Độ Tan Của Một Chất Trong Nước

Độ tan của một chất trong nướcCông thức tính độ tanBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Chuyên đề Hóa học lớp 8: Độ tan của một chất trong nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 8 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Công thức tính m chất tan

  • A/ Lý thuyết bài: Độ tan của một chất trong nước
  • B/ Trắc nghiệm bài Độ tan của một chất trong nước
  • C/ Đáp án câu hỏi trắc nghiệm độ tan

A/ Lý thuyết bài: Độ tan của một chất trong nước

1. Chất tan và chất không tan

Có chất không tan và có chất tan, có chất tan nhiều, có chất tan ít

Hầu hết axit đều tan trong nước, trừ axit silixic (H2SiO3)

Phần lớn các bazơ đều không tan, trừ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 tan ít trong nước.

Muối:

  • Những muối natri, kali đều tan
  • Những muối nitrat đều tan
  • Phần lớn các muối clorat, sunfat tan được. Phần lớn muối cacbonat không tan

2. Độ tan của một chất trong nước

a. Định nghĩa:

Độ tan (kí hiệu S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dng dịch bão hòa ở một nhiệt độ nhất định.

b. Những yếu tố ảnh hưởng:

Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. trong nhiều trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn cũng tăng theo. Số ít trường hợp, khi tăng nhiệt độ thì độ tăng lại giảm

Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

3. Công thức độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất trong nước như sau:

S\;=\;\frac{M_{ct}}{M_{{dm}_{}}}x100\(S\;=\;\frac{M_{ct}}{M_{{dm}_{}}}x100\)

Trong đó:

Mct là khối lượng chất tan

Mdm là khối lượng dung môi

S là độ tan

4. Sau đây sẽ là tính tan của các nhóm chất có trong nước

Bazơ: phần lớn các bazơ đều sẽ không tan. Chỉ trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.

Axit: hầu hết các axit đều có thể tan được trong nước, trừ H2, SiO3.

Muối: Các muối nitrat đều sẽ tan trong nước.

Phần lớn các muối clorua và sunfat cũng có thể tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

Muối cacbonat phần lớn sẽ không tan trừ Na2CO3, K2CO3.

B. Dạng bài tập tính toán

Dạng 1: Tính lượng tinh thể ngậm nước cần thiết cho thêm vào dung dịch

Đối với dạng bài tập này, chúng ta có phương pháp giải như sau:

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính:

mdd tạo thành = mtinh thể + mdd ban đầu

mchất tan trong dd tạo thành = mchất tan trong tinh thể + mchất tan trong dd ban đầu

Sau khi đã ra kết quả tiếp tục áp dụng theo công thức tính khối lượng chất tan trong dung dịch tạo thành:

m = mchất tan có trong tinh thể + mchất tan có trong dung dịch ban đầu.

Dạng 2: Tính lượng chất tan cần tách ra hay thêm vào khi thay đổi nhiệt độPhương pháp giải của dạng bài tập này như sau:

Bước 1: Tính khối lượng của dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ (t1)

Bước 2: Đặt a (g) là khối lượng chất tan A tìm sau khi thay đổi nhiệt độ.

Bước 3: Tính lượng dung môi và chất tan có trong dung dịch bão hòa khi ở (t2)

Bước 4: Áp dụng công thức tính độ tan hay C% trong dung dịch bão hòa để tìm ẩn a.

B/ Trắc nghiệm bài Độ tan của một chất trong nước

Câu 1: Axit không tan trong nước là

A. H2SO4

B. H3PO4

C. HCl

D. H2SiO3

Câu 2: Bazo không tan?

