Cách đọc Chữ Cái | Liên Trường Văn Hóa Việt Nam Sydney
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Việt, chính tả : Những chữ cái nhảy múa
Trong bảng chữ cái của mỗi nước, từng chữ cái đều có một tên gọi duy nhất, được xếp theo thứ tự của một hệ thống nhất định để áp dụng thống nhất mọi lúc mọi nơi trong mọi trường hợp.
Ở bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành mỗi chữ cái cũng có tên được xếp theo một trình tự rõ ràng, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn thì tên của chúng lại được gọi khác nhau ở từng nơi từng lúc.
Thực trạng lộn xộn
Từ mấy thập kỷ nay khi được vào lớp 1 trường tiểu học (và có thể ở lớp mẫu giáo) các em học sinh đã được học đánh vần theo bảng chữ cái với các chữ được phát âm như sau: a, bờ, cờ, dờ, đờ (…), gờ, hờ, (…) lờ, mờ, nờ (…), pờ, quờ, rờ, sờ (nặng), tờ (…), vờ, xờ (nhẹ), y. Theo lệ thường, người ta coi đó là hệ thống tên gọi các chữ cái chính thức của bảng chữ cái tiếng Việt (tạm gọi là hệ thống “a-bờ-cờ”).
Song, sau khi học sinh đã học đánh vần (hay ghép vần), tất cả các cấp học trong nhà trường vẫn dùng hệ thống tên chữ theo bảng chữ cái cũ do giám mục Alexandre de Rhodes xác lập (hệ thống “a-bê-xê”).
Như vậy trong nhà trường mặc nhiên tồn tại song song hai hệ thống tên chữ cái. Trên các phương tiện truyền thông việc sử dụng tên chữ cái còn lộn xộn hơn nữa.
Tên gọi tắt của các nhóm nước như G7, G8, G20… được các phát thanh viên Đài truyền hình trung ương (VTV) đọc là “gờ bảy”, “gờ tám”, “gờ hai mươi”; trong khi đồng nghiệp của họ ở Đài truyền hình TP.HCM (HTV) đọc là “giê bảy”, “giê tám”, “giê hai mươi”…
Đáng ngạc nhiên là khi gặp chữ GM (tên viết tắt của công ty Mỹ nổi tiếng General Motors), chính những người của VTV lại đọc là “giê em” chứ không phải “gờ mờ”! Tương tự, chữ GDP (viết tắt của tổng sản phẩm quốc nội) họ cũng đọc là “giê đê pê” (hoặc “gi đi pi”)!
Theo hệ thống “a-bờ-cờ”, nếu G là “gờ” thì V là “vờ” và T phải là “tờ”. Song chính các phát thanh viên của VTV lại đọc tên viết tắt đó của cơ quan mình là “vê tê vê”! Tên tắt của Đài truyền hình VTC2 cũng được đọc là “vê tê xê…”, nhưng bản tin thời sự ICT của chính đài này lại được đọc là “ai xi ti”!
Chữ tắt MC (người dẫn chương trình) đã trở nên quen thuộc với công chúng khi họ được nghe đọc là “em xi”; nhưng chữ MU (tên gọi tắt của đội bóng đá Anh nổi tiếng Manchester United) lại được các bình luận viên bóng đá đọc là “mờ u” chứ không phải “em iu”. Trong trò chơi đoán chữ Chiếc nón kỳ diệu trên truyền hình, một người chơi đoán được chữ X và tuyên bố: “Chữ xờ! Xờ nhẹ!”, người hướng dẫn liền khẳng định: “Đúng rồi, íchxì! Có một chữ íchxì!”.
Một số đài truyền hình và đài phát thanh khi hướng dẫn khán thính giả soạn tin nhắn với ký hiệu GPRS đã thản nhiên đọc ký hiệu đó là “gờ pê rờ étsì”, mà không biết rằng đọc như vậy là đã trộn lẫn hai hệ thống tên chữ cái khác nhau vào cùng một chỗ (“gờ” và “rờ” cùng hệ thống, còn “pê” và “étsì” thuộc hệ thống khác)…
Rõ ràng, việc các chữ trong cùng một bảng chữ cái luôn “nhảy múa” bằng những tên gọi khác nhau ở từng nơi từng lúc đã làm tiếng Việt trở nên thiếu chặt chẽ và kém chính xác. Đó chính là vấn đề của hệ thống tên chữ cái tiếng Việt.
