"Bỏ Túi" 7 Kinh Nghiệm đi đền Đông Cuông Cực Hữu ích - Đại Phú An

Nội dung bài viết Ẩn/Hiện

  • Đôi nét về Đền Đông Cuông
  • Nên đi lễ đền Đông Cuông vào thời gian nào?
  • Sắm lễ cúng Mẫu Đông Cuông
  • Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn
  • Kinh nghiệm đi đền Đông Cuông bằng phương tiện công cộng và cá nhân
    • Cách di chuyển bằng phương tiện công cộng
    • Cách di chuyển phương tiện cá nhân
  • Những nhà hàng ăn uống ở gần đền Mẫu Đông Cuông
  • Những điểm nghỉ ngơi ở gần đền Đông Cuông
  • Đi đền Đông Cuông mua đặc sản gì làm quà?

Đền Đông Cuông là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất Việt Nam. Đây được xem là nơi khởi phát tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt. Hãy “bỏ túi” 7 kinh nghiệm đi đền Đông Cuông cực hữu hiệu dưới đây.

Đôi nét về Đền Đông Cuông

Đền Đông Cuông hay còn gọi là Đền Đông, Đền Mẫu Đông Cuông, Đông Quang linh từ, Đền Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn…. Đền nằm ở bờ tả sông Thao Đền, cách thành phố Yên Bái 55 km về phía Tây Bắc. Địa danh này thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi sông hoà hợp. Do đó, nơi đây vừa là di tích, vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái.

Lễ hội đền Đông Cuông thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
Lễ hội đền Đông Cuông thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.

Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nổi tiếng về thờ phụng các vị thần linh như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Đệ Nhị và các vị thần vệ quốc. Đây là một trong những chốn tâm linh in dấu rõ nhất về vị Chầu Bà Đệ Nhị. Vậy nên, khi thỉnh Chầu, người ta hay nghĩ tới nơi này hơn cả.

Khi đến Đền Đông Cuông, ngay từ xa, du khách đã nhìn thấy cây Đa khoảng 800 tuổi. Kiến trúc tại đây giống với đền chùa thời Lý Trần. Kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm. Tại tòa hậu cung cấm còn bảo lưu hai pho tượng đồng cỡ lớn. Đó là: một pho tượng mẫu, một pho là quan Hoàng Báo. Còn không gian tòa Tiền đường được bố trí 4 ban phủ tòa thờ và nhiều di vật quý. Các ban thờ gồm: Tòa ngũ vị Tiên Ông, Ban Trần triều, Phủ Sơn trang, Tòa công đồng chúa.

Hầu đồng Đền Đông Cuông
Hầu đồng là một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc tại Đền Đông Cuông.

Mái đền được thiết kế cong hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Nhiều vị trí được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo như hình tứ linh và hoa lá, mang nhiều giá trị về nghệ thuật. Khuôn viên của đền được mở rộng, cây xanh toả bóng mát sum xuê. Điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận đang mùa hoa nở rộ. Mặt đền quay về hướng Nam. Địa thế tựa vào hình sông thế núi với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình đẹp như bức tranh thuỷ mặc.

Nên đi lễ đền Đông Cuông vào thời gian nào?

Hàng năm, ngoài tuần rằm mùng một, tại đền Đông Cuông có tổ chức lễ hội mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông. Tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu.

Du khách dâng hương lễ Đền Đông Cuông
Du khách đến đền Đông Cuông cầu lộc, cầu tài, cầu bình an… trong cuộc sống.

Lúc này, hàng ngàn du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương cúng lễ, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.

Sau phần lễ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co và các hình thức sinh hoạt mang đậm chất dân gian.

Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng, có một nghi lễ hết sức đặc biệt là nghi lễ chầu văn – hầu đồng. Đây là một nghi thức tín ngưỡng thực hành đặc trưng nhất của đạo Mẫu. Hàng năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và “bắc ghế hầu Thánh”.

Sắm lễ cúng Mẫu Đông Cuông

Theo phong tục từ xa xưa, khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên mang lễ vật. Lễ vật có thể to hoặc nhỏ, ít hoặc nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là phải có tâm. Khi sắm lễ cúng Mẫu Đông Cuông cũng vậy, bạn có thể sắm lễ từ nhà hoặc mua lễ tại các cửa hàng ngoài đền.

Dâng lễ đền Đông Cuông
Dâng lễ đền Đông Cuông quan trọng nhất là thành tâm.

– Lễ Chay: trong lễ chay bạn cần chuẩn bị hương hoa, trà, quả, phẩm oản… để dùng khi lễ ban Phật, Bồ Tát. Lễ chay cũng thường được dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

– Lễ Mặn: đồ trong lễ mặn bao gồm: đồ chay có hình gà, lợn, giò, chả…Vì trong khi tạ lễ thì nên ăn chay.

Văn khấn Mẫu Thượng Ngàn

Một nghi thức không thể thiếu khi dâng lễ cúng Mẫu Thượng Ngàn đền Đông Cuông đó là khấn. Du khách nên thành tâm lễ theo văn khấn dưới đây:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy đức chúa Thượng Ngàn đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương Ngọc điện hạ.

Con kính lạy Đức Thượng Ngàn chúa tể Mị Nương Quế Hoa công chúa tối tú tối linh, cai quản ba mươi sáu cửa rừng mười hai cửa bể.

Con kính lạy chư tiên, chư thánh chư thần, Bát bộ sơn trang, thập nhị tiên nương, thánh cô thánh cậu, Ngũ hổ Bạch xà Đại tướng.

Hương tử con là: ……………………………

Ngụ tại: …………………………………………..

