Chữa Méo Mặt Bằng Ngải Cứu - Tiền Phong

An toàn hơn với thai phụ và trẻ nhỏ

Theo kinh nghiệm cây ngải cứu phải được thu hái vào 12 giờ trưa của ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (tết Đoan Ngọ) sơ chế rồi đem phơi khô sau đó sẽ chế thành mồi ngải cứu.

Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên thường khiến người ta bỗng nhiên méo mặt. Lương y Phó Hữu Đức, phòng chuẩn trị y học cổ truyền Đức An Đường, Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết: Có 3 nguyên nhân chính gây nên là: liệt dây VII do lạnh (phong hàn); do viêm nhiễm (phong nhiệt) và do sang chấn (ứ huyết).

Nhiều người mắc bệnh rất bất ngờ sau khi gặp mưa, gió lạnh, hoặc ngủ đêm bị lạnh, sau ngã. Triệu chứng thường thấy là mắt không nhắm được, chảy nước mắt, miệng méo cùng bên với mắt, khi cười nửa mặt bên co xếch lên, còn bên bệnh vẫn nguyên, mặt hơi xệ xuống. nếp mũi, miệng trán, đều mờ đi...

Đông y có thể chữa liệt dây thần kinh số VII bằng thủy châm, điện châm. Tây y đã có phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Nhưng theo lương y Phó Hữu Đức, có một cách chữa hiệu nghiệm và ít tác dụng phụ là dùng cây ngải cứu. Cây ngải cứu (hay còn gọi là ngải diệp) có vị đắng, mùi thơm, tính ấm. Cứu lấy tính nóng mà dẫn vào tạng phủ, để tiêu âm tà thông khí huyết. Để chữa liệt dây thần kinh số VII, lương y dùng cây ngải cứu chế thành mồi rồi cứu. Có những bệnh nhân sẽ được cứu trực tiếp vào huyệt, có người cứu gián tiếp vào huyệt trên da, hoặc cứu gián tiếp qua lát gừng, tỏi, muối…

Theo lương y Đức, một số phương pháp như thủy châm, điện châm thì tuyệt đối chống chỉ định cho thai phụ. Với trẻ nhỏ, các phương pháp trên có thể khó thực hiện vì trẻ thường không ngồi im. Nhưng phương pháp dùng ngải cứu để điều trị thì tương đối an toàn cho thai phụ, không ảnh hưởng đến thai nhi, nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ thì các em cũng chịu mức độ đau đớn ít hơn.

Luôn cần bài thuốc hỗ trợ

Sau khi thực hiện châm cứu như trên, bệnh nhân cần có thêm những bài thuốc uống hỗ trợ. Tùy theo thể bệnh mà mỗi bệnh nhân có bài thuốc khác nhau.

Người bị méo mặt do lạnh (phong hàn) cần khu phong, tán hàn, hoạt lạc (hành khí, hoạt huyết), dùng bài thuốc sau: Manh chấy (Ké đầu ngựa) 12g; méo lý lót (Ngưu tất) 12g; kỵ rang (Tang ký sinh) 12g; phí kin (Uất kim) 8g; quế phi (Quế chi) 8g; cảm phi chấy (Trần bì) 8g; hoét thanh (Kê huyết đằng) 8g; ngoi dep (Ngải cứu sao vàng) 12g; bạch chỉ 8g; hương phụ: 8g.

Bị liệt dây VII do viêm nhiễm ( phong nhiệt) cần khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt). Bài thuốc: Kim ngân hoa 16g; xuyên khung 12g; bồ công anh 16g; đan sâm 12g; thổ phục linh 12g; ngưu tất 12g; ké đầu ngựa 12g; ngải cứu 12g.

Bị liệt dây VII do sang chấn (ứ huyết) hay y học cổ truyền gọi là ứ huyết ở kinh lạc. Bài thuốc: Đan sâm 12g; uất kim 8g; xuyên khung 12g; chỉ xác 6g; ngưu tất 12g; Trần bì 6g; tô mộc 8g; hương phụ 6g.

Cùng với việc dùng các bài thuốc trên, bệnh nhân sẽ được châm cứu vào các huyệt khác nhau, tùy theo thể bệnh.

Theo Theo SKGĐ

Từ khóa » Cây Thuốc Nam Trị Méo Miệng