Nguyên nhân “nhảy múa”
Thực tế cho thấy các chữ cái đã nhảy múa xoay quanh ba hệ thống: 1-Hệ thống “a-bờ-cờ”; 2-Hệ thống “a-bê-xê”; và 3-Hệ thống tên chữ cái tiếng Anh (“ây-bi-xi”). Vậy tại sao cùng một bảng chữ cái tiếng Việt người ta lại sử dụng (khi riêng biệt, lúc lẫn lộn) nhiều hệ thống tên chữ cái như vậy?
Hệ thống “a-bờ-cờ” hình thành từ phong trào bình dân học vụ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để cấp tốc đẩy lùi giặc dốt qua các lớp học “i tờ”. Thế nên khi áp dụng cho các môn khoa học ở nhà trường chính quy hoặc khi dùng để đọc những thông tin phức tạp có những chữ viết tắt theo mô thức quốc tế, hệ thống này đã trở nên bất cập và không thích hợp.
Thậm chí việc đọc bảng chữ cái từ A đến Y cũng không được trôi chảy nên nhiều người không thuộc bảng này.
Trong khi đó, hệ thống tên chữ cái cũ mặc dù có vài tên hơi khó đọc đã đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu khi áp dụng cho khoa học và thông tin, lại cũng dễ thuộc vì giữa các tên chữ có sự liên kết thành một dòng ngữ lưu trôi chảy. Chính vì vậy người ta vẫn phải sử dụng hệ thống tên chữ cái cũ.
Giữa lúc hai hệ thống tên chữ cái tiếng Việt song song tồn tại thì sự xâm nhập mạnh mẽ của tiếng Anh vào tiếng Việt đã làm vấn đề trở nên phức tạp thêm.
Cần một hệ thống tên chữ cái duy nhất
Từ các nguyên nhân trên, thiết nghĩ việc tìm ra giải pháp cho vấn đề không phải là quá khó. Tạm gác lại sự xâm nhập của tiếng Anh để xem xét ở một góc độ khác, câu hỏi được đặt ra là: làm cách nào để bảng chữ cái tiếng Việt chỉ còn một hệ thống tên chữ cái duy nhất áp dụng ở mọi lúc mọi nơi?
Từ năm 2003 các chuyên gia giáo dục tiểu học đã thực hiện một giải pháp cho vấn đề này. Theo đó hệ thống “a-bê-xê”được khẳng định là hệ thống tên chữ để sử dụng khi đọc từng chữ cái riêng biệt; còn hệ thống “a-bờ- cờ” là hệ thống âm của các chữ dùng để ghép vần. Thế là đã có một hệ thống chuẩn mực giúp ta đọc đúng tên chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa âm và tên chữ cái là rất trừu tượng, khó có thể phân biệt rạch ròi, nên nhiều người vẫn thản nhiên sử dụng lẫn lộn cả hai hệ thống như chưa hề có giải pháp này.
Bên cạnh đó giải pháp này làm việc học trở nên phức tạp và chất thêm gánh nặng tri thức cho học sinh. Bởi ngoài việc đánh vần bằng âm theo hệ thống “a-bờ-cờ”vốn đã có nhiều hệ lụy, giờ đây các em còn phải học thêm các tên chữ theo hệ thống “a-bê-xê”; lại phải biết sự khác biệt giữa âm và tên chữ, biết khi nào dùng âm, khi nào dùng tên…
Có lẽ nên chọn giải pháp đơn giản và có hiệu lực hơn là: áp dụng duy nhất hệ thống tên chữ cái “a-bê-xê” cho việc ghép vần và cho mọi trường hợp khác như ở nước ngoài người ta vẫn thực hiện, cũng như các thế hệ đồng bào ta trước đây vẫn dạy, học và áp dụng vào đời sống.
LÊ VINH QUỐC, Tiến sĩ giáo dục.
________________________________________________________________
“A, bê, xê” hay “a, bờ, cờ”?
