Cảnh Báo Nên Biết: Sưng Ngón Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
Có thể bạn quan tâm
1. Bị sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì?
1.1. Viêm khớp ngón chân
Những người bị viêm khớp ngón chân thường có hiện tượng sưng nhức, đau đớn ở ngón chân. Cơn đau có chiều hướng tăng lên khi di chuyển hoặc có những tác động vật lý. Bệnh lý này cần được điều trị tích cực từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ khớp bị biến dạng.
1.2. Viêm khớp dạng thấp
Đây là một dạng rối loạn tự miễn có xu hướng tác động nhiều đến những khớp nhỏ. Tổn thương do viêm khớp dạng thấp tác động trực tiếp đến niêm mạc khớp và khiến cho ngón chân bị sưng, đau.
Viêm khớp dạng thấp có triệu chứng điển hình là sưng ngón chân
Khi băn khoăn sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì người bệnh có thể nghi ngờ về nguy cơ mắc bệnh này là vì đó là triệu chứng điển hình của bệnh. Không chỉ có triệu chứng tại khớp, bệnh còn gây ra một số tổn thương ở mắt, phổi, tim, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên,... Bệnh nếu không được can thiệp điều trị sớm có thể khiến xương bị xói mòn, khớp bị biến dạng.
1.3. Bệnh gout
Gout có đặc trưng là những đợt viêm khớp cấp dễ bị đi bị lại nhiều lần. Bệnh gây ảnh hưởng trước tiên đến các khớp ngón chân rồi đến các vị trí khớp khác như: mắt cá chân, bàn chân, đầu gối,... Thậm chí khi bệnh nặng, khớp cột sống và khớp tay cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Triệu chứng sưng nhức ngón chân ở bệnh gout đặc trưng hơn các bệnh khác rất nhiều:
- Sưng và đau nặng hơn khi ăn những thực phẩm chứa nhiều purin, khi uống bia rượu.
- Tổn thương ở ngón chân có thể làm thay đổi dáng đi.
- Cơn đau tăng lên khi xảy ra va chạm cơ học với ngón chân.
- Đỏ ngón chân, đau nhiều khi di chuyển và làm việc.
- Bệnh càng nặng thì cơn đau xuất hiện càng dày.
- Sốt, chán ăn, mệt, mất ngủ,...
1.4. Chứng Hallux Valgus
Đây là hội chứng biến dạng ngón chân có đặc trưng là tình trạng ngón chân cái vẹo hẳn vào bên trong. Bị sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì có thể liên tưởng đến bệnh này vì người bệnh có xu hướng tăng đau và sưng khi di chuyển nhiều, nhất là di chuyển trên giày cao gót.
1.5. Cứng khớp ngón chân
Sưng ngón chân cũng có thể là do khớp ngón chân bị cứng. Nó thường là kết quả của phản ứng viêm và gai xương ở mu bàn chân. Do khớp ngón chân bị cứng nên khả năng co duỗi của người bệnh bị hạn chế, xảy ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở đây. Thường thì cơn đau có xu hướng xuất hiện vào đêm hoặc sáng khi mới tỉnh giấc.
Người bị thoái hóa khớp thường có dấu hiệu sưng ngón chân
1.6. Thoái hóa khớp
Sưng ngón chân là triệu chứng phổ biến ở người bị thoái hóa khớp. Nó có thể là hậu quả của một chấn thương hoặc tuổi tác làm hao mòn phần sụn khớp. Sở dĩ nói sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì có thể do bệnh thoái hóa khớp là bởi người bệnh hay gặp triệu chứng này kết hợp với tình trạng cứng khớp và vận động gặp khó khăn.
Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp cũng có thể xuất hiện triệu chứng:
- Khi vận động thường xuyên nghe thấy tiếng lạo xạo ở khớp.
- Đau khớp ngón chân khi thay đổi tư thế hoặc vận động.
- Đau kèm với sưng viêm.
- Khớp bị biến dạng.
- Đau đối xứng ở hai bên và ở khớp ngón chân bị thoái hóa.
1.7. Xương ngón chân bị gãy
Vì một tác động nào đó mà xảy ra chấn thương ở ngón chân thì cũng có thể gây sưng ngón chân do xương của ngón đã bị gãy. Những trường hợp này cần được xử lý sớm để tránh tạo di chứng, khiến ngón chân chịu thương tật vĩnh viễn.
1.8. Bệnh tiểu đường
Sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì cũng có thể là do tác động của bệnh tiểu đường. Với những người bị tiểu đường mức độ nặng thì họ hay bị sưng đau ngón chân, ngón tay nên rất khó co duỗi.
2. Giải pháp xử lý khi bị sưng ngón chân
Từ chia sẻ về sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì trên đây có thể thấy rất nhiều bệnh lý gây ra hiện tượng này. Điều đáng nói là bản thân hầu hết chúng ta không có khả năng tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng ấy. Vì thế, tìm đến bác sĩ chuyên khoa luôn là việc nên làm.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp chẩn đoán sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ biết người bệnh cần làm những kiểm tra nào để có căn cứ chẩn đoán đúng bệnh, có cơ sở để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp chưa kịp đi khám bác sĩ chuyên khoa thì người bệnh cũng có thể thực hiện một số biện pháp xử lý tại nhà giúp giảm bớt sưng nhức như:
- Chườm lạnh ở vùng ngón chân bị sưng.
- Nhẹ nhàng massage vùng ngón sưng và đau nhức.
- Ngâm chân vào nước sắc thảo dược tại nhà như: lá lốt, ngải cứu, tía tô,...
Về lâu về dài thì không thể để kéo dài tình trạng ngón chân bị sưng được vì chỉ cần chủ quan, nếu nguyên nhân gây bệnh có thể gây biến chứng tàn tật suốt đời. Do đó, nếu tình trạng sưng đau gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động thì tốt nhất người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có những tư vấn đúng đắn.
Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại thuốc giúp giảm đau nhức ngón chân. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra hiện tượng này không ai giống ai cả. Vì thế, muốn sớm đẩy lùi hiện tượng mà bạn đang gặp phải, tốt nhất cần bác sĩ chuyên khoa thăm khám để có những kết luận chính xác.
Nếu những chia sẻ trên đây vẫn chưa giúp bạn giải tỏa được băn khoăn sưng ngón chân là dấu hiệu của bệnh gì thì hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để chia sẻ với chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về hiện tượng mà bạn đang gặp phải, đảm bảo bạn sẽ có được những tư vấn hoặc giải đáp chính xác, hiệu quả.
Từ khóa » Hình ảnh Mu Bàn Chân
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức
-
Đau Gót Chân, Ngón Chân, Gan Bàn Chân Và Mu Bàn Chân | Vinmec
-
Đau Xương Bàn Chân Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Đau Khớp Bàn Ngón Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Buốt Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau ... - JEX
-
Hình ảnh Bong Gân Bàn Chân Chi Tiết Nhất Và Cách điều Trị
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? Cách Nhận Biết, Điều Trị
-
Lưu ý: Biểu Hiện đau Xương Bàn Chân Cảnh Báo Những Bệnh Lý Tiềm ...
-
"Mu Bàn Chân" - 1,260 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock
-
Đứt Dây Chằng Cổ Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và điều Trị