Cách đập Bóng Chuyền đúng Kỹ Thuật Và Mạnh Cho Người Mới
Có thể bạn quan tâm
1. Cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật, mạnh dành cho người mới
Đập bóng là một trong những kỹ thuật cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng của bóng chuyền. Đây là khâu cuối cùng trong các đợt tấn công với mục tiêu làm cho bóng lao xuống mặt sân đối phương trực tiếp dành điểm, hoặc làm cho đối phương đỡ bóng hỏng mà ghi điểm cho đội mình. Dưới đây là cách đập bóng chuyền mạnh, đúng kỹ thuật được các HLV bóng chuyền chuyên nghiệp chia sẻ:
1.1. Tư thế chuẩn bị
Để chuẩn bị cho các cú đập bóng đúng kỹ thuật thì vị trí đứng phù hợp là cách lưới một khoảng 2 đến 3m (nếu vị trí đứng quá sát lưới thì sẽ không không gian để lấy đà và khi bật nhảy đập bóng sẽ dễ chạm lưới). Đặc biệt bạn cũng không nên đứng nguyên tại một vị trí mà cần nên xê dịch nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng điều chỉnh các bước chạy đà và góc độ chạy đà sao cho phù hợp.
Tư thế chuẩn bị chuẩn nhất yêu cầu đầu gối hơi chùng, thân người hơn ngã về phía trước trong sân thi đấu, mắt luôn hướng để quan sát vị trí chuyền hai của đội.
1.2. Kỹ thuật lấy đà
Để thực hiện được những cú bật nhảy cao và đồng thời giúp các cú đập bóng mạnh, chính xác hơn thì việc thực hiện đúng kỹ thuật chạy đà là hết sức quan trọng. Kỹ thuật chạy đà đập bóng gồm các bước cụ thể như sau:
- Thời gian chạy đà: sau khi bóng vừa rời khỏi tay người chuyền thì bạn cần phán đoàn điểm bóng rơi chính xác để thực hiện 3 bước chạy đà tới vị trí đập bóng. Lưu ý, cần tính toán chính xác nếu lấy đà quá sớm hoặc quá muộn sẽ khiến bạn không thực hiện được một pha đập bóng tốt dẫn đến đối thủ chắn bóng thành công mất đi cơ hội ghi điểm hoặc có thể làm mất điểm cho đội của mình.
- Góc độ của đường lấy đà (so với lưới): thông thường góc độ của đường lấy đà sẽ tùy thuộc vào khả năng của người đập bóng. Đối với những người, VĐV đập bóng giỏi thì họ sẽ có góc lấy đà lớn hơn so với những người trình độ bình thường và đôi khi lấy thẳng góc với lưới (90 độ). Còn với người mới tập chơi, trình độ đập bóng còn kém thì không nên chọn góc lấy đà lớn vì sẽ dễ chạm vào lưới, đường bóng đập dễ bị chắn, vì thế góc độ của đường lấy đà nên nằm trong khoảng từ 35 – 50 độ (chuẩn nhất là 45 độ).
- Số bước chạy đà: bạn có thể chạy đà từ 1 - 4 bước (thông thường là 3 bước). Lưu ý, với bước chạy đà cuối cùng bạn cần thu chân sau về sao cho chụm bằng chân trước để thực hiện bật nhảy bằng hai chân giúp tạo cú bật nhảy đẹp, dễ dàng xử lý những pha đập bóng tốt, theo ý muốn của bản thân.
1.3. Kỹ thuật giậm nhảy
Chạy đà và giậm nhảy là hai bước được thực hiện liền mạch với nhau. Khi thực hiện bước chạy đà cuối cùng có nhiều người sẽ giậm nhảy bằng 1 chân nhưng với người chơi chuyên nghiệp thường sẽ thực hiện giậm nhảy bằng cả 2 chân để có một cú nhảy đập bóng tốt.
Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này cự kỳ quan trọng, phải làm thế nào để khi thực hiện cú bật nhảy lên có thể đập quả bóng chuyền ở tầm trước mặt. Ở bước cuối cùng này, gót vừa đặt xuống đất, hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, sau đó khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên.
Để thực hiện được cú bật nhảy cao thì bạn cần dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng), cuối cùng là sức ở phần cổ chân và đồng thời phải phối hợp với động tác đánh tay (tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi phần chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân thi đấu).
