Điểm Mới Trong Phân Loại Tài Sản, Trích Lập Dự Phòng Rủi Ro Của Ngân ...

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 1-10-2021.

Nội dung thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm.

Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm, cụ thể đối với nhóm nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%. Thông tư cũng nêu rõ mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Theo báo cáo phân tích về ngành ngân hàng do Công ty chứng khoán ACB (ACBS) vừa công bố đã đưa ra nhận định rằng chi phí dự phòng của ngành ngân hàng trong năm nay sẽ giảm.

Lý giải về điều này, các chuyên gia phân tích thị trường của ACBS cho biết: Chất lượng tài sản đang được cải thiện. Tỉ lệ nợ xấu từ nhóm 3-5 và nợ quá hạn (nhóm 2-5) vào thời điểm cuối quí 1-2021 có tăng nhẹ so với quí 4-2020 do yếu tố mùa vụ nhưng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái và năm 2019.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chủ động trích lập dự phòng rủi ro, giúp tỉ lệ bao phủ nợ xấu được cải thiện, qua đó giảm áp lực trích lập dự phòng cho cả năm 2021.

Các khoản nợ tồn đọng từ giai đoạn trước và trái phiếu VAMC đã được trích lập dự phòng đáng kể trong giai đoạn 2018 – 2020. Qui trình cho vay chặt chẽ hơn so với trước đây cũng có vai trò quan trọng đối với việc hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu mới.

Các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 như du lịch, nhà hàng, khách sạn… chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ, khoảng 1% trong cơ cấu dư nợ của các ngân hàng.

Sau quá trình trích lập dự phòng và xoá sổ nợ xấu trong giai đoạn 2015-2020, dư nợ ngoại bảng của các ngân hàng đang ở mức rất lớn...

Sếp Sacombank nói về tin đồn sáp nhập với LienVietPostBank
(PLO)- Năm nay Sacombank phấn đấu kế hoạch xử lý nợ xấu đạt 11.000 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, nhà băng này đã xử lý được khối nợ xấu lên đến 9.700 tỷ đồng. T.LINH Theo dõi Báo Pháp Luật Tp HCM trên Google News

Từ khóa » Nợ Nhóm 2 Thông Tư 02