Cách Trị Chân Răng Bị đen Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả Tức Thời

Sử dụng baking soda, muối, than hoạt tính là những cách trị chân răng bị đen tại nhà an toàn và hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Paris sẽ hướng dẫn quý vị cách thực hiện chi tiết và một số lưu ý giúp ngăn ngừa đen chân răng tái phát.

  • 1. Chân răng bị đen là gì?
  • 2. Nguyên nhân chân răng bị đen
  • 3. Biểu hiện chân răng bị đen
  • 4. Cách trị chân răng bị đen tại nhà dễ thực hiện
    • 4.1. Cách chữa chân răng bị đen tại nhà bằng dầu dừa
    • 4.2. Chanh và muối
    • 4.3. Sử dụng baking soda
    • 4.4. Giấm táo
    • 4.5. Cách trị chân răng bị đen tại nhà bằng than hoạt tính
    • 4.6. Bổ sung fluor
    • 4.7. Kem tẩy trắng răng tại nhà
    • 4.8. Dùng nước muối sinh lý
    • 4.9. Sử dụng bàn chải đánh răng điện
    • 4.10. Kết hợp chỉ nha khoa
    • 4.11. Máy tăm nước
  • 5. Cách phòng ngừa chân răng bị đen
  • 6. Cách khắc phục chân răng bị đen triệt để tại nha khoa
    • 6.1. Lấy cao răng
    • 6.2. Tẩy trắng răng
    • 6.1. Điều trị sâu răng
    • 6.3. Thay mão sứ mới
  • 7. Câu hỏi thắc mắc về tình trạng chân răng đen
    • 7.1. Cách trị chân răng đen tại nhà cho người dùng thuốc lá lâu năm là gì?
    • 7.2. Người bị viêm nướu mãn tính trị chân răng đen tại nhà cần lưu ý gì?
    • 7.3. Người thường xuyên uống cà phê và trà trị chân răng bị đen như thế nào?
    • 7.4. Có nên kết hợp cùng lúc nhiều cách trị chân răng bị đen tại nhà cùng lúc không?

1. Chân răng bị đen là gì?

Chân răng bị đen là tình trạng trên bề mặt răng, xung quanh cổ chân răng xuất hiện các vết đen xỉn màu có kích thước khác nhau khiến răng không còn trắng sáng. Chân răng bị đen do nhiều nguyên nhân, gây mất thẩm mỹ răng hàm và ảnh hưởng xấu đến răng miệng nếu không được khắc phục sớm (1).

Khái niệm chân răng bị đen

Khái niệm chân răng bị đen

2. Nguyên nhân chân răng bị đen

Chân răng bị đen do các nguyên nhân sau:

  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Chải răng sai cách hoặc không chải răng làm tích tụ mảng bám và vi khuẩn. Mảng bám tích tụ lâu ngày vôi hóa thành cao răng, tạo nên màu đen quanh chân răng.
  • Sử dụng sản phẩm gây đen răng thường xuyên: Hút thuốc lá, uống nhiều trà và cà phê khiến gây ố và làm đen răng.
  • Nhiễm Fluor: Sử dụng nước máy hoặc kem đánh răng chứa quá nhiều fluor trong thời gian dài khiến răng chuyển màu đen và tổn thương cấu trúc men răng.
  • Sử dụng thuốc: Uống kháng sinh, thuốc dạng lỏng trong thời gian dài gây đổi màu răng. Bệnh nhân ung thư phải hóa trị cũng có thể gây ra tình trạng răng đậm màu.
  • Do cơ địa: Một số người dễ bị sẫm màu răng và chân răng bẩm sinh.
  • Bọc răng sứ: Một số dòng răng sứ kim loại sau 2 – 3 năm sử dụng sẽ bị oxy hóa, làm cho chúng bị hở ra ngoài viền nướu và gây ra đen chân răng. Ngoài ra, quá trình bọc răng sứ sai kỹ thuật khiến cho mão sứ bị cong, cộm, hở,… khiến thức ăn bị mắc lại cũng gây nên tình trạng chân răng đen.
  • Bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm lợi, răng chết tủy, viêm tủy nặng,…

3. Biểu hiện chân răng bị đen

Triệu chứng điển hình nhất khi chân răng bị đen là tình trạng bề mặt chân răng có mảng bám màu đen hoặc nâu đen, đặc biệt là ở kẽ răng và những khu vực khó làm sạch, dễ nhận thấy khi cười hoặc nhìn vào gương. Chân răng bị đen thường đi kèm với tình trạng ê buốt, hôi miệng, viêm nướu,… Răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh hoặc thức ăn ngọt, đặc biệt khi phần chân răng bị tụt và lộ ra ngoài.