1.4. Kỹ thuật nhảy và đập bóng
Tư thế chuẩn bị đập bóng chuyền được bắt đầu khi bạn bật nhảy, thân người ở vị trí cao nhất, người hơi ngửa ra phía sau, hơi nghiêng về phía tay đập bóng. Ngoài ra bạn cần chú ý, hai chân lúc này hơi gập tự nhiên và không khép quá sát hay không dang quá rộng.
Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau, cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.
Khi đập bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng, tay đập bóng từ trên cao, ở phía sau, đưa sát mang tai, cánh tay dưỗi thẳng, cổ tay đập gập vào bóng (cổ tay còn có tác dụng điều chỉnh hướng). Vị trí đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và có hướng chếch về phía trước mặt chừng 10 đến 15cm.
Xem thêm: Kỹ thuật chuyền bóng cao tay
1.5. Kỹ thuật tiếp đất
Sau khi thực hiện động tác đập bóng chuyền xong, để cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng hay chạm vào lưới hoặc vượt qua vạch giữa sân thì bạn phải thả lỏng các cơ bắp, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu xuống.
Trong khi rơi xuống bạn cố gắng giữ hông lại, rơi xuống theo phương thẳng đứng. Lưu ý, bạn tuyệt đối không lao người về phía trước theo hướng đập bóng vì như thế sẽ làm bạn chạm chân sang phần sân của đối thủ làm mất điểm cho đội.
2. Video hướng dẫn cách đập bóng chuyền mạnh, đúng cách
3. Lưu ý thực hiện kỹ thuật đập bóng khi bóng ở xa lưới và gần lưới
Đối với từng vị trí bóng khác nhau thì bạn cần linh hoạt điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp. Cụ thể như sau:
3.1. Vị trí đập bóng xa lưới
Đối với trường hợp bóng được chuyền xa lưới thì điểm giậm nhảy của bạn phải ở sâu trong tầm bóng, để giúp người gần bóng hơn. Lúc này, thân người ngả ra sau nhiều hơn và bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Đặc biệt, đập bóng phải gập bụng trước gập tay, khi gập bụng không được cúi xuống mà chỉ co mạnh các cơ bụng và cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy sẽ giảm thiểu khả năng bóng va vào lưới.
3.2. Vị trí đập bóng gần lưới
Với vị trí đập bóng ở gần lưới thì góc độ đường lấy đà của bạn phải thu hẹp lại. Khi thực hiện kỹ thuật đập bóng chủ yếu dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít để giảm thiểu lỗi đánh bóng chạm lưới.
Tham khảo: Các vị trí trong bóng chuyền
4. Những sai lầm thường mắc phải khi thực hiện kỹ thuật đập bóng
Đối với những bạn mới tập luyện kỹ thuật đập bóng chuyền thường mắc phải những lỗi như sau:
- Những bước chạy lấy đà không tăng dần tốc độ đều nhau hoặc ngược lại bước thứ nhất nhanh bước cuối chậm. Khắc phục: Tập hỗ trợ nhảy cao và xa không có đà trên hố cát. Muốn bật lên cao, phải phối hợp chặt chẽ giữa khuỵu chân và đánh tay. Phải đánh mạnh tay ra phía sau trước khi giậm nhảy, nhưng khi chân đã khuỵu hết mức, tay đánh sẽ trở về phía trước thẳng góc với mặt sân.
- Hình bàn chân khi giậm nhảy không đúng (như hình chữ bát) sẽ hạn chế bật cao. Khắc phục: Khi giậm chân nhảy xong mũi bàn chân và đầu gối hơi hướng vào nhau. Hai gót chân không cách nhau quá một bàn chân, tập nhiều lần và nhắc bằng lời nói.
- Lấy đà quá sớm, nhảy sát lưới quá, phải với tay ra sau đập bóng. Khắc phục: Nếu đập những quả bóng nâng từ xa tới, phải lấy đà chậm, thông thường phải lấy đà khi bóng đã bay được 1/3 quãng đường.
