Cảnh Giác 8 Nguyên Nhân Có Thể Gây Ho Dai Dẳng - Bệnh Hen

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh, không phải là bệnh. Ho là phản ứng có lợi của cơ thể để bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm, làm loại bỏ các chất nhầy làm nghẽn khí quản. Nếu ho đã kéo nhiều ngày thì người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán sớm.

Dưới đây là 8 gợi ý giúp dự đoán nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho kéo dài. URTI thường là do nhiễm virus, đôi khi do nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường kéo dài hơn một tuần. URTI do virus thường bắt đầu 2-3 ngày sau lần nhiễm đầu tiên, có thể kéo dài 6-7 ngày ở trẻ nhỏ và 3-14 ngày ở người lớn. Các triệu chứng khác của URTI gồm sốt, chảy nước mũi hoặc hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi.

Chảy dịch mũi sau

Khi cơ thể sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức, hiện tượng chảy dịch mũi sau có thể xảy ra. Chất nhờn chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể gây ho. Đây là một tác dụng phụ thường gặp của dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này sẽ có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Bạn có thể cảm thấy ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa và chảy nước, cũng như bị nổi chàm cùng với thời gian bị ho kéo dài.

ho dai dẳng

Hen phế quản (hen suyễn)

Bệnh hen phế quản là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây viêm đường thở và vì thế hạn chế luồng không khí vào trong phổi. Một số tác nhân có thể làm khởi phát cơn hen cấp tính có thể là phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định. Tình trạng ho kéo dài thường kèm theo thở khò khè và tức ngực, đôi lúc nặng hơn vào ban đêm hay sau khi tập thể dục.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là nguyên nhân phổ biến nhất của ho mạn tính. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ trở lại vào đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi bạn nằm xuống vào buổi tối. Ngoài ho kéo dài, bệnh nhân còn có thể gặp phải triệu chứng ợ nóng, ợ chua.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và thường gặp ở đối tượng trên 40 tuổi. Phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng co thắt phế quản không phục hồi, người bệnh chỉ cảm thấy dễ thở trở lại khi có sự can thiệp của thuốc và điều trị. Một trong những triệu chứng chính của phổi tắc nghẽn mạn tính là các cơn ho dài kèm nhiều đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Các triệu chứng khác gồm khó thở, thở khò khè và mệt mỏi.

Ho do thuốc

Nếu đang dùng thuốc cho bệnh cao huyết áp, bạn cũng có khả năng bị ho. Một nhóm thuốc, được gọi là chất ức chế ACE, hiệu quả cho điều trị huyết áp cao, nhưng lại có tác dụng phụ là gây ho khan cho khoảng 20% bệnh nhân.

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng thông thường, các triệu chứng gồm sốt kèm cảm giác ớn lạnh và run rẩy, khó thở và ho. Bệnh nhiễm trùng này có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già.

Ho gà

Ho gà có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Các triệu chứng xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5-10 ngày. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sổ mũi, ho nhẹ, ngừng thở ở trẻ sơ sinh và sốt nhẹ. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể trở nặng, gồm co giật, ho nhanh, nôn trong hoặc sau khi ho và mệt mỏi. Tuy nhiên, để xác định được nguyên nhân gây ho kéo dài, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Hy vọng trên đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ho kéo dài, khi gặp những triệu chứng như trên đây hãy đến cơ sở y y tế để được thăm khám và chuẩn đoán sớm nhất.

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Họ tên Số điện thoại Gọi lại cho tôi

Từ khóa » Nguyên Nhân Ho Không Có đờm