4. Cách trị chân răng bị đen tại nhà dễ thực hiện

Dùng dầu dừa, baking soda, chanh, muối, than hoạt tính,… là những cách chữa trị chân răng bị đen tại nhà dễ thực hiện và hiệu quả cao (2).

4.1. Cách chữa chân răng bị đen tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khiến chân răng bị đen. Dùng dầu dừa súc miệng có thể loại bỏ các mảng bám, làm sạch răng và giảm tình trạng chân răng đen.

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khiến chân răng bị đen

Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khiến chân răng bị đen

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Thấm ướt dầu dừa vào bàn chải đánh răng hoặc bông gòn rồi chà lên bề mặt răng bị đen trong 3 đến 4 phút, sau đó súc lại miệng với nước sạch.
  • Cách 2: Trước khi đánh răng, dùng 1 – 2 thìa canh dầu dừa súc miệng trong khoảng 15 – 20 phút sau đó súc lại miệng lại bằng nước ấm.

Tần suất: 2 lần/ngày trong 2 tuần đầu, sau đó duy trì 2 ngày/lần trong 1 tháng.

4.2. Chanh và muối

Chanh và muối đều có khả năng làm sạch tự nhiên, giúp loại bỏ các vết bẩn và mảng bám. Giúp giảm tình trạng đen chân răng do tích tụ mảng bám hoặc vi khuẩn.

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 quả chanh rồi nạo lấy phần vỏ, thêm vào ⅓ thìa cafe muối tinh và xay nhuyễn hỗn hợp muối và vỏ chanh. Trộn 2 thìa cafe nước cốt chanh vào hỗn hợp vừa xay. Lấy một lượng hỗn hợp bằng ½ bàn chải đánh răng trong 2 phút. Sau đó súc lại miệng bằng nước sạch.

Tần suất: 2 – 3 lần/tuần trong 4 – 6 tuần.

4.3. Sử dụng baking soda

Với tính trung hòa axit và khả năng tẩy mạnh, baking soda có tác dụng làm trắng răng và cải thiện tình trạng răng xỉn màu, ố vàng hoặc chân răng bị đen.

Cách thực hiện: Trộn 1 thìa cafe baking soda với ½ thìa cafe nước sạch. Lấy một lượng bằng ⅓ bàn chải đánh răng đánh trong 2 – 3 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch. Bạn cũng có thể thêm trực tiếp baking soda vào kem đánh răng để trị chân răng bị đen.

Tần suất: 2 lần/tuần trong 4 – 6 tuần.

4.4. Giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic có khả năng phá vỡ mảng bám và các hợp chất gây đen chân răng. Nhờ khả năng tẩy nhẹ nhàng, giấm táo cũng có tác dụng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây đen chân răng và làm răng trắng sáng hơn.

Cách thực hiện: Pha loãng 1 thìa canh giấm táo với 200ml nước ấm và súc miệng thật kỹ trong khoảng 1 – 2 phút. Súc miệng lại bằng nước sạch và đánh răng như bình thường. Ngoài ra, bạn có thể trộn 1 thìa cà phê baking soda với 2 – 3 giọt giấm táo. Dùng hỗn hợp này đánh răng trong 2 – 3 phút, súc miệng lại bằng nước sạch.

Tần suất: 1 – 2 lần/tuần trong 4 – 6 tuần.

4.5. Cách trị chân răng bị đen tại nhà bằng than hoạt tính

Than hoạt tính có bề mặt xốp với nhiều lỗ nhỏ li ti cho phép hấp thụ mảng bám, tạp chất và vi khuẩn gây đen chân răng. Phân tử cacbon trong than hoạt tính có thể loại bỏ những vết đen xỉn màu ở chân răng hiệu quả vượt trội.