- Đập bóng tay còn cong, khuỷu tay chưa duỗi thẳng: do bắp tay yếu hoặc khi vung ra sau tay thả lỏng quá, khuỷu tay đưa quá ra phía sau. Khắc phục: Tập hỗ trợ các động tác ném bằng các dụng cụ nhẹ như bóng cao su, bóng quần vợt, bóng nhồi nhẹ từ 1 đến 1.5kg. Tốt nhất là nhảy lên ném qua lưới nhưng yêu cầu chuyển động nhanh.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đập bóng
Để thực hiện được hiệu quả những tình huống đập bóng tại các vị trí trên sân thì người tập, VĐV phải có các yếu tố sau:
- Sức mạnh cơ bắp tốt
- Chiều cao cơ thể
- Sức bật
- Cảm giác trên không
- Tâm lý thi đấu…
Quan tâm: Trụ bóng chuyền giá rẻ
6. Bí quyết đập bóng chuyền hay cho người mới
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn trở thành một chủ công với những pha đập bóng đúng kỹ thuật, uy lực:
- Quay lại Video tập luyện: Bí quyết đầu tiên để giúp bạn thực hiện tốt những cú đập bóng đó chính là rèn luyện thật nhiều và khắc phục những sai sót trong khi thực hiện kỹ thuật đập bóng. Để làm được điều này thì bạn có thể nhờ bạn bè, người thân… quay lại những video trong khi tập luyện (chú ý nên cố gắng quay bạn thực hiện kỹ thuật đập bóng ở nhiều góc độ khác nhau như trước sau, hai bên). Khi xem lại bạn cần chú ý đến thời gian lấy đà, khoảng cách lấy đà, cách giậm nhảy, kỹ thuật đập để từ đó rút ra kinh nghiệm giúp bản thân hoàn thiện kỹ năng hơn.
- Tập luyện đập bóng ở nhiều vị trí khác nhau: Để trở thành một tay đập giỏi thì chắc chắn bạn phải là người có thể thực hiện đa dạng các cú đập bóng ở nhiều vị trí khác nhau trên sân tránh để đối thủ bắt bài trong khi tập luyện, thi đấu.
- Nâng cao sức khỏe: Như bạn đã biết sức khỏe, sức bật là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến các cú đập bóng của bạn. Chính vì thế để trở thành một chủ công tốt của đội thì không thể bỏ qua việc rèn luyện sức khỏe, sức bật. Một số bài tập giúp bạn cải thiện vấn đề này khá tốt, được rất nhiều VĐV bóng chuyền tập luyện chính là các bài tập tạ tay, tập hít xà đơn, tập nhảy dây…
- Tập phối hợp cùng đồng đội: Bóng chuyền là một môn thể thao tính đồng đội, các pha tổ chức tấn công của đội đòi hỏi các thành viên cần có sự phối hợp ăn ý nhất định (có thể tập sử dụng những ký hiệu riêng). Chính vì thế bí quyết để bạn muốn trở thành một tay đập hay thì phải biết cách phối hợp với đồng đội, nhất là với chuyền hai nhờ đó tạo cho bạn những thế bóng đẹp nhất để thực hiện những pha đập bóng uy lực ghi điểm cho đội.
Trên đây WikiSport đã gửi đến đến mọi người cách đập bóng chuyền đúng kỹ thuật, nêu ra những lỗi sai khi đập bóng và chia sẻ một số bí quyết để bạn trở thành một chủ công, tay đập hay. Hi vọng với những kiến thức có trong bài viết sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng chơi bóng chuyền của bản thân hơn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn về nhiều kỹ thuật chơi bóng chuyền hoặc kiến thức về nhiều bộ thể thao khác hãy truy cập vào trang chủ WikiSport.vn vào mục tin tức để tham khảo nhé!
Từ khóa » đập Bóng Chuyền Mạnh
-
Cách đập Bóng Chuyền Cơ Bản, Có Lực, Bóng Xoáy Và Thấp Tay, Cao Tay
-
Cách đập Bóng Chuyền đúng Kỹ Thuật Và Mạnh Chia Sẻ Bởi VĐV
-
Hướng Dẫn Cách đập Bóng Chuyền Có Lực
-
5 Bước Chạy Đà Và Đập Bóng Cơ Bản Cho Người Mới Chơi BÓNG ...
-
đập Bóng Chuyền đúng Cách Có Lực Mạnh Nhất - YouTube
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Đập Bóng Chuyền (Hải Volleyball) - YouTube
-
Kỹ Thuật đập Bóng Chuyền đúng Cách, Hiệu Quả Cho Người Mới !
-
Kỹ Thuật đánh Và Cách đập Bóng Chuyền Hơi Tấn Công - Wheyshop
-
Cách đập Bóng Chuyền Hiệu Quả, Mạnh Nhất Cho Người Nhập Môn
-
5 Bài Tập Tay để Tăng Lực đập Bóng, Phát Bóng Trong Bóng Chuyền Bãi ...
-
[PDF] Bóng Chuyền 2 2. Mục Tiêu Của Học Phần
-
Kỹ Thuật Nhảy Cao đập Bóng Chuyền Mạnh Và đầy Hiệu Quả - Thể Thao
-
Cách đập Bóng Chuyền Hơi Mạnh Nhất - Cùng Hỏi Đáp