A. Cu(OH)2

B. Ca(OH)2

C. Ba(OH)2

D. NaOH

Câu 3: Chọn kết luận đúng

A. Muối clorua đều là muối tan

B. Muối sắt là muối tan

C. Muối của kim loại kiềm đều là muối tan

D. BaSO4 là muối tan

Câu 4: Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Loại chất

D. Môi trường

Câu 5: Độ tan là gì

A. Số kilogam chất đó tan được trong một lít nước để tạo ra dung dich bão hòa để nhiệt độ xác định

B. Là số gam chất đó tan ít nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

C. Là số gam chất đó tan nhiều nhất trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa nhiệt độ xác định

D. Là số gam chất đó không tan trong 100 g nước để tạo thành dung dich bão hòa ở nhiệt độ xác định

Câu 6: Độ tan của NaCl trong nước là 25°C là 36 g. Khi mới hòa tan 15 g NaCl và 50 g nước thì phải hoà tan thêm bao nhiêu gam NaCl dể dung dịch bão hòa?

A. 3 gam

B. 40 g

C. 5 gam

D. 9 gam

Câu 7:Tính độ tan của K2CO3 trong nước ở 20°C. Biết rằng ở nhiệt độ nàu hòa tan hét 45 gam muối trong 150 gam nước thì dung dịch bão hòa

A. 20 gam

B. 30 gam

C. 45 gam

D. 12 gam

Câu 8: Muối không tan trong nước là

A. Na2S

B. KCl

C. K2CO3

D. HgS

Câu 9: Muối tan trong nước là

A. Cu3(PO4)2

B. AlPO4

C. Na3PO4

D. Ag3PO4

Câu 10: Kim loại chứa tất cả các gốc muối đều tan là

A. Sắt

B. Đồng

C. Nhôm

D. Na

Câu 11: Độ tan của K2SO4 ở 20°C là 11,1 gam. Khối lượng K2SO4 có trong 100 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ trên là:

A. 9,55 gam

B. 9,99 gam

C. 9,37 gam

D. 8,36 gam

Câu 12: Muối tan trong nước là

A. Cu3(PO4)2

B. AlPO4

C. Na3PO4

D. Ag3PO4

Câu 13: Bazơ không tan?

A. Cu(OH)2

B. Ca(OH)2

C. Ba(OH)2

D. NaOH

Câu 14: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

A. Đa số là tăng

B. Đa số là giảm

C. Biến đổi ít

D. Không biến đổi

Câu 15: Dung dịch NaCl bão hòa ở 20°C có nồng độ 26,5%. độ tan của NaCl ở 20°C là:

A. 45 gam

B. 46 gam

C. 37 gam

D. 36 gam

C/ Đáp án câu hỏi trắc nghiệm độ tan

1.D2.A3.C4.A5.A
6.C7.B8.D9.C10.D
11.B12.C13.A14.A15.D

Hướng dẫn:

Câu 6: số gam NaCl tối đa có thể hòa tan trong 50 gam nước là \frac{36.50}{100}\(\frac{36.50}{100}\) = 20 g

số gam NaCl cần phải thêm là 20 - 15 = 5 gam

Câu 7: 150 g nước thì hòa tan tối đa 45 gam K2CO3

100 gam nước thì hòa tan tối đa \frac{45.100}{150}\(\frac{45.100}{150}\) = 30 gam

Câu 11. 

Ở 20oC: 100g nước hòa tan tối đa 11,1g K2SO4

80g nước hòa tan tối đa:

80.11,1/100 = 8,88 g

Câu 12. 

Ở 25oC 100g nước hòa tan được 36 g NaCl để tạo dung dịch bão hòa

mdd = mct + mdm = 36 + 100 = 136 (g)

Nồng độ phần trăm của dung dịch NaCl: C% = 36/136.100% = 26,46%

........................................

  • Bộ 5 đề thi hóa 8 học kì 2 năm 2021 Có đáp án chi tiết
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 1
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 2
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 4
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2020 - 2021 Đề 5

Với chuyên đề: Độ tan của một chất trong nước trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về khái niệm chất tan, chất không tan, công thức tính độ tan của một chất trong nước.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn 20 Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 Có đáp án. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 8, Giải bài tập Vật Lí 8, Giải bài tập Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » độ Tan Của 1 Chất Trong Nước Lớp 8