Chuối Hột Rừng Tây Nguyên Tráng Dương Bổ Khí
Có thể bạn quan tâm
Nguồn gốc:
Chuối hột Rừng Tây Nguyên
Loại chuối:
Chỉ 1 loại chuối duy nhất: Chuối Chín + phơi khô 5 nắng, không dùng hóa chất hoặc công nghệ sấy khô.
Công dụng:
Chữa yếu sinh lý, rối loạn cương dương, đau lưng nhức mỏi, viêm cơ, đau dây thần kinh, viêm khớp, viêm đa khớp, bệnh tê phù, vàng da, suy thận, kém ăn, kém ngủ…
Rượu chuối hột rừng kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, chữa đau lưng, mệt mỏi, trị kém ăn, kém ngủ…
Cách dùng:
Chuối hột rừng có rất nhiều cách dùng, nhưng tốt nhất là ngâm rượu uống
Một số đặc điểm:
Chuối hột là một loại chuối cho trái có rất nhiều hột, nhất là chuối hột mọc ở rừng. Chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla, thuộc họ chuối (Musaceae).
Chuối hột rừng có thân cao 3-4 m, mọc tự nhiên rất nhiều ở các vùng miền núi nước ta như Trường Sơn, Tây Bắc, miền Trung, Bắc Trung Bộ… Khác với chuối trồng tại nhà, hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm.
Đặc điểm rất đáng chú ý là trái chuối hột rừng có rất nhiều hột, khi chín có màu vàng rất đẹp. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, càng có nhiều chức năng chữa bệnh. Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng. Chuối hột rừng xắt mỏng, phơi khô, ngâm với rượu cao độ, càng lâu càng tốt, cho ra một loại rượu có màu vàng tươi đẹp, giống màu rượu ngoại, uống thơm và bổ dưỡng, có thể trị bệnh đau lưng nhức mỏi.
Toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau.
Cách ngâm rượu chuối hột rừng phổ biến:
Sao vàng hạ thổ trước khi ngâm, nếu không hạ thổ thì cũng nên sao vàng cho rượu có màu đẹp, thơm và giữ được lâu.1kg chuối hột rừng khô ta ngâm khoảng 3-4 lít rượu ngon và ngâm khoảng 4 tuần. Rượu có vị ngọt và đằm. (NGÂM 1 TUẦN LÀ CÓ THỂ DÙNG ĐƯỢC)Đồ ngâm rượu phải là thủy tinh, rửa sạch. Bỏ chuối vào, chuối chiếm 1/3 lọ, đổ rượu đầy 2/3 lọ, để lại 1/3 chân không cho chuối nở. Đậy kỹ nắp.
Theo kinh nghiệm: Rượu ngâm sau 1 tuần có thể uống được, vị ngọt, Sau 4 Tuần thì rất ngon hơn, vị đằm, càng để lâu càng tốt.
Dùng để trị bệnh (đặc trị chứng bệnh nào đó): ngâm 100 ngày trở lên thì tác dụng tốt hơn.
Ngoài ra: để có công dụng chữ bệnh liền, có thể ngâm chuối lấy hột + rang khô + xay thành dạng bột để uống. (Kinh nghiệm người uống trước kể lại)
Cách ngâm rượu chuối hột rừng bí truyền Dân Tộc Tây Bắc
Trong quá trình bán sản phẩm có rất nhiều khách hàng hỏi về cách ngâm rượu chuối hột sao cho đạt được độ ngon, làm sao để bộc hết cái chất của quả chuối hột rừng. Để trả lời câu hỏi trên tuy nghe có vẻ đơn giản nhưng để đạt được tới cái chất của rượu cái vị ngon của chuối thì lắm cầu kỳ và công phu. Dưới đây chúng tôi xin chia sẽ cách ngâm rượu chuối hột rừng gia truyền của người Dân tộc Tây Bắc. Món rượu chuối hột làm say đắm bao người từng thưởng thức qua. Nguyên liệu chọn ngâm chuối hột:
- Chọn rượu để ngâm chuối hột để đạt được độ ngon tốt nhất phải có nồng độ từ 45-47 độ,
- Không nên ngâm dưới 40 độ. nếu có thể thì chọn loại rượu nếp là ngon nhất. Nên chọn loại rượu từ 45-47 độ là tốt nhất khi ngâm rượu
- Nguyên liệu quan trọng nhất là chuối hột, mà là loại chuối hột rừng thì ngon và chất nhất
- Có 1 vấn để mà nhiều người bỏ qua nhưng nó góp phần không nhỏ giúp rượu được ngon đó là thay vì ngâm rượu trong hủ nhựa hay ngâm trong lõ thủy tinh thì nên ngâm rượu trong các chum sành. Người dân tộc luôn ngâm chúng trong các lu vại, hay chum sành. Nếu không có mới dùng tới lọ thủy tinh.