Phân tử cacbon trong than hoạt tính có thể loại bỏ những vết đen xỉn màu ở chân răng

Phân tử cacbon trong than hoạt tính có thể loại bỏ những vết đen xỉn màu ở chân răng

Cách thực hiện: Lấy khoảng ⅓ thìa cà phê than hoạt tính thấm đều vào bàn chải đánh răng và đánh nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút.  Tập trung đánh kỹ vào các vùng chân răng bị đen và xỉn màu. Súc miệng lại bằng nước sạch. Nếu miệng và kẽ răng vẫn còn dính than hoạt tính, có thể đánh răng lại bằng kem đánh răng thông thường.

Tần suất: 1 – 2 lần/tuần trong 4 – 6 tuần.

4.6. Bổ sung fluor

Fluor giúp bảo vệ và củng cố men răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và sự hình thành mảng bám gây đen chân răng. Bổ sung kem đánh răng và nước súc miệng chứa fluor là cách chữa chân răng bị đen tại nhà mang lại hiệu quả cao.

  • Cách 1: Dùng kem đánh răng fluor (fluoride) đánh răng 2 lần hàng ngày như bình thường. Fluor trong kem đánh răng sẽ trực tiếp củng cố men răng, loại bỏ vi khuẩn gây mảng bám và sâu răng.
  • Cách 2: Dùng 20ml nước súc miệng chứa Fluor súc miệng trong 30 giây đến 1  phút. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày sau khi đánh răng.

Một số loại nước súc miệng chứa fluor uy tín gồm: Nước súc miệng Sao Thái Dương, Listerine, Kin Gingival,… Không lạm dụng tránh gây đốm trắng hoặc vết ố trên răng.

4.7. Kem tẩy trắng răng tại nhà

Kem tẩy trắng răng chứa các chất làm trắng như hydrogen peroxide hoặc carbamide peroxide, giúp loại bỏ vết ố, vết đen xỉn màu bám ở chân răng và làm sáng men răng. Một số loại kem tẩy trắng răng phổ biến được nhiều người lựa chọn gồm: Colgate Optic White, Kem đánh răng than hoạt tính, Kem đánh răng Closeup White Attraction Natural Glow,…

Cách thực hiện: Lấy một lượng kem tẩy trắng bằng ½ bàn chải đánh răng đánh trong khoảng 2 – 3 phút. Tập trung vào những vùng chân răng bị đen và mảng bám. Kết hợp súc miệng bằng nước súc miệng chứa Fluor 1-2 lần mỗi ngày sau khi đánh răng để tăng cường hiệu quả làm trắng.

Tần suất: 1 – 2 lần/ngày trong 2 – 4 tuần.

4.8. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám khiến chân răng bị đen.

Cách thực hiện: Súc đều 15 – 20 ml nước muối sinh lý nồng độ 0.9% trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Tập trung vào khu vực chân răng bị đen, súc nhẹ nhàng để nước muối tiếp xúc đủ với nướu và chân răng.

Tần suất: 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

4.9. Sử dụng bàn chải đánh răng điện

Bàn chải đánh răng điện có chức năng làm sạch sâu mảng bám lâu ngày tại chân răng và kẽ răng khiến chân răng bị xỉn màu, tăng hiệu quả trị chân răng bị đen do thực phẩm và thuốc lá.

Bàn chải đánh răng điện làm sạch sâu mảng bám lâu ngày tại chân răng

Bàn chải đánh răng điện làm sạch sâu mảng bám lâu ngày tại chân răng

Cách thực hiện: Lấy một lượng kem đánh răng chứa fluoride bằng ½ bàn chải đánh răng điện. Đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với nướu và di chuyển từ từ quanh các chân răng trong 2 – 3 phút, mỗi ngày 2 lần. Tập trung vào khu vực bị đen, không nên ấn quá mạnh để tránh gây tổn thương.

4.10. Kết hợp chỉ nha khoa

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách có thể giúp loại bỏ mảng bám ở các kẽ răng và chân răng, từ đó cải thiện tình trạng đen chân răng.

