Cô Đỗ Thuý Hằng Và Câu Chuyện Về Nghề Dịch - ULIS
Có thể bạn quan tâm
Từng theo học cử nhân Tiếng Hàn tại Trường Đại học Ngoại ngữ, học văn bằng hai ngành Xuất nhập khẩu tại Đại học Ngoại thương và tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh ở Đại học Kookmin tại Hàn Quốc, cô Đỗ Thuý Hằng, giảng viên Khoa NN&VH Hàn Quốc đã nhiều năm kinh nghiệm trong nghề dịch thuật và xuất bản nhiều đầu sách tiếng Hàn giá trị dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và những người theo học tiếng Hàn nói chung.
Biên phiên dịch – không chỉ đơn thuần là dịch thuật
Chia sẻ về những va vấp trên những đoạn đường đầu tiên với nghề dịch, cô Hằng cho biết biên dịch hay phiên dịch là một phần của thông dịch viên. Biên dịch bao gồm nhiều văn phong khác nhau ở nhiều loại hình như dịch phim, dịch sách. Trong sách bao gồm sách chuyên môn, sách thiếu nhi, sách học thuật…
Về dịch phim, cô cho hay người làm dịch phim là đang dịch viết nhưng dịch những đoạn hội thoại. Đi kèm đó là sự cân nhắc, tóm gọn để làm sao cho câu thoại theo kịp thời lượng, dễ hiểu, đồng thời cần chú ý từ ngữ như tên riêng, thuật ngữ, biệt ngữ để người lồng tiếng có thể dễ dàng thuyết minh cũng như người xem có thể hiểu được cốt lõi của câu thoại.
“Trước đây mình từng dịch chạy phụ đề, một tập phim rơi vào 40 phút nhưng biên dịch viên phải cần tới 10 tiếng đồng hồ. Bởi cái họ cần dịch không chỉ là những từ ngữ, câu chữ sát nghĩa, không chỉ là dịch đuổi mà họ còn cần sự chỉn chu về câu chữ, cách biến tấu từ ngữ sao cho phù hợp với đối tượng đọc. Khi dịch phim, người dịch có thể học được một số kỹ năng, thao tác trên máy tính như chèn phụ đề, kỹ thuật dịch và ghép sao cho khớp với lời của nhân vật.”
Để có thể làm được điều đó, biên dịch viên cần chủ động tra cứu theo nguồn hay thậm chí tìm hỏi đúng đối tượng người bản địa. Theo cô, cũng như tiếng Việt, tiếng Hàn cũng có một số từ ngữ mới được hình thành và phát triển, vì vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ, học hỏi, cập nhật không ngừng để có thể bắt kịp được với thời đại.
Bên cạnh sự trau dồi vốn từ mà biên dịch phim đem lại, cô Hằng còn có cơ hội tìm hiểu thêm về văn hoá nước bạn, cách ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh, ngữ cảnh. Người biên dịch sẽ làm việc với các dạng văn bản, câu chữ trên văn bản còn phiên dịch sẽ làm việc để dịch các đoạn hội thoại hay lượt lời. Đó cũng là điều mà cô khai thác được từ việc phiên dịch.
Đối với công việc làm một phiên dịch chuyên nghiệp ở nhiều hội thảo, đàm phán quan trọng, cô có rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Đó chính là kỉ niệm về những bước đi đầu tiên, hay mỗi lần đi dịch là câu chuyện khác nhau, gặp nhiều người khác nhau, kể về những chủ đề khác nhau.
