萃 cuì) |Tụy là họp, Nó là quẻ Đoái trên Khôn dưới, chầm lên trên đất, tức là nước tụ, cho nên là họp. Ông vua có đạo tụ họp thiên hạ đến chưng có miếu là tột bậc rồi.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 48 – Thủy Phong Tỉnh (井 jǐng) |Khảm là nước, mà tượng của Tôn là cây, nghĩa của Tốn thì là vào. Cái tượng đồ gỗ vào dưới nước mà lên khỏi nước, ấy là tượng múc nước giếng. Đức của giếng là trời đất vậy, mà nó lấy sự chẳng đổi làm đức riêng.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 51 – Thuần Chấn (震 zhèn) |Chấn nghĩa là động, một khí Dương mới sinh dưới hai khí Âm, nhức mà tự động; tượng nó là sấm, loại nó là con lớn, nhức thì là cách hanh thông. “Sợ lại” nghĩa là lúc sự nhức sợ kéo lại. “Ngơm ngớp” là dáng khiếp sợ ngó đi ngó lại. “Nhức sợ trăm dặm” là nói về sấm.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 54 – Lôi Trạch Quy Muội (歸妹 guī mèi) |Qui Muội tức là con gái về nhà chồng, chữ “muội” là tiếng để gọi những người thiếu nữ. Đoái lấy tư cách gái trẻ theo Chấn là trai lớn, mà tình của nó lại là lấy sự đẹp lòng mà động, không phải chính đạo.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 57 – Thuần Tốn (巽 xùn) |Tốn là nghĩa là “vào”, một hào Âm nấp dưới hai hào Dương, tính nó biết nhún để vào; tượng nó là gió, cũng là lấy về nghĩa “vào”. Quẻ này hào Âm làm chủ, cho nên lời chiêm của nó là sự hanh nhỏ; lấy Âm theo Dương, cho nên lại “lợi có thửa đi”.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 60 – Thủy Trạch Tiết (節 jié) |Tiết là có hạn mà ngừng lại. Việc mà đã có tiết độ, thì có thể đem đến được sự hanh thông, cho nên quẻ Tiết có nghĩa hanh.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 63 – Thủy Hỏa Ký Tế (既濟 jì jì) |Trong thì đã sang, cái lớn đã hanh thông rồi. Tuy là trong thì đã sang, không thể không có cái nhỏ chưa hanh thông. Chữ “nhỏ” ở dưới lời nói nên thế. Nếu nói “nhỏ hanh” thì là sự hanh thông nhỏ.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 34 – Lôi Thiên Đại Tráng (大壯 dà zhuàng) |Đại tráng thì là khí Dương mạnh thịnh. Nó là quẻ Chấn trên Kiền dưới, Kiền cứng mà Chấn động, lấy đức cứng mà động là nghĩa lớn mạnh. Dương cứng là lớn tức là khí Dương lớn lên quá bậc giữa rồi.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 37 – Phong Hỏa Gia Nhân (家人 jiā rén) |Gia nhân là người một nhà. Trong quẻ, hào Chín Năm và hào Sáu Hai, bên trong, bên ngoài, đều được chỗ chính, cho nên là quẻ “người nhà”. Đạo người nhà lợi ở con gái chính, con gái chính thì đạo nhà chính.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 40 – Lôi Thủy Giải (解 xiè) |Giải là nạn đã tan rồi. Nó là quẻ Chan trên Khảm dưới, Chấn là động, Khảm là hiểm, động ở ngoài chỗ hiểm, tức là ra khỏi chỗ hiểm, cho nên là tượng hoạn nạn giải tán.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 43 – Trạch Thiên Quải (夬 guài) |Quải nghĩa là quyết, tức là khí Dương khơi tháo khí Âm, nó là quẻ về tháng ba. Lấy năm hào Dương trừ một hào Âm, chẳng qua khơi tháo nó đi mà thôi.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 46 – Địa Phong Thăng (升 shēng) |Thăng là tiến mà lên, tiến lên thì có nghĩa hanh, mà vì tài quẻ hay khéo, cho nên cả hanh. Dùng cách đó để thấy người lớn, không cần lo lắng, tiến lên phía trước thì tốt.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 49 – Trạch Hỏa Cách (革 gé) |Cách là đổi cái cũ, đổi cái cũ thì người ta chưa chịu tin ngay, cho nên phải đợi hết ngày, lòng người mới tin theo. “Cả hanh lợi trinh, ăn năn mất” là sao?Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 52 – Thuần Cấn (艮 gèn) |Cấn là đậu, không nói đậu mà nói cấn, là vì quẻ Cấn là tượng núi, có ý yên nặng rắn đặc, nghĩa chữ “đậu” không thể hết được. Kiền Khôn giao nhau, ba lần tìm mà thành quẻ Cấn, một khí Dương ở trên hai khí Âm, Dương là vật động mà tiến lên, đã đến bậc trên thì phải đậu lại.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 55 – Lôi Hỏa Phong (豐 fēng) |Phong là thịnh lớn, nghĩa nó vẫn hanh thông. Làm cho tột bậc sáng lớn ở gầm trời, chỉ đấng vương giả có thể được thế. Đến là tột bậc vậy. Cao đến như ngôi trời, giàu đến như bốn bểGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 58 – Thuần Đoài (兌 duì) |Đoài là đẹp lòng. Một Âm tiến lên trên hai Dương, tức là sự mừng hiện ra bên ngoài. Tượng nó là chầm lấy nghĩa đẹp lòng muôn vật, lại lấy về tượng nước Khảm mà lấp dòng dưới.