Cách thực hiện: 

  • Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 45 cm, quấn hai đầu quanh ngón tay giữa của mỗi bàn tay.
  • Giữ chỉ nha khoa bằng ngón cái và ngón trỏ, sau đó nhẹ nhàng luồn chỉ vào kẽ răng. Đưa chỉ nhẹ nhàng qua đường viền nướu và lượn theo hình chữ “C” xung quanh chân răng.
  • Di chuyển chỉ lên xuống từ từ để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
  • Kết hợp với đánh răng 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride để làm sạch toàn diện và giữ cho răng miệng khỏe mạnh.

Tần suất: Hằng ngày sau khi ăn.

4.11. Máy tăm nước

Máy tăm nước được thiết kế để loại bỏ mảng bám, cao răng và các vết ố trên răng, giúp cải thiện tình trạng chân răng bị đen tại nhà hiệu quả.

Loại máy phổ biến: Waterpik Aquarius WP-660 (2.500.000 – 3.000.000 VND); Panasonic EW 1511 (2.000.000 – 2.500.000 VND); MIPOW Dental Irrigator (1.200.000 – 1.500.000 VND); Irie Nano Portable Water Flosser (1.000.000 – 1.200.000 VND).

Cách thực hiện: 

  • Đặt đầu phun của máy ở góc 90 độ với đường viền nướu.
  • Di chuyển đầu phun dọc theo chân răng, tập trung vào những vùng bị đen. Đảm bảo làm sạch tất cả các kẽ răng và chân răng bằng cách di chuyển đều đặn toàn bộ hàm răng.

Tần suất: Ít nhất 1 lần/ngày, kết hợp với chỉ nha khoa và kem đánh răng chứa Fluoride.

5. Cách phòng ngừa chân răng bị đen

Để phòng ngừa chân răng bị đen, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và duy trì thói quen lành mạnh là rất quan trọng (3).

Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị đen hiệu quả

Cách phòng ngừa tình trạng chân răng bị đen hiệu quả

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Đánh răng hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn. Sử dụng bàn chải mềm chải theo chiều xoay tròn để làm sạch mảng bám quanh chân răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để làm sạch các kẽ răng, ngăn ngừa mảng bám tích tụ ở chân răng gây đổi màu chân răng.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, đồng thời ngăn ngừa viêm nướu và nhiễm trùng.
  • Giảm thiểu tiêu thụ cà phê, trà, rượu vang đỏ và đồ uống có màu đậm khác. Nếu bạn uống, hãy súc miệng ngay sau đó để loại bỏ sắc tố bám trên răng.
  • Tránh thuốc lá và sử dụng các sản phẩm từ thuốc lá.
  • Khám răng ít nhất 6 tháng một lần để làm sạch cao răng chuyên sâu và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp bảo vệ men răng khỏi mảng bám và sâu răng, từ đó ngăn ngừa việc răng bị đổi màu.

6. Cách khắc phục chân răng bị đen triệt để tại nha khoa

Nếu áp dụng cách trị chân răng bị đen tại nhà trong 2 tuần đến 1 tháng không mang lại hiệu quả, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để khắc phục tận gốc tình trạng này. Tùy thuộc nguyên nhân gây chân răng bị đen, bác sĩ nha khoa sẽ đề xuất cách chữa triệt để (4).

6.1. Lấy cao răng

Nếu đen chân răng do mảng bám thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng. Sau khi kiểm tra sức khỏe răng miệng, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ sạch sẽ mảng bám, lấy cao răng với công nghệ hiện đại rất nhanh chóng. Cả quá trình này diễn ra an toàn không đau đớn, không ảnh hưởng đến mô mềm.

Để không bị mảng bám tích tụ và vôi hóa tạo thành cao răng, bạn nên định kỳ khám và lấy cao răng 6 tháng/lần để ngăn ngừa tình trạng chân răng đen tái phát.

6.2. Tẩy trắng răng

Trường hợp chân răng đen ở kẽ do các yếu tố nội sinh như nhiễm màu thực phẩm có thể dùng phương pháp tẩy trắng răng. Quá trình tẩy trắng răng thường được thực hiện bằng công nghệ laser tại phòng khám hoặc dùng khay tẩy trắng và miếng dán tẩy trắng tại nhà.