Nhân tiết ………. chúng con thân đến …………. phủ chúa trên ngàn đốt nén tâm hương, kính dâng lễ vật, một dạ chí thành, chắp tay khấn nguyện, cúi xin lượng cả bao dung, thể đức hiếu sinh ra tay cứu vớt, độ cho chúng con cùng cả gia quyến bốn mùa được chữ bình an, tám tiết hưng long thịnh vượng, lộc tài quảng tiến, công việc hanh thông, giải vận giải hạn, biến hung thành cát, đổi họa ra tường, như ý sở cầu, tòng tâm sở nguyện.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.

Du khách vãng cảnh và chụp ảnh lưu niệm tại đền
Du khách vãng cảnh và chụp ảnh lưu niệm tại đền

Kinh nghiệm đi đền Đông Cuông bằng phương tiện công cộng và cá nhân

Để di chuyển đến đền Đông Cuông bạn có thể đi bằng phương tiện công cộng hoặc bằng phương tiện di chuyển cá nhân.

Cách di chuyển bằng phương tiện công cộng

Di chuyển bằng xe khách: Tại những bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát sẽ có xe đi Văn Yên, Yên Bái. Xe trả khách tại bến xe Mậu A tại Văn Yên, bạn tiếp tục bắt xe đi đến đền Đông Cuông cách đó khoảng 14km. Chặng đường này khá xa và vất vả, bạn nên đặt dịch vụ xe đưa đón tận nơi sẽ thuận tiện hơn. Thời gian di chuyển dự kiến là 3h30’.

Di chuyển bằng tàu hỏa: Tại các bến tàu lửa tại Hà Nội, bạn mua vé chặng Hà Nội – Ga Mậu A. Xuống tàu, bạn bắt xe tới đền Đông Cuông cách đó khoảng 14km. Thời gian di chuyển dự kiến là 5h.

Hành trình Sống khỏe An nhiên tại Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An

Cách di chuyển phương tiện cá nhân

Nếu đi bằng ô tô, bạn rời Hà Nội bằng đường Cầu Nhật Tân. Đi vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai (chặng đường này có mất phí cầu đường). Tại nút giao 14 đi về phía bên phải rẽ khỏi đường cao tốc vào ĐT 166. Đi theo ĐT 163 đến đền Đông Cuông. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng với 193km. Đây là quãng đường tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian nhất.

Nếu bạn lựa chọn quãng đường không có trạm thu phí hoặc muốn đi bằng xe máy thì bạn rời Hà Nội bằng đường cầu Nhật Tân. Đi tiếp vào QL5 vào Mê Linh, rẽ vào trục chính đô thị Mê Linh. Đi tiếp QL2A. Đi theo QL2 đến Nguyệt Cư tại Sông Lô, Thành phố Việt Trì. Đi theo Đường Lạc Long Quân đến Cầu Phong Châu/QL32C tại Hợp Hải. Đi dọc theo QL32C đến Giới Phiên, Thành phố Yên Bái. Đi theo ĐT 163 đến đền Đông Cuông. Lộ trình 215Km, thời gian di chuyển là 3 tiếng với ô tô và gần 4 tiếng với xe máy.

Một nét kiến trúc độc đáo của đền Đông Cuông
Một nét kiến trúc độc đáo của đền Đông Cuông

Những nhà hàng ăn uống ở gần đền Mẫu Đông Cuông

Khi đến lễ Đền Đông Cuông, du khách không phải quá lo lắng về vấn đề ăn uống. Bởi bên ngoài cổng đền có rất nhiều cơ sở ăn uống đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, nếu du khách muốn thưởng thức những món ăn vị thuốc cùng những ẩm thực đặc trưng của vùng Tây Bắc nói chung và Yên Bái nói riêng, có thể di chuyển đến Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An (Mậu A, Văn Yên, Yên Bái).

Để được phục vụ nhanh, tốt nhất bạn nên gọi điện thoại tới số Hotline để đặt trước và không phải mất nhiều thời gian chờ đợi: 0377 288 388

Quang cảnh Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An.
Quang cảnh Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An.

Những điểm nghỉ ngơi ở gần đền Đông Cuông

Du khách đến đền Đông Cuông không cần phải quá lo lắng về vấn đề nghỉ ngơi. Bởi xung quanh khu vực này có những phòng nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, để có thể nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng thật tốt, bạn có thể ngược lên Thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) tầm 15 phút để nghỉ tại Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An.

Điểm đặc biệt của khu nghỉ dưỡng này là 100% căn villa ở đây đều được ốp gỗ thuốc. Điều này có tác dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi… Và du khách sẽ có một giấc ngủ tái tạo năng lượng sau những giờ di chuyển. Xung quanh Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An còn được trồng các cây thuốc. Đó là: Long Não, Mộc Hương, Xạ Đen… Đây đều là các thảo dược quý, tốt cho sức khỏe. Từ đó, giúp du khách có cảm giác thư thái, bình an khi đến nghỉ ngơi.

Món ăn vị thuốc
Món ăn vị thuốc là 1 trong những nét đặc sắc ở Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An.

Để được ở trong những căn villa ưng ý, bạn nên gọi điện thoại tới Hotline 0377 288 388 của Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An để đặt trước.

Đi đền Đông Cuông mua đặc sản gì làm quà?

Khi đến Yên Bái và đi lễ đền Đông Cuông, du khách đừng bỏ lỡ những đặc sản nơi đây. Đó là: Thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, mật ong nhãn, Bánh Chưng Gù, Quế và những sản phẩm từ quế… Ngoài ra, bạn cũng có thể mua rau sạch hoặc thổ cẩm… về làm quà cũng rất ý nghĩa.

Từ khóa » đi Lễ Mẫu đông Cuông