Trong khi ngành giáo dục vẫn giữ quan điểm phát âm hệ thống chữ cái theo “a, bờ, cờ” cho học sinh tiểu học dễ ghép vần thì nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần thống nhất cách phát âm “a, bê, xê” cho phù hợp với xu thế hội nhập. Xem ra, “a, bờ, cờ” hay “a, bê, xê” sẽ vẫn còn là chuyện… nói mãi.
Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài “Những chữ cái nhảy múa” (ngày 21-4) đề cập đến (tác giả viết thừa chữ đến) chuyện cùng tồn tại ba cách gọi xung quanh hệ thống chữ cái A, B, C, đã có nhiều phản hồi của bạn đọc về vấn đề này.
Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Lê Tiến Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT. Ông Thành cho biết:
– Trong giáo dục có những lựa chọn phải trên cơ sở nguyên tắc sư phạm chứ không chỉ dựa hoàn toàn vào khoa học thuần túy. Trường hợp sử dụng cách gọi a, bê, xê hay a, bờ, cờ cũng phải xem xét từ thực tiễn dạy học. Việc sử dụng hệ thống a, bê, xê (A, B, C) hiện nay vẫn được thống nhất trong nhà trường từ tiểu học lên các bậc học trên. Duy chỉ có việc dạy ghép vần cho học sinh lớp 1, để trẻ dễ hiểu, dễ học, các nhà giáo dục đã lựa chọn cách gọi tên “a, bờ, cờ”.
Nếu chỉ đứng từ ngoài nhìn thì thấy việc sử dụng này là lộn xộn, nhưng trong thực tế dạy học nếu máy móc sử dụng a, bê, xê cho thống nhất, trẻ sẽ rất khó ghép vần. Chẳng hạn trẻ ghép “bờ e be sắc bé” sẽ đơn giản hơn nhiều so với “bê e be sắc bé”, hay sẽ ghép vần “cờ o co huyền cò” chứ không thể “xê o co huyền cò”…
Nếu điều chỉnh theo cách thống nhất gọi là a, bê, xê tôi nghĩ sẽ lại có những xáo trộn lớn không có lợi cho việc học tiếng Việt của trẻ ở lớp 1. Việc sử dụng cách gọi tên để ghép vần này đã được nghiên cứu từ thực tiễn giáo dục chứ không tùy tiện. Cá nhân tôi ủng hộ vì đó là con đường nhanh nhất giúp trẻ ghép vần. *Việc học sinh ở bậc học dưới phải ghi nhớ cùng lúc nhiều cách phát âm hệ thống chữ cái, có ý kiến cho rằng điều đó làm tăng thêm gánh nặng tri thức cho học sinh và sự phát âm lẫn lộn phản ánh việc “quá tải” đó. Ông nghĩ thế nào?
– Nếu đặt câu chuyện này vào chương trình cụ thể của học sinh tiểu học sẽ thấy ngay không có chuyện đó. Học sinh lớp 1 chỉ sau học kỳ thứ nhất đã có khả năng ghép vần, đọc, viết. Các em có một năm đầu tiên tập trung nhiều cho việc đọc, viết tiếng Việt. Ở các lớp trên của bậc tiểu học, trẻ mới dần dần tiếp cận kiến thức phức tạp hơn.
Cách phát âm a, bờ, cờ chỉ sử dụng khi ghép vần để trẻ biết đọc tiếng Việt. Còn trong những trường hợp khác, kể cả ở lớp 1, vẫn sử dụng cách đọc a, bê, xê để đọc bảng chữ cái. Chúng tôi không thấy có sự phản ảnh về tình trạng “quá tải”. Nếu các trường, giáo viên làm đúng yêu cầu của Bộ GD-ĐT thì không có chuyện tạo gánh nặng cho trẻ.
* Nhưng thực tế có chuyện chỗ này sử dụng hệ thống a, bờ, cờ, chỗ kia lại sử dụng a, bê, xê trong các trường?
– Tôi khẳng định lại ngoài việc sử dụng phát âm a, bờ, cờ để ghép vần, trong việc giảng dạy, trong chương trình, sách giáo khoa các cấp đều thống nhất sử dụng cách phát âm a, bê, xê. Đâu đó cũng có người đọc lẫn lộn nhưng tôi cho rằng rất ít. Không phải bây giờ mà từ lâu chúng tôi đã yêu cầu các trường sử dụng đúng theo hệ thống a, bê, xê (trừ học ghép vần). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên phải có trách nhiệm chỉnh sửa.
