Cách Giảm Ho, Bổ Phế Cho Trẻ Sau Khi Mắc Covid-19 - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Ho khan, ho có đờm kéo dài là tình trạng mà nhiều người gặp phải sau khi nhiễm Covid-19, nhất là trẻ em. Nhiều trẻ thường ho về đêm, dẫn đến nôn trớ và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi con gặp tình trạng này, phụ huynh có thể áp dụng một số cách giảm ho, bổ phế để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Vì sao trẻ bị ho dai dẳng hậu Covid-19?
Chị Bảo Châu (31 tuổi, Hải Dương) cho biết: "Bé nhà mình hiện 17 tháng tuổi. Bé đã khỏi Covid-19 được nửa tháng nhưng đến nay vẫn bị ho dai dẳng. Ban ngày, bé thỉnh thoảng ho húng hắng nhưng về đêm thì ho đờm nhiều, trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ. Điều này làm mình rất lo lắng".
Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm tống xuất đờm nhớt và các dị vật ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, đồng thời bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây kích ứng và viêm. Theo các chuyên gia y tế, tác nhân gây ho hậu Covid-19 có thể là chất tiết (xác virus) mà cơ thể cần đào thải sau khi khỏi bệnh. Tình trạng này dễ gặp phải ở những người có cơ địa dị ứng, bị hen suyễn, mắc bệnh lý trào ngược, sống trong môi trường nhiều khói bụi...
Tình trạng ho ở trẻ em hậu Covid-19 thường giống với những trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp khác, có khả năng kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Trẻ có thể bị ho húng hắng, ngứa họng hoặc ho nhiều, ho kéo dài. Nhiều trẻ bị ho khi nói chuyện, cười, thở bằng miệng, ăn no, thay đổi tư thế, hít phải không khí lạnh hoặc mùi lạ. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Vì vậy, phụ huynh nên có các biện pháp nhằm giảm triệu chứng ho dai dẳng, tăng cường bổ phế và phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Cách giảm ho, bổ phế cho trẻ
Uống nhiều nước
Một trong những cách đơn giản để làm dịu tình trạng ho là cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống đủ nước, nhất là nước ấm, giúp giảm khô cổ họng, làm ấm cổ họng và làm loãng đờm, từ đó giảm ho.
Bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân kích thích có thể gây ho nhiều hơn như khói bụi, thuốc lá, chất tẩy rửa hoặc chất tạo mùi mạnh.
Tập hít thở chủ động
Tập hít thở chủ động là biện pháp được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến cáo để giảm các cơn ho kéo dài. Nếu trẻ lớn, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập thở bằng bụng để giảm ho. Theo đó, trẻ sẽ hít vào bằng mũi, đẩy hơi xuống để làm đầy bụng, thở ra bằng mũi và lặp lại các thao tác này đến khi hết ho.
Sử dụng siro ho cảm thảo dược hỗ trợ giảm ho đờm, bổ phế
Theo các chuyên gia y tế, bố mẹ không nên lạm dụng thuốc ho mà chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết, đồng thời tránh dùng thuốc ho người lớn cho trẻ em. Trường hợp trẻ bị ho kéo dài, bố mẹ có thể sử dụng siro ho cảm thảo dược để bổ phế, hỗ trợ giảm ho cho trẻ.
Chị Bích Ngân (25 tuổi, TP HCM) cho biết: "Bé nhà mình sau 2 tuần khỏi Covid-19 vẫn có triệu chứng ho đờm dai dẳng. Mình cho con đi khám thì chỉ bị viêm mũi họng. Ngoài tuân thủ chỉ định của bác sĩ, mình cũng cho con uống siro ho cảm thảo dược để giảm triệu chứng ho đờm".
Các bậc phụ huynh có thể lựa chọn siro ho cảm thảo dược với các thành phần như quất, mật ong, mạch môn... để giảm ho cho trẻ. Sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS.TS Đỗ Tất Lợi viết về công dụng của các thành phần này như sau:
Quất: vị ngọt chua, tính ấm, tác dụng trị ho đờm, bổ phế, thông phổi...
Mật ong: tính bình ôn ấm, là "kháng sinh tự nhiên", chứa chất dinh dưỡng, enzym tiêu hóa, axit amin... giúp giảm ho, làm lành niêm mạc họng, bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch.
Mạch môn: vị mát, tính bình, nhuận phế, dưỡng âm sinh tân dịch rất tốt, giúp bồi bổ cơ thể, ức chế phế cầu, long đờm và hạn chế ho dai dẳng.
Dược sĩ Lã Xuân Hạnh, Đại diện Công ty Cổ phần Nam Dược cho biết, các vị thuốc trên khi kết hợp với nhau tạo nên bài thuốc giảm ho, cảm, tiêu đờm, bổ phổi. Khi trẻ bị ho, đờm, sổ mũi..., phụ huynh có thể cho con uống sản phẩm siro ho cảm có nguồn gốc thảo dược, bổ sung thêm thành phần hoạt chất bổ phế, hỗ trợ nâng cao sức khỏe và cải thiện các triệu chứng như ho đờm, đau họng, sổ mũi.
Phương Quỳnh (Ảnh: Công ty Cổ phần Nam Dược)
Siro ho cảm Ích Nhi kế thừa bài thuốc dân gian, chứa dịch chiết từ các thành phần như quất, húng chanh, mật ong, mạch môn... hỗ trợ giảm triệu chứng ho, đờm. Ích Nhi còn phát triển sản phẩm siro ho cảm Ích Nhi 3+ và viên ngậm Ích Nhi dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.
Giấy phép quảng cáo các sản phẩm số 429/2021/XNQC-ATTP do Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 18/2/2021. Các sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng. Độc giả tìm hiểu thêm về sản phẩm tại: ichnhi.vn.
Từ khóa » Thuốc Bổ Phổi Hậu Covid Cho Bé
-
9 Thực Phẩm Tốt Cho Phổi Của Trẻ Hậu COVID-19
-
Hậu COVID-19 ở Trẻ Em: Cần Chú ý Gì Về Chế độ Dinh Dưỡng?
-
Hậu COVID-19 ảnh Hưởng Chức Năng Hô Hấp Của Trẻ, Cách Nào để ...
-
Cẩn Thận Với “thuốc” Bổ Phổi Hậu Covid-19 - Báo Nhân Dân
-
Đua Nhau Mua Thuốc Bổ Phòng Hậu Covid, Bác Sĩ Khuyến Cáo Nguy ...
-
'Thuốc' Giúp Bổ Phổi Hậu COVID-19 Chính Là Liệu Pháp Tập Thở
-
Thực Phẩm Tốt Cho Phổi Hậu COVID | Vinmec
-
Loạn Thuốc "bổ Phổi" Hậu COVID-19
-
Không Có Thuốc Nào Là Bổ Phổi Hậu Covid-19
-
Chuyên Gia Chia Sẻ Cách Xử Trí Khi Trẻ Bị Ho Hậu Covid-19 | Medlatec
-
Hội Chứng Hậu Covid-19 ở Trẻ Em Phải Làm Sao? Nguyên Nhân Là Gì?
-
Những Loại Thuốc điều Trị Hậu Covid Nào được Sử Dụng Hiện Nay?
-
Tẩm Bổ Cho Trẻ F0, Trẻ Vừa Khỏi COVID-19 Sao Cho đúng?
-
4 Nhóm Thực Phẩm Bổ Phổi Hậu COVID-19 - YouTube