Cách Tính Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng ô Tô Mới Nhất 2020 - Kiến Vàng

Rate this post

Vận chuyển hàng hóa bằng ô tô là hình thức vận chuyển phổ biến thời điểm hiện nay. Vì vậy, cách tính cước vận tải hàng hóa bằng ô tô luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy cách tính cước vận tải ô tô như thế nào? cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách nhé!

  • Gửi xe bằng tàu hỏa
  • Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
  • Cách đóng gói đồ đạc chuyển nhà
  • Cách định giá đồ cũ thanh lý

Quy định về tính cước vận tải hàng hóa:

Hiện nay, giá cước vận chuyển hàng hóa được chính phủ quy định rõ ràng. Bất cứ công ty vận tải hoặc nhà xe nào cũng phải tuân theo.

Cách tính cước vận tải hàng hóa
Cách tính cước vận tải hàng hóa

Theo đó, quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam, được dựa trên 2 yếu tố chính là: Khối lượng hàng hóa và phương thức vận chuyển hàng hóa. Đơn vị tính cước là T.Km

Trong đó:

  • Khối lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng vận chuyển bao bì tính theo tấn (T)
  • Khoảng cách tính cước vận chuyển là khoảng cách thực tế có hàng. Thông thường, khoảng cách tối thiểu là 1km.(Đơn vị tính: km).

Cách tính cước vận tải hàng hóa bằng ô tô mới nhất 2024

Theo BAN VẬT GIÁ CHÍNH PHỦ Số: 89/2000/QĐ-BVGCP Cụ thể như sau:

Phụ lục 1:

BIỂU CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ÔTÔ

(Ban hành kèm theo QĐ số: 89/2000/QĐ-VGCP

ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Ban Vật giá Chính phủ)

I. Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô

1. Đơn giá cước cơbản đối với hàng bậc 1:

Hàng bậc 1 bao gồm: đất,cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.

Đơnvị: Đồng/Tấn.Km

Loại đường

Cự ly

Đường

loại 1

Đường

loại 2

Đường

loại 3

Đường

loại 4

Đường

loại 5

A12345
15.6006.6649.79614.20420.596
23.1003.6895.4237.86311.402
32.2302.6543.9015.6568.202
41.8252.1723.1924.6296.712
51.6001.9042.7994.0585.885
61.4461.7212.5293.6685.318
71.3331.5862.3323.3814.903
81.2451.4822.1783.1584.579
91.1731.3962.0522.9754.314
101.1141.3261.9492.8264.097
111.0631.2651.8602.6963.910
121.0161.2091.7772.5773.737
139681.1521.6932.4553.560
149241.1001.6162.3443.398
158831.0511.5452.2403.248
168461.0071.4802.1463.112
178209761.4342.0803.016
187999511.3982.0272.939
197769231.3571.9682.854
207508931.3121.9022.758
217208571.2591.8262.648
226928231.2111.7552.545
236677941.1671.6922.453
246457681.1281.6362.372
256247431.0921.5832.295
266047191.0571.5322.221
275846951.0221.4812.148
285646719871.4312.074
295456499531.3822.004
305286289241.3391.942
31-355126098961.2991.883
36-404985938711.2631.832
41-454875808521.2351.791
46-504775688341.2101.754
51-554685578191.1871.721
56-604605478051.1671.692
61-704535397921.1491.666
71-804475327821.1341.644
81-904425267731.1211.626
91-1004385217661.1111.611
Tu 101 Km trở lên4355187611.1031.600

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,10 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại ( trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song…), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước)…).

3. Đơn cước cơ bản đối với hàng bậc 3: được tính bằng 1,30 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thuỷ tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

II. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TĂNG (CỘNG THÊM), GIẢM CƯỚC SO VỚI MỨC CƯỚC CƠ BẢN DO ĐỊA PHƯƠNG QUI ĐỊNH:

1. Cước vận chuyển hàng hoá trên một số tuyến đường khó khăn vùng cao của tỉnh miền núi, phải sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

2. Cước vận chuyển hàng hoá bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

3. Cước vận chuyển hàng hoá kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

4. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

4.1. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

4.2. Hàng hoá vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

4.3. Ngoài giá cước quy định tại điểm 4.1 và 4.2 nói trên, mỗi lần sử dụng:

a/ Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 2.500 đ/Tấn hàng;

b/ Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 3.000 đ/T hàng.

5. Đối với hàng hoá chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

6. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cước vận chuyển tính như sau:

a/ Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

b/ Nếu hàng hoá vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

c/ Nếu hàng hoá vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hoá thực chở.

7. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

8. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: áp dụng Biểu cước do Bộ Giao thông Vận tải quy định.

HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG Ô TÔ

(Ban hành kèm theo QĐ số: 89/2000/QĐ-VGCP ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Ban Vật giá Chính phủ)

1. Phạm vi áp dụng:

Những qui định về cước vận tải hàng hoá bằng ô tô tại Quyết định này được áp dụng trong các trường hợp sau:

1. Xác định cước vận chuyển thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hoá thì áp dụng theo mức cước trúng thầu.

2. Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng đối với từng địa phương cụ thể để làm căn cứ dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm cho các tỉnh thực hiện chính sách miền núi theo Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/03/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc;

3. Là căn cứ để các đơn vị tham khảo trong quá trình thương thảo hợp đồng cước vận chuyển hàng hoá ngoài các trường hợp nêu trên.

Những quy định chung:

2.1. Trọng lượng hàng hoá tính cước: Là trọng lượng hàng hoá thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là Tấn (T).

2.2. Một số quy định về hàng hoá vận chuyển bằng ôtô như sau:

a/ Quy định về hàng thiếu tải: Trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hoá cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hoá đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

b/ Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:

– Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:

  • Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài qui định của thùng xe.
  • Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5 m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng qui định của thùng xe.
  • Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.

– Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

– Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.

2.3. Khoảng cách tính cước:

– Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.

– Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hoá thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển, hoặc chứng từ hợp lệ khác.

  • Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilômet (viết tắt là Km).
  • Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1Km.
  • Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5 Km không tính, từ 0,5 Km đến dưới 1 Km được tính là 1 Km.

2.4. Loại đường tính cước:

a. Loại đường tính cước được chia làm 5 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông vận tải; Đường do địa phương quản lý thì UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW căn cứ vào tiêu chuẩn quy định phân cấp loại đường của Bộ GTVT để công bố loại đường áp dụng trong phạm vi địa phương.

b. Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ GTVT để thoả thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

c. Vận chuyển hàng hoá trên đường nội Thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao, được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng.

d. Đơn giá cước cơ bản vận chuyển hàng hoá trên đường xấu hơn đường loại 5 do Uỷ Ban nhân dân Tỉnh, Thành phố quy định trên cơ sở điều kiện khai thác và chi phí vận chuyển thực tế tại địa phương.

3. Các quy định về cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô:

3.1. Đơn giá cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô trong Quyết định này được qui định cho hàng bậc 1, vận chuyển trên 5 loại đường ở 41 cự ly.

Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2, bậc 3, bậc 4 được tính theo hệ số đối với đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

Đơn vị tính cước là Đồng/ Tấn Kilômet (đ/TKm).

Phương pháp tính cước cơ bản theo các cự ly:

a/ Vận chuyển hàng hoá trên cùng một loại đường: Vận chuyển hàng hoá ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước.

Ví dụ 1: Vận chuyển 10 Tấn hàng bậc 1, cự ly 30 Km, trên đường loại 1. Tính cước cơ bản như sau:

Áp dụng đơn giá cước ở cự ly 30 Km, hàng bậc 1, đường loại 1 là 528 đ/T.Km. Cước được thu là:

528 đ/T.Km x 30 Km x 10 T = 158.400 đ.

b/ Vận chuyển hàng hoá trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá cước của khoảng cách toàn chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng đoạn đường rồi cộng lại.

Phương pháp tính cước cơ bản theo các cự ly
Phương pháp tính cước cơ bản theo các cự ly

Ví dụ 2: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển 140 Km; trong đó gồm 70 Km đường loại 1, 30 Km đường loại 2, 40 Km đường loại 3, và 5 Km đương loại 5. Tính cước cơ bản như sau:

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100Km của đường loại 1, hàng bậc 1, để tính cước cho 70Km đường loại 1:

435 đ/TKm x 70Km x 10 T = 304.500 đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100Km của đường loại 2, hàng bậc 1 để tính cước cho 30Km đường loại 2:

518 đ/TKm x 30Km x 10 T = 155.400 đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100Km của đường loại 3, hàng bậc 1 để tính cước cho 40Km đường loại 3:

761đ/TKm x 40Km x 10 T = 304.400 đ

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100Km của đường loại 5 hàng bậc 1 để tính cước cho 5Km đường loại 5:

1600đ/TKm x 5Km x10 T = 80.000 đ

Cước toàn chặng đường là:

304.500 đ + 155.400 đ +304.400 đ +80.000 đ = 844.300 đ

4. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hoá quy định tại Phụ lục 1:

4.1.Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3 Km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3 Km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp bên chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện).

Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện = [(Tổng số Km xe chạy – 3Km xe chạy đầu x 2) – (số Km xe chạy có hàng x 2)] x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly trên 100Km x Trọng tải đăng ký phương tiện.

TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG Ô TÔ
TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG Ô TÔ

4.2 Chi phí phương tiện chờ đợi:

– Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiêú so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng).

– Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 15.000 đ/tấn-xe-giờ và 6.000 đ/tấn-moóc-giờ.

– Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút không tính; Từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; Trên 30 phút tính là 1giờ.

4.3 Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hoá:

Những hàng hoá (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời …) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu dụng cụ.

Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thoả thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hoá.

4.4. Phí đường, cầu, phà:

Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng phải thanh toán tiền phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.

4.5. Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hoá phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hoá là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn… thì chủ hàng phải trả tiền làm vệ sinh cho bên chủ phương tiện theo giá thoả thuận giữa hai bên.

5. Một số ví dụ tính cước vận chuyển hàng hoá bằng ôtô:

Ví dụ 1: Vận chuyển 12 tấn muối iốt trên quãng đường miền núi có cự ly 30km đường loại 5, sử dụng phương tiện có trọng tải nhỏ (3Tấn), cước vận chuyển tính như sau:

Mức cước cơ bản:

1942 đ/Tkm x 1,4 (HB4) x 30 km x 12T = 978.768 đ

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước :

– Sử dụng phương tiện có trọng tải từ 3T trở xuống (áp dụng khoản 2/II Phụ lục 1): 978.768 đ/T x 30% = 293.630 đ

3. Tổng số tiền cước vận chuyển là:

978.768 đ + 293.630đ = 1.272.398 đ.

Ví dụ 2: Vận chuyển 25 tấn xăng bằng xe Stec (có sử dụng thiết bị hút xả), cự ly 42 km đường loại 2, cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

580 đ/TKm x 1,3 (HB3) x 42Km x 25T = 791.700 đ

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước :

– Sử dụng xe Stéc (áp dụng điểm 4.2 khoản 4/II Phụ lục 1):

791.700 đ x 20% = 158.340 đ

– Sử dụng thiết bị hút xả (áp dụng điểm b/4.3 khoản 4/II Phụ lục 1):

2.500đ x 25 tấn = 62.500 đ

3. Tổng số tiền cước vận chuyển là:

791.700 đ + 158.340 đ + 62.500 đ = 1.012.540 đ

Ví dụ 3: Vận chuyển 22 tấn phân hoá học trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó 5Km đường loại 3, 30Km đường loại 4 và 50Km đường loại 5), xe có trọng tải 5 tấn nhưng chỉ chở được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80%), sử dụng phương tiện 3 cầu chạy bằng xăng, cước vận chuyển tính như sau:

1. Mức cước cơ bản:

(773đ/T.Km x 5+1.121đ/T.Km x 30+1.626đ/T.Km x 50) x 1,3(HB3)

= 154.433,50 đ/Tấn

2. Các quy định được cộng thêm tiền cước:

Sử dụng phương tiện 3 cầu chạy xăng (áp dụng khoản 1/II phu lục1):

Tiền cước 1 tấn do phương tiện chạy xăng:

154.433,50đ/Tấn x 30% = 46.330,05 đ/Tấn

3. Tiền cước một tấn hàng là:

154.433,50đ/Tấn + 46.330,05đ/Tấn = 200.763,55 đ/Tấn

4. Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện, áp dụng quy định tại điểm b khoản 6/II Phụ lục1 tiền cước 1 tấn là:

(200.763,55đ/T x 5T x 90%) : 4 T (thực chở) = 225.858,99 đ/Tấn

5. Tổng tiền cước là:

225.858,99đ/Tấn x 22Tấn = 4.968.897,78 đ/Tấn

Ví dụ 4: Xe ôtô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe (điểm A) đến địa điểm B cự ly dài 50 km, để vận chuyển hàng từ điểm B đi đến điểm C có cự ly dài 100km, sau khi xong việc xe trở về điểm đỗ A, tiền huy động phí được tính như sau:

Tổng số Km xe chạy là từ A đến C là: 150 Km x 2 = 300 Km

Số Km phải trừ theo qui định là: 3 Km x2 = 6 Km

Số Km xe chạy có hàng là từ B đến C là: 100 Km x 2 = 200 Km

Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1, cự ly trên 100 Km là 435đ/Km

Tiền huy động phí là:

(300 Km – 6 Km – 200 Km) x 435 đ/Tkm = 204.450đ

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên

Email

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Từ khóa » Cước Vận Tải Hàng Hóa Bằng ô Tô