Chu Huy Mân - Người Kể Sử

Mục Lục [Thu / Mở]
  • Tiểu sử
  • Lịch sử thụ phong quân hàm
  • Đường Chu Huy Mân
  • Chú thích
Chu Huy Mân
Daituong Chu Huy Man.JPG
Tiểu sử
Biệt danh Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 17 tháng 3, 1913 Vinh, Nghệ An, Liên bang Đông Dương
Mất 1 tháng 7, 2006 (93 tuổi) Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Flag of Vietnam.svg Quân đội Nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1945–1986
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpg Đại tướng
Chỉ huy
  • Ủy ban Quân chính 4 tỉnh Nam Trung Bộ
  • Trung đoàn 72
  • Trung đoàn 74
  • Trung đoàn 174
  • Đảng ủy đoàn 316
  • Khu ủy Tây Bắc
  • Đoàn 100
  • Quân khu 4, Quân đội Nhân dân Việt Nam (kiêm chính ủy)
  • Mặt trận Tây Nguyên (kiêm chính ủy)
  • Quân khu 5, Quân đội Nhân dân Việt Nam (kiêm chính ủy)
  • Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tham chiến Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 Chiến dịch Điện Biên Phủ
Công việc khác Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước

Chu Huy Mân (1913–2006) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng. Ông từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử

Ông tên thật là Chu Văn Điều, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1913 tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Hòa, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An).

Ông tham gia cách mạng năm 1929, vào Đảng năm 1930. Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, ông tham gia đội Tự vệ đỏ và là đội phó đội tự vệ xã, sau đó làm Bí thư chi bộ xã (năm 1933), Bí thư phân Huyện ủy huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (năm 1936).

Tháng 5 năm 1935, ông đổi tên là Chu Huy Mân. Ngoài ra, ông còn có một số bí danh như Vũ Chân, Lê Thế Mỹ, Trần Thanh Lạc, Hai Mạnh.

Từ 1937 đến năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam nhiều lần ở nhà lao Vinh, đến năm 1940 đưa đi giam ở Đắc Lay rồi Đắc Tô, Kon Tum. Năm 1943, ông vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Ban Việt Minh tỉnh và Tỉnh ủy Quảng Nam, sau đó làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

Sau khi giành được chính quyền năm 1945, ông vào quân đội và lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam; sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Quân chính 4 tỉnh Trung Bộ, Trưởng ban Kiểm tra Đảng, Ủy viên Quân khu Việt Bắc.

Từ năm 1947 đến năm 1949 là Trung đoàn trưởng, Bí thư Trung đoàn ủy các Trung đoàn 72, Trung đoàn 74 Cao Bằng và Trung đoàn 174 Cao - Bắc - Lạng. Tháng 5-1951, ông làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy Đại đoàn 316, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Tháng 8-1954, là Đoàn trưởng Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.

Năm 1957, ông giữ chức Chính ủy Quân khu IV; năm 1958, là Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc.

Năm 1961, ông được phân công là Trưởng đoàn Cố vấn chuyên gia giúp Cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang, giữ cương vị Đoàn trưởng Đoàn 100 (Đoàn chuyên gia Quân sự Việt Nam tại Lào), dưới bí danh Vũ Chân.

Năm 1961 ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4. Tháng 8-1965, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Mặt trận B3 - Tây Nguyên.

Từ năm 1967 đến năm 1975, ông là Tư lệnh Quân khu 5, Phó bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy chiến dịch Huế- Đà Nẵng.

Từ 1975 đến 1976, ông là Chính uỷ, kiêm Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Quân khu 5.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980).

Ông là Đại biểu Quốc hội khoá II, VI, VII, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IV, V.

Sau Đại hội VI ông nghỉ hưu tháng 12 năm 1986. Ông mất ngày 1 tháng 7 năm 2006 tại Hà Nội.

Lịch sử thụ phong quân hàm

Năm thụ phong 1958 1974 1974 1982
Quân hàm Vietnam People's Army Major General.jpg Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg Vietnam People's Army Colonel General.jpg Vietnam People's Army General.jpg
Cấp bậc Thiếu tướng Trung tướng (thăng vượt cấp) Thượng tướng Đại tướng

Đường Chu Huy Mân

Tên của ông được đặt cho con đường ở Hà Nội (nối từ đường Nguyễn Văn Linh đến khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside), Đà Nẵng (nối đường Lê Đức Thọ và đường Ngô Quyền), Vinh (nối từ đường Nguyễn Viết Xuân) và ở phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình (nối từ Hoàng Văn Thái đến Nguyễn Văn Linh)...Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh có đường mang tên ông 1

Chú thích

  1. ^ Tờ trình số 6015/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Wikipedia)

Từ khóa » Chu Huy Bân