Vì sao lại chọn chum sành ? : vì khi ngâm rượu trong chum sành đất thì nhiệt độ giữ nhiệt và mất nhiệt tương đối ít, giúp ổn định nhiệt độ, ít bị ảnh hưởng bởi các vấn đề xung quanh.
Cách chọn loại chuối hột để ngâm rượu :Chọn nguyên liệu chuối hột rừng chất lượng là yếu tốt quyết đinh để làm nên hủ rượu ngâm Lần nữa lưu ý là nên chọn quả chuối hột đúng của rừng 100% thì quá tuyệt với, còn nếu không có thì chọn chuối hột nhà nhưng là chuối của những đám chuối lâu năm. Còn về kỹ thuật chọn quả chuối rừng thì chọn quả còn nhỏ còn tốt, bẻ đôi quả chuối hột ra nhìn chi chít hột, quả chín không cần quá chín, nếu quả chín tới có thể sơ chế luôn thì rất tốt So sánh - nhận biết chuối hột nhà và chuối hột rừng :
- Chuối hột nhà quả to, bóng, ít hột
- Chuối hột rừng quả nhỏ, teo tóp, hạt chi chít rất nhiều
Cách ngâm rượu chuối hột rừng ngon nhất: Đây là bước cực kỳ quan trọng, thành bại trong quá trình ngâm rượu phụ thuộc vào phần này. Ở đây sẽ có bạn có chuối hột khai thác từ rừng về hoặc dùng chuối nhà và cũng rất nhiều bạn mua chuối hột rừng khô nguyên quả nên cách chế biến và ngâm có một số khâu khác nhau tí các bạn chú ý nha.
- Nếu sử dụng chuối nguyên buồn từ rừng hay chuối hột nhà thì nên chon buồn chuối mới chín tới, sau đó cắt từng quả ra rữa sạch để ráo nước.
- Thái lát mõng quả chuối tầm 1 centimet lưu ý là bạn không nên thái ra quá mõng vì khi thái lát mõng khi phơi khô sẽ bị nát, vụn có nhiều bột làm cho khi ngâm làm cho bình rượu không có màu sáng đẹp.
- Sắp các lát chuối đã thái ra phơi, phía trên nên để 1 cái màng mõng nhắm tránh bụi bặm, cũng như ruồi nhặn bám vào khi phơi làm mất vị sinh. Thời gian phơi từ 5-7 nắng tùy theo thời tiết nắng gắt hay không và phụ thuộc vào lát cắt của quả chuối dày hay mõng.
- Dùng nước vôi, có thể mua vôi rất dễ ngoài hàng tạp hóa rửa sạch lát chuối sau khi phơi khô. Mục đích của nước vôi để là để khử chất tanin có trong vỏ quả chuối, vì nếu không khử thì chất tanin trong vỏ chuối hột nhiều sẽ gây ra táo bón nặng hoặc ngộ độc. Tuy nhiên vì sao ta nên giữ vỏ chuối mà không nên loại bỏ đi vì cũng chính thành phần chất tanin có trong vỏ chuối sẽ giúp rượu ngon hơn nhưng quá nhiều sẽ gây các tác dụng không tốt trên
- Đối với chuối hột rừng khô nguyên quả thì không cần rửa qua nước vôi, và bỏ quả các bước ở trên. Và cũng có nhiều bạn hỏi nên bỏ vỏ chuối hay để thì khi đọc tới đây sẽ có câu trả lời. Trong vỏ chuối có rất nhiều chất tanin, nếu để nguyên vỏ chuối mà không khử bằng cách rửa vơi thì có thể ngộ độc hoặc tiêu chãy, và bản chất trong hột của quả chuối cũng có chất này một ít nên chuối hột rừng thường họ lột võ ra phơi thứ nhất là nhanh khô, thứ 2 là nhìn rất đẹp, thứ 3 là nếu để võ mà phơi thì nhìn quả chuối nhơi nhớt lắm và quan trong nhất là khử được Tanin rất nhiều trong vỏ chuối rừng..
- Xao phơi lại lát chuối sau khi rữa nước vôi ráo nước và khô.