Khi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ít ai biết rằng cô sinh viên ấy từng căng thẳng tới mức sụt cân khi phải ngồi trên bàn đàm phán tỉ mỉ quan sát để có thể truyền đạt từng câu, từng chữ. Nhưng chính nhờ như vậy, cộng thêm tinh thần không nản trí, cô sinh viên ấy đã trở nên trưởng thành hơn qua việc kết nối ngôn ngữ mẹ đẻ với một thứ tiếng khác. Cô Hằng kể lại “Lúc ấy, mình mới biết rằng, lao động trí óc không hề nhàn hạ hơn lao động tay chân là bao. Bên cạnh đó, phiên dịch cần chúng ta chú ý cả lời nói và hành động vì sẽ có những ngữ cảnh mà ta phải tuỳ cơ ứng biến, ví dụ như dịch bàn ăn, cá nhân, du lịch, hợp đồng, văn phòng nhà nước, tư nhân…”
Nghề dịch không thể bị thay thế bởi máy móc
Khi được hỏi về việc một số ý kiến cho rằng biên phiên dịch chỉ cần tới ngoại ngữ, cô Hằng khẳng định biết ngoại ngữ là yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Cô chia sẻ khi còn là sinh viên, trường lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cứng, điều mà chắc chắn ai muốn làm nghề cũng phải cần có. Vì vậy, chúng ta cần học tập nghiêm túc và tích luỹ trong lúc còn ở giảng đường. Tuy nhiên, một nhóm kỹ năng nữa cũng rất quan trọng đó là kỹ năng mềm. Khác với biên dịch chỉ cần dịch từ một chiều, cô Hằng hóm hỉnh rằng bản than thích làm phiên dịch hơn bởi lẽ người dịch cần có phản xạ nhanh nhạy, tư duy nhạy bén để có thể chuyển tiếp linh hoạt giữa hai ngôn ngữ. Điều này giúp cho chúng ta được cọ xát, rèn luyện, học tập trong thực tế, giao tiếp với mọi người xung quanh. Quan trọng nhất, dù là biên dịch hay phiên dịch thì đối với người trong nghề, ngôn từ cần được trau chuốt, vốn từ phải phong phú cả tiếng Hàn và tiếng Việt. Đặc biệt, trong phiên dịch, người dịch cần phản ứng nhanh. Trong lúc dịch, người phiên dịch có độ trễ rất ít và phải tái hiện lại thông điệp sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất, cùng lúc đó cần phải truyền tải thông tin chính xác.
Hiện nay, công nghệ phát triển, con người đã có thể sáng tạo ra nhiều loại máy móc thay thế họ làm việc, trong đó có việc dịch thuật. Trao đổi về vấn đề này, cô Hằng khẳng định điều này khó có thể xảy ra bởi máy móc chỉ có thể dịch nghĩa theo từng từ chứ chúng không hiểu được bối cảnh, cảm xúc, ý nghĩa trong từng câu từ của con người. Máy móc có thể giúp đỡ con người trong biên phiên dịch nhưng chúng cũng phải học và phân tích chính từ con người dựa trên ngữ liệu đã có sẵn. Không có lý do gì nghề biên phiên dịch sẽ biến mất trong thời gian ngắn tới. Đây là một nghề hấp dẫn nhưng cũng vô cùng chông gai. Hơn nữa, con người chính là người lập trình nên máy móc nên việc máy móc vận hành mà không có sự can thiệp của con người, đặc biệt trong nghề biên phiên dịch, sẽ rất khó thực thi. Vì vậy, cô khẳng định khi nào con người còn cần trao đổi về thông tin, văn hoá, kiến thức và khoa học thì nghề biên phiên dịch vẫn sẽ luôn tồn tại.
Hành trình đưa sách tiếng Hàn đến gần hơn với người Việt
Theo cô Hằng, để có thể xuất bản một đầu sách là cả một quá trình không hề dễ dàng. Phần lớn sách cô xuất bản đều cần phải dựa trên những yếu tố như đối tượng, khung chương trình, giáo trình của người học để làm sao nội dung sách có thể theo sát chương trình và tiến độ học của họ. Về phương diện câu chữ, cô Hằng cho rằng mỗi một đầu sách cần có cách trình bày khác nhau, ví dụ như sách dịch hội thoại cần câu từ ngắn gọn, sách chuyên ngành cần nhiều từ ngữ mang tính học thuật, sách giáo trình… Cô cũng cho biết Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã có cơ chế hỗ trợ các cán bộ xuất bản sách phục vụ mục đích đào tạo, tuy nhiên, để cuốn sách ấy có thể đến tận tay các bạn sinh viên, đến với độc giả cần nhiều hơn thế. Bên cạnh việc chú trọng nội dung xuất bản sách, cô Hằng, cùng các đồng nghiệp, cần dành thời gian lên ý tưởng, căn chỉnh câu chữ, thiết kế sao cho cuốn sách thu hút được các bạn sinh viên. Sau đó, cuốn sách trước khi đến với Nhà xuất bản cần qua quá trình kiểm duyệt chặt chẽ về cả hình thức và nội dung. Cuối cùng, đầu sách sẽ được gửi đến Nhà xuất bản để in ấn và đến với người dùng.
