Các Chỉ Số Trong Kết Quả Xét Nghiệm Công Thức Máu - ISofHcare

1. WBC (White Blood Cell) – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu

Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số xét nghiệm máu đầu tiên bạn cần lưu ý khi đọc kết quả công thức máu. Số lượng bạch cầu là số lượng tế bào bạch cầu có trong một đơn vị thể tích máu.

  • Giá trị bình thường khoảng từ 4.000 – 10.800 tế bào/mm3
  • Số lượng bạch cầu có thể tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, u bạch cầu, khi sử dụng một số thuốc như corticosteroid.
  • Số lượng bạch cầu có thể giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, nhiễm siêu vi (HIV, Virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng thuốc như phenothiazine, chloramphenicol…

Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số xét nghiệm máu đầu tiên bạn cần lưu ý.

Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số xét nghiệm máu đầu tiên bạn cần lưu ý.

2. LYM (Lymphocyte) – Bạch cầu lympho

Lymphocyte là các tế bào có khả năng miễn dịch, gồm Lympho T và lympho B. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu lympho (hay LYM%) là tỷ lệ bạch cầu lympho trong tổng số bạch cầu có trong cơ thể.

  • Giá trị bình thường trong khoảng 20 – 25%.
  • Bạch cầu Lympho có thể tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu dòng lympho, suy tuyến thượng thận,…
  • Bạch cầu Lympho có thể giảm trong trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét,..

3. NEUT (Neutrophil) – Bạch cầu trung tính

Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng trong thực bào, chúng sẽ tấn công và tiêu diệt các vi khuẩn ngay khi các vi sinh vật này xâm nhập trong cơ thể. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Neutrophil (hay NEUT%) là tỷ lệ bạch cầu neutrophil trong tổng số bạch cầu có trong cơ thể.

  • Giá trị bình thường trong khoảng 60 – 66%.
  • Bạch cầu trung tính có thể tăng trong trường hợp nhiễm trùng cấp, nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim cấp…
  • Bạch cầu trung tính có thể giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm độc kim loại nặng…

Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng trong thực bào.

Bạch cầu trung tính có chức năng quan trọng trong thực bào.

4. MON (Monocyte) – Bạch cầu mono

Bạch cầu mono bào là những bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào. Đại thực bào bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào và khả năng thực bào của nó mạnh hơn bạch cầu đa nhân trung tính. Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono (hay MON%) là tỷ lệ bạch cầu đơn nhân trong tổng số bạch cầu có trong cơ thể.

  • Giá trị bình thường trong khoảng 4 – 8%.
  • Bạch cầu đơn nhân có thể tăng trong trường hợp nhiễm virus, lao, ung thư, u lympho…
  • Bạch cầu đơn nhân có thể giảm trong trường hợp thiếu máu bất sản, dùng corticosteroid.

Bạch cầu mono bào là những bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào

Bạch cầu mono bào là những bạch cầu đơn nhân, sau sẽ biệt hóa thành đại thực bào.

5. EOS (eosinophils) - Bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu hơn các loại tế bào bạch cầu khác.

  • Giá trị thông thường từ 0,1-7% Bạch cầu ái toan có khả năng thực bào yếu.
  • Bạch cầu ái toan tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý dị ứng...
  • Bạch cầu ái toan giảm do sử dụng corticosteroid

6. BASO (basophil) - Bạch cầu ái kiềm

Bạch cầu ái kiềm có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng.

  • Giá trị thông thường từ 0,1-2,5%
  • Bạch cầu ái kiềm có thể tăng trong trường hợp bệnh leukemia mạn tính, sau phẫu thuật cắt lách, bệnh đa hồng cầu....
  • Bạch cầu ái kiềm có thể giảm do tổn thương tủy xương, stress, quá mẫn....

7. RBC (Red Blood Cell) – Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu

Tương tự số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu (RBC) là một trong số các chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý. Số lượng hồng cầu là chỉ số thể hiện số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu.

  • Giá trị thông thường khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3
  • Số lượng hồng cầu có thể tăng trong bệnh tim mạch, bệnh đa hồng cầu, tình trạng mất nước
  • Số lượng hồng cầu có thể giảm trong thiếu máu, sốt rét, lupus ban đỏ, suy tủy,...

8. HBG (Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu

Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một phân tử protein phức tạp có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Lượng huyết sắc tố là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố có trong một thể tích máu. Chỉ đó này có sự chênh lệch giữa nam và nữ.

