Bấm Lỗ Tai Bị Mưng Mủ Phải Làm Sao? - Phòng Khám Xã đàn

Chào các chuyên gia! Cháu bấm khuyên tai được hơn 1 tháng, nhưng lỗ khuyên vẫn bị mưng mủ. Cháu vẫn thường xuyên vệ sinh nhưng cả 2 bên tai vẫn bị mưng mủ. Sau đó không đeo khuyên lại được. Vậy cháu phải làm gì để không bị viêm nhiễm? Mong bác sĩ tư vấn cho cháu.

Chào bạn!

Khi bấm lỗ tai, cho dù ở mô mềm hay sụn tai thì chúng ta cũng đã tạo ra một vết thương hở ở tai. Vì thế, nếu không được chăm sóc cẩn thận hoặc sai cách thì vết thương này cũng có thể bị viêm nhiễm. Theo đó, bạn cần mất từ sáu tuần đến 2 tháng để vết thương lành hoàn toàn. Nếu bấm lỗ tai ở sụn thì cần mất nhiều thời gian để vết thương được nhanh hồi phục hơn.

Bấm lỗ tai bị mưng mủ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tai bị nhiễm trùng sau khi xỏ lỗ tai. Một số nguyên nhân thường gặp là:

+ Nhiềm trùng do không khử trùng vị trí xỏ lỗ bằng các chất khử trùng. Khi không khử trùng, vi khuẩn trên bề mặt da có thể xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể khiến dái tai, sụn tai của bạn sưng lên và mưng mủ.

+ Xỏ lỗ tai bằng kim chưa được khử trùng: Cây kim chưa được khử trùng có thể đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào lỗ tai của bạn và khiến bạn bị nhiễm trùng

+ Chạm tay bẩn vào vị trí xỏ lỗ tai, đeo khuyên tai quá chật… cũng có thể gây nhiễm trùng

Các triệu chứng cảnh báo bạn bị nhiễm trùng sau xỏ lỗ tai là: Vùng da tại khu vực đó sưng đỏ, nóng rát và có dịch tiết màu vàng trông giống như mủ. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng thì những phần còn lại của tai cũng có thể bị sưng lên. Nhiễm trùng ở sụn tai thường khó điều trị hơn so với nhiễm trùng ở dái tai.

Nếu bạn chỉ bị nhiễm trùng nhẹ (vị trí xỏ lỗ tai chỉ bị đỏ hoặc sưng nhẹ) thì có thể chăm sóc vết nhiễm trùng tại nhà. Bạn nên vệ sinh vùng da xỏ lỗ tai bằng nước muối vô trùng. Khi vệ sinh tai, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng không cải thiện sau vài ngày hoặc nhiễm trùng lan rộng ra toàn bộ tai, bị sốt cao… thì bạn nên đến gặp bác sỹ ngay để được thăm khám và điều trị.

Cách chăm sóc vùng bấm lỗ tai:

Cách vệ sinh tai sau khi bấm

– Nhẹ nhàng làm sạch những lỗ xỏ khuyên mới bằng dung dịch nước muối;

– Ngâm gạc trong dung dịch, sau đó dùng gạc thấm vào lỗ xỏ mới;

– Chỉ vệ sinh lỗ xỏ khuyên 2 lần một ngày. Làm sạch da quá nhiều lần có thể gây kích ứng da và làm chậm quá trình phục hồi của da.

– Rửa tay bằng nước ấm và xà bông kháng khuẩn trước khi đụng vào lỗ xỏ khuyên.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý dấu hiệu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng bao gồm da đỏ, sưng lên, sốt và áp xe. Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng.

Từ khóa » Sưng Mủ Khi Bấm Lỗ Tai