Một số đầu sách nổi bật của cô Hằng có thể kể đến “Hội thoại đàm phán thương mại Hàn – Việt”, “Dạy tiếng Hàn trên truyền hình”, Giáo trình “Dịch nâng cao” Tiếng Hàn, giáo trình “Tiếng Hàn thương mại”, sách “Phiên dịch Tiếng Hàn chuyên ngành” (Lĩnh vực kinh tế – thương mại). Trong những đầu sách của cô xuất bản, có sách dạy được đưa vào giảng dạy biên phiên dịch cho sinh viên, có sách được xuất bản dành riêng cho người học tự do. Một cuốn sách dành cho người học tự do mà cô Hằng mới xuất bản gần đây chính là “OPIC – Tiếng Hàn dành cho người Việt Nam.” Cuốn sách được ra đời dựa trên mong muốn hỗ trợ người học tự do, không chuyên về tiếng Hàn, chủ yếu để có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Có thể nói, xuất bản một cuốn sách tương tự như một đề tài nghiên cứu khoa học bởi thứ ta cần không chỉ là thời gian mà đó còn là công sức, là kiến thức mà mỗi chúng ta tích lũy được trên con đường học tập của bản thân. Dành lời khuyên cho các bạn sinh viên đang ấp ủ ý định làm nghiên cứu khoa học ngoài lĩnh vực khoa học xã hội, cô Hằng tâm sự: “Các em có thể chưa hiểu rõ bản chất của trái ngành nên còn nhiều e ngại. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể coi đó là liên ngành. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể theo đuổi một đề tài nằm ngoài vùng an toàn của bản thân, bởi mọi ngành nghề đều là nền tảng cơ sở để các bạn có thể phát triển trong ngành biên phiên dịch.”
Hy vọng rằng, với đam mê theo đuổi ngôn ngữ Tiếng Hàn, sự nhiệt huyết trong công tác giảng dạy tại Khoa NN&VH Hàn Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ, cô Đỗ Thuý Hằng có thể xuất bản được nhiều hơn nữa những đầu sách quý giá để có thể đem đến vốn kiến thức cho các bạn sinh viên Khoa Hàn và người theo học ngôn ngữ Hàn Quốc.
Thanh Tú – ULIS Media
Từ khóa » Thuý đỗ
-
TIỆM BÁNH THUÝ ĐỖ (@tiembanhthuydo_) • Instagram Photos And ...
-
Tiệm Bánh Thuý Đỗ - Phan Đình Phùng | ShopeeFood - Food Delivery
-
Bánh Bao Thuý Đỗ - Từ Hàng Triệu Views Trên Tiktok Ra đến Ngoài đời ...
-
[REVIEW] Bánh Bao Thuý Đỗ HOT TIKTOK! Bà Hoàng Marketing ...
-
Thuý Đỗ | Facebook
-
Tiệm Bánh Thúy Đỗ | Facebook
-
Tiệm Bánh Thuý Đỗ - Phan Đình Phùng ở Quận Phú Nhuận, TP. HCM
-
100+ "Thuý Đỗ" Profiles | LinkedIn
-
Bánh Bao Sourdough Thuý Đỗ - Riviu
-
Bánh Bao Thuý Đỗ Triệu View !? - #MonAnSieuDe - TikTok
-
Thuý Đỗ (dtdothuy) - Profile | Pinterest
-
Ngọc Thuý Đỗ - SoundCloud
-
Kim Thuý Đỗ | Flickr