* Còn việc phát âm hệ chữ cái tiếng Anh đang được sử dụng rộng rãi, nhất là trong giới trẻ, quan điểm của ông về việc này?
– Tôi nghĩ là người Việt Nam, sống trên đất Việt thì cần sử dụng tiếng Việt. Cách phát âm tiếng Anh chỉ nên dùng trong những môi trường nói tiếng Anh. Trong các trường không sử dụng cách phát âm này, trừ những giờ học tiếng Anh. Chủ yếu do sự xâm nhập tiếng Anh ở ngoài cộng đồng tạo nên xu hướng phát âm đó.
* Vậy với tình trạng sử dụng nhiều cách đọc hệ chữ cái tiếng Việt ở khắp nơi, theo ông, cần làm gì để việc sử dụng tiếng Việt được thống nhất?
– Bắt đầu từ nhà trường, việc này phải được thống nhất. Từ nhỏ đến lớn học sinh quen với một cách phát âm thì ra cuộc sống sẽ không sử dụng lộn xộn. Tuy nhiên, việc này cần có vai trò của xã hội, của những người lớn. Không riêng chuyện phát âm chữ cái mà cả cách nói, viết tiếng Việt nói chung còn nhiều điều cần phải xem lại, điều chỉnh.
Trước hết là sử dụng tiếng Việt trên báo chí, sóng phát thanh, truyền hình, trong những chương trình, hoạt động chính thống cần có sự chuẩn mực. Trong các gia đình, cách sử dụng tiếng Việt của người lớn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ con. Đây là vấn đề không chỉ thuộc trách nhiệm của nhà trường.
Trịnh Vĩnh Hà thực hiện
_______________________________
Hai cách đọc cùng tồn tại cả trăm năm
Tôi xin cung cấp một thông tin: cách nay hơn 100 năm, năm 1909, ở Sài Gòn có xuất bản quyển Syllabaire quốc – ngữ (Sách vần quốc ngữ) của Diệp Văn Cương. Về tên và cách đọc các chữ cái, sách đó dạy thế này:
… B (thì đọc là bê – bờ), C (thì đọc là xê – cờ), D (thì đọc là dê – dờ), Đ (thì đọc là đê – đờ)…
Như vậy (theo sách này thì):
1) Cả trăm năm nay ở ta đã có hai cách đọc tên các chữ cái.
2) Bảng chữ cái đọc là a bê xê… không phải là “nét văn hóa của một miền Nam ôn hòa” như ý kiến của bạn Đ.T.L. (TT, 25-4-2010).
3) Chỉ cần bỏ đi cách đọc “Anh hóa” các chữ tắt tiếng Việt là mọi chuyện lại vẫn như cũ. Cố thống nhất chỉ có một cách đọc tên các chữ cái sẽ làm rối thêm tiếng Việt.
Nguyễn Đức Dân
Share this:
- X
Từ khóa » Cách đọc Chữ Cái Ghép Vần
-
11 Phụ âm Ghép Tiếng Việt |Bảng Chữ Cái Tiếng Việt - YouTube
-
DẠY BÉ HỌC CÁC ÂM, CHỮ GHÉP TIẾNG VIỆT Ch, Kh, Gh, Tr, Ng ...
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt 2022
-
Cách đọc Chữ Ghép Lớp 1 đúng Chuẩn - Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hay!
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Ghép Vần Và Cách Dạy Bé Học Sao Cho đúng?
-
#10 Cách Dạy Bé Ghép Chữ Cái Tiếng Việt “tinh Thông” Trước ... - Monkey
-
Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Nhất Và Cách Phát âm Theo Chương Trình ...
-
Đề Tài 1: Cách Phát âm Và đánh Vần.
-
Quy Tắc Ghép Vần Tiếng Việt Tiểu Học
-
Cách đọc Chữ Ghép Lớp 1 đúng Chuẩn - Chia Sẻ Kinh Nghiệm Hay!
-
Bảng Chữ Cái Ghép Vần Tiếng Việt Dễ Hiểu Từ A – Z - Góc Yêu Bé
-
[PDF] Bảng Chữ Cái - San Diego [Vanlang Center]
-
Cách đánh Vần Tiếng Việt Theo Chương Trình Mới, Bảng âm Vần Mới