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 61 – Phong Trạch Trung Phu (中孚 zhōng fú) |Phu là tin. Nó là quẻ hai hào Âm ở trong, bốn hào Dương ở ngoài, mà hai hào Dương Hai và Năm đều được chỗ giữa. Nói về cả quẻ là giữa rỗng, nói về hai thể thì là giữa đặc, đều là tượng phu tín.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 64 – Hỏa Thủy Vị Tế (未濟 wèi jì) |Quẻ Vị Tế là lúc việc chưa thành. Nước lửa chẳng giao nhau, chẳng làm sự dùng cho nhau. Sáu hào trong quẻ đều mất ngôi, cho nên là chưa sang.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 35 – Hỏa Địa Tấn (晉 jìn) |Quẻ Tấn là thì tiến thịnh, sự sáng lớn ở trên, mà thể dưới êm thuận phụ vào, tức là tượng chư hầu vâng theo nhà vua, cho nên là tước hầu yên. Tước hầu yên nghĩa là tước hầu trị an, gặp được bề trên cả sáng, mà biết dốc lòng để thuận theoGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 38 – Hỏa Trạch Khuê (睽 kuí) |Khuê là trái khác. Là quẻ trên lửa dưới chằm, tính trái khác nhau; con gái giữa, con gái út, chí không cùng về với nhau, cho nên là lìa. Nhưng lấy quẻ mà nói, thì trong đẹp lòng mà ngoài sáng sủaGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 41 – Sơn Trạch Tổn (損 sǔn) |Tốn là giảm bớt, phàm việc nén bớt sự thái quá, để tới nghĩa lý, đều là đạo “bớt” vậy. Đạo “bớt” ắt có thành tín, nghĩa là chí thành thuận lý vậy. Bớt mà thuận lý thì cả thiện mà tốt.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 44 – Thiên Phong Cấu (姤 gòu) |Cấu nghĩa là gặp, quyết hết thì là quẻ thuận Càn, tức là quẻ về tháng tư, đến quẻ cấu, rồi một khí Âm có thể hiện được, mới quẻ tháng tám.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 47 – Trạch Thủy Khốn (困 kùn) |Khốn là nghĩa khốn thiếu. Nó là quẻ Đoài trên Khảm dưới, nước ở trên chằm, thì là trong chằm khô cạn không nước, nhưng nước lại ở dưới chằm, thì tức là Tượng dưới chằm khô cạn không nước, đó là nghĩa khốn thiếuGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 50 – Hỏa Phong Đỉnh (鼎 dǐng) |Quẻ Đỉnh, Tự quái nói rằng: Thay đổi các vật, không gì bằng cái vạc, cho nên tiếp đến quẻ Đỉnh. Sự dùng của cái vạc, là để thay đổi các vật, biến thứ sống ra thứ chín, đổi cái rắn thành cái mềm.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 53 – Phong Sơn Tiệm (漸 jiàn) |Tiệm là tiến lên dần dần. Nó là quẻ đậu ở dưới mà nhún ở trên, tức là nghĩa không tiến gấp vội, có tượng con gái về nhà chồng. Lại, từ hào Hai đến hào Năm, ngôi đều được chính, cho nên lời chiêm của nó lợi về chính bền.Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 56 – Hỏa Sơn Lữ (旅 lǚ) |Lữ là ky lữ, núi đậu ở dưới, lửa bốc ở trên, là tượng “bỏ chỗ ngưng đậu không ở” cho nên là lữ. Lấy hào Sáu Năm được chỗ giữa ở ngoài, mà thuận với hào Dương ở trên và dưới Cấn đậu mà Ly thì bám vào chỗ sáng, cho nên lời chiêm của nó là thể nho nhỏ hanh thôngGiải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 59 – Phong Thủy Hoán (渙 huàn) |Hoán là tan, là thời kỳ ly tan, chia rẽ, tưởng chừng như mọi sự sẽ đi đến chỗ bế tắc. Những bậc quân vương, có thể giải tỏa được bế tắc ấy, có thể đem lại sự đoàn kết cho dân, làm cho tình thế lại trở nên thông suốt (Hoán. Hanh)Giải mã ý nghĩa quẻ Kinh Dịch: Quẻ số 62 – Lôi Sơn Tiểu Quá (小過 xiǎo guò) |Quá là vượt qua mực thường. Nếu uốn cong mà quá thẳng, sự quá đó cốt để tới sự chính vậy, việc cũng có khi nên thế, phải đợi quá đi mới hanh được, cho nên quẻ Tiểu Quá tự nó đã có nghĩa hanhGoogle SitesReport abuseGoogle SitesReport abuseTừ khóa » Giải Nghĩa 64 Quẻ Trong Kinh Dịch
-
Giải Mã ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Chính Xác Nhất - LinkedIn
-
Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch - IKinh Nghiệm
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch
-
Luận Giải Chi Tiết ý Nghĩa 64 Quẻ Dịch Trong Kinh Dịch
-
Luận Giải ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Dễ Hiểu, Chính Xác Nhất Từ Bậc ...
-
Luận Giải Chi Tiết ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch | BachkhoaWiki
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Chi Tiết Và đầy đủ Nhất
-
Bảng Tra ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
Giải Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch - Thư Viện Ebook Miễn Phí
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
Luận Giải ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Trong Phong Thủy Chi Tiết Nhất
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch Là Gì? - GiaiNgo
-
Ý Nghĩa 64 Quẻ Kinh Dịch
-
Luận Giải Chi Tiết 64 Quẻ Dịch DỄ HIỂU CHÍNH XÁC