Dùng cách tẩy trắng răng khi chân răng đen ở kẽ do các yếu tố nội sinh

Dùng cách tẩy trắng răng khi chân răng đen ở kẽ do các yếu tố nội sinh

Cơ chế tác động của tẩy trắng răng là sử dụng các chất oxy hóa thẩm thấu vào men răng và phá vỡ các phân tử gây màu, loại bỏ mảng bám và vết ố. Qua đó, răng trở nên trắng sáng và đều màu hơn.

6.1. Điều trị sâu răng

Với tình trạng đen do sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo mô răng bị viêm sau đó hàn trám lại chân răng. Việc này giúp cho vi khuẩn không thể tiếp tục tấn công, lan rộng ra toàn răng, giúp răng chắc khỏe.

Tình trạng sâu răng nặng gây viêm tủy răng thì cần điều trị tủy bằng máy máy khoan chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ sẽ trám bít lại răng và bọc răng sứ (nếu cần) để phục hình lại hình dáng răng như ban đầu. Qua đó đảm bảo khả năng ăn nhai mà không lo lắng đến việc răng bị sứt mẻ, vỡ,…

6.3. Thay mão sứ mới

Với tình trạng đen chân răng do bọc răng sứ kim loại thì cách khắc phục tốt nhất là thay mão sứ mới, nên lựa chọn loại răng sứ toàn sứ. Vật liệu này không bị oxi hóa nên sẽ không khiến chân răng đen lại như răng sứ kim loại. Ngoài ra, chúng còn cho độ thẩm mỹ, khả năng chịu lực ăn nhai và độ bền cao hơn rất nhiều.

7. Câu hỏi thắc mắc về tình trạng chân răng đen

Một số câu hỏi thường gặp về cách trị chân răng bị đen tại nhà gồm:

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề chân răng bị đen

Các câu hỏi thường gặp về vấn đề chân răng bị đen

7.1. Cách trị chân răng đen tại nhà cho người dùng thuốc lá lâu năm là gì?

Đánh răng thường xuyên bằng kem chứa baking soda hoặc than hoạt tính để loại bỏ mảng bám. Kết hợp sử dụng máy tăm nước và nước súc miệng khử mùi để hạn chế cao răng tích tụ.

7.2. Người bị viêm nướu mãn tính trị chân răng đen tại nhà cần lưu ý gì?

Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và máy tăm nước để làm sạch nhẹ nhàng, tránh tổn thương nướu. Chọn kem đánh răng kháng khuẩn và dung dịch súc miệng có chứa fluoride.

7.3. Người thường xuyên uống cà phê và trà trị chân răng bị đen như thế nào?

Nên đánh răng sau khi uống trà hoặc cà phê bằng kem làm trắng răng. Sử dụng bàn chải điện hoặc máy tăm nước để loại bỏ vết ố. Kết hợp súc miệng với nước muối hoặc dung dịch làm trắng để ngăn mảng bám.

7.4. Có nên kết hợp cùng lúc nhiều cách trị chân răng bị đen tại nhà cùng lúc không?

Không nên. Kết hợp quá nhiều cách cùng lúc, đặc biệt là các chất có tính tẩy mạnh như baking soda, than hoạt tính, và giấm táo có thể làm mòn men răng và gây hại cho nướu. Nên chọn một phương pháp và sử dụng đúng liều lượng, thời gian để tránh gây tổn thương răng miệng.

Cách trị chân răng bị đen tại nhà mặc dù tiết kiệm và dễ thực hiện nhưng cần duy trì đều đặn liên tục trong thời gian dài, nếu không nguy cơ tái phát sẽ rất cao. Mặt khác, nếu nguyên nhân đen răng do bệnh lý viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng,… điều trị tại nhà không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Do đó, nếu thử nhiều cách trong 2 tuần đến 1 tháng vẫn không mang lại hiệu quả, bạn có thể đến Nha khoa Paris để được bác sĩ nha khoa xử lý triệt để nhất.

Từ khóa » đen Chân Răng Có Chữa được Không