  • Giá trị thông thường ở nam là 13 đến 18 g/dl; ở nữ là 12 đến 16 g/dl
  • Lượng huyết sắc tố có thể tăng trong mất nước, bệnh tim mạch, bỏng
  • Lượng huyết sắc tố có thể giảm trong thiếu máu, xuất huyết, tán huyết

9. HCT (Hematocrit) – Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần

Thể tích khối hồng cầu (HCT) cũng là một chỉ số cần quan tâm trong kết quả xét nghiệm công thức máu. Đó là tỉ lệ thể tích hồng cầu trên toàn bộ thể tích máu. Chỉ số này cũng có sự thay đổi theo giới tính.

  • Giá trị thông thường là 45 đến 52% đối với nam và 37 đến 48% đối với nữ.
  • Chỉ số HCT có thể tăng trong bệnh phổi, bệnh tim mạch, mất nước, chứng tăng hồng cầu
  • Chỉ số HCT có thể giảm trong mất máu, thiếu máu, xuất huyết

10. MCV (Mean corpuscular volume) – Thể tích trung bình của một hồng cầu

Thể tích trung bình hồng cầu là thể tích trung bình của một tế bào hồng cầu. Chỉ số này được tính bằng công thức: HCT chia số lượng hồng cầu.

  • Giá trị thông thường trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (fl)
  • Thể tích trung bình hồng cầu thường tăng trong thiếu máu hồng cầu to do thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, chứng tăng hồng cầu
  • Thể tích trung bình hồng cầu thường giảm trong thiếu máu thiếu sắt, thalassemia, thiếu máu do các bệnh mạn tính

11. MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) – Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu

Lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu được tính bằng cách lấy HBG chia cho số lượng hồng cầu.

  • Giá trị thông thường nằm trong khoảng từ 27 đến 32 picogram (pg)
  • Chỉ số MCH tăng trong thiếu máu hồng cầu to, trẻ sơ sinh
  • Chỉ số MCH giảm trong thiếu máu thiếu sắt

12. MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu

Chỉ số này được tính bằng cách lấy HBG chia HCT

  • Giá trị thông thường trong khoảng từ 32 đến 36%
  • MCHC tăng giảm trong các trường hợp tương tự MCH

13. RDW (Red Cell Distribution Width) – Độ phân bố kích thước hồng cầu

Theo kết quả xét nghiệm công thức máu, độ phân bố hồng cầu RDW là chỉ số đo sự phân bố của tế bào hồng cầu trong một thể tích máu. Đây là chỉ số huyết học quan trọng, có liên quan tới thể tích trung bình hồng cầu MCV. Giá trị này càng cao nghĩa là kích thước hồng cầu thay đổi càng nhiều.

  • Giá trị bình thường từ 11 đến 15%
  • Khi RDW bình thường, MCV tăng: Dấu hiệu của thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
  • Khi RDW bình thường, MCV bình thường: dấu hiệu của thiếu máu, của bệnh enzyme hoặc bệnh hemoglobin không thiếu máu.
  • Khi RDW bình thường, MCV giảm: Dấu hiệu của thiếu máu trong các bệnh mãn tính.
  • Khi RDW tăng, MCV tăng: Dấu hiệu của thiếu vitamin B12, thiếu flolate hoặc thiếu máu tan huyết,..
  • Khi RDW tăng, MCV bình thường: Dấu hiệu của thiếu máu
  • Khi RDW tăng, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu sắt

14. PLT (Platelet Count) – Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu

Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể. Nếu số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ gây mất máu, còn số lượng tiểu cầu quá cao sẽ hình thành cục máu đông, gây tắc mạch và có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

  • Giá trị thường trong khoảng từ 150.000 đến 400.000/cm3
  • Tiểu cầu có thể tăng trong chấn thương, sau phẫu thuật cắt lá lách, viêm nhiễm, rối loạn tăng sinh tuỷ xương
  • Tiểu cầu có thể giảm trong suy tủy hoặc ức chế tủy xương, cường lách, ung thư di căn, hóa trị liệu, bệnh lý tán huyết ở trẻ sơ sinh,...

15. PDW (Platelet Disrabution Width) – Độ phân bố kích thước tiểu cầu

  • Giá trị thông thường nằm trong khoảng 6 đến 18 %
  • Chỉ số PDW tăng trong ung thư phổi, bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết,…
  • Chỉ số PDW giảm trong nghiện rượu…

16. MPV (Mean Platelet Volume) – Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu

  • Giá trị thông thường trong khoảng từ 6,5 đến 11fL
  • MPV tăng trong bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,...
  • MPV giảm trong thiếu máu bất sản, thiếu máu nguyên hồng cầu, bệnh bạch cầu cấp tính,...
  • Thông thường trong khoảng từ 150 đến 500 G/l (G/l = 109/l)

Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Mọi chi tiết cần tư vấn hoặc đặt lịch khám – xét nghiệm, vui lòng liên hệ IVIE - Bác sĩ ơi để được hỗ trợ tốt nhất

Từ khóa » Chỉ Số Ig Trong Công Thức Máu