- Sắp xếp chuối hột vào chum lọ hoặc bình thủy tinh theo từng lớp theo tử lệ ¼. Tức 1 phần chuối hột và 4 phần rượu. Vì sao phải theo tỉ lệ 1/4 hay tỉ lệ khác có một số nơi bảo 2/3 thì nên tỉ lệ nào. Tỉ lệ 1/4 chính là tỉ lệ vàng trong khi ngâm rượu chuối hột vì với 1 phần chuối và 4 phần rượu sẽ giúp màu sắc rượu không quá đục, không quá trong, cũng như độ ngọt của rượu phù hợp. Nếu cho quá nhiều chuối hột mà ít rượu thì rượu rất ngọt mất đi cái vị ngon của rượu và không thể "Kích hoạt" hết các chất có trong quả chuối.
- Sau khi cho chuối hột vào thì tiến hành cho rượu vào. Luôn lưu ý là rượu nên từ 42-47 độ hơn thì còn tốt, không nên dưới 40 độ. Sau đó bịt kín hủ rượu để vào nơi có nhiệt độ ổn định từ 20-25 độ. Tại sao người sưa phải cho rượu hạ thủy hoặc hả thổ hoặc có điều kiện thì làm riêng cho mình 1 hầm rượu lý do là khi làm như vậy nhiệt độ sẽ luôn được ổn định, ít bị thay đổi theo thời tiết nên rượu cho ra rất ngon và chất.
Tổng kết lại các lưu ý quan trọng để có một hủ rượu chuối hột đúng chất
- Lưu ý vấn đề chọn chuối để ngâm. Tốt nhất là chọn chuối hột rừng xanh vừa chín tới hoặc chuối hột khô quả nhỏ, hạt chi chít phơi sẵn để ngâm, còn nếu chuối nhà thì chuối lâu năm.
- Ngâm theo tỉ lệ 1 phần chuối, 4 phần rượu vì theo tỉ lệ này rượu sẽ cho màu đẹp nhất, và rượu cũng không quá ngọt.
- Nếu tính hạ thổ rượu hay hạ thủy thì nên chọn loại rượu có nồng độ mạnh, tốt nhất là từ 50 độ trở lên, không nên chọn dưới 45 độ
- Còn nếu dự định ngâm bình thường trên 6 tháng sử dụng thì ngâm rượu khoản 47-50 độ là tốt nhất.
- Rượu chuối hột là một vị thuốc không nên lạm dụng uống quá nhiều, vì là thuốc nên có thể kết hợp với các loại khác tùy theo thể trạng mỗi người mới có tác dụng nhất nhất
- Nếu có thể nên chọn các Lu, Vại, Chum Sành đất ngâm rượu
- Rượu sau khi ngâm bịt kín để nơi nhiệt độ ổn định nhất trong nhà.
Trên đây là toàn bộ bí quyết cũng như công sức tìm hiểu và trãi nghiệm để chia sẽ với các bạn cách ngâm rượu chuối hột rừng đúng cách và ngon nhất, mong rằng mọi người sẽ chọn cho mình những quả chuối hột ưng ý, nhưng loại rượu đạt chất và thực hiện được các kinh nghiệm trên để cho ra đời một hủ rượu ngon tuyệt và làm bật hết tính năng thuốc của chuối hột.
Xem thêm:
- Chuối hột rừng có tác dụng gì ?
- Chuối Hột Rừng Chế Biến Món Ăn Gì Tốt Cho Sức Khỏe ?
Từ khóa » Tác Dụng Của Chuối Hột Rừng Tây Nguyên
-
Chuối Hột Rừng Và Công Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Không Ngờ
-
Chuối Hột Rừng Món ăn - Bài Thuốc Nhiều Công Dụng
-
Chuối Hột Rừng Quả Chín Bóc Vỏ Khô Tây Nguyên
-
Chuối Hột Rừng: Vị Thuốc Trị đau Lưng Hiệu Quả - YouMed
-
Chuối Hột Rừng Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng, Những Lưu Ý Khi ...
-
Chuối Hột Rừng Món ăn - Bài Thuốc Nhiều ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Chuối Hột Rừng Có Tác Dụng Gì? Giá Tiền, Nơi Mua Và Cách Sử Dụng
-
Chuối Hột Rừng - Đặc Sản Tây Nguyên - Thảo Dược Thắng Tuấn
-
Tác Dụng Của Chuối Hột Rừng Là Gì? Tại Sao Lại được ưa Chuộng đến ...
-
Chuối Hột Rừng Tây Nguyên Khô – Dược Liệu Ngâm Rượu
-
Chuối Hột Rừng Tây Nguyên (1kg)_ĐẶC SẢN KON TUM - P8959
-
Tác Dụng Không Ngờ Của Chuối Hột Rừng Tây NguyênMobile
-
Chuối Hột Rừng Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì?
-
Cách Phân Biệt Chuối Hột Sapa Và Tây Nguyên - Bình Ngâm Rượu