Dự Phòng Tiền Lương Là Gì? Trích Lập Quỹ Dự Phòng Tiền Lương?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tìm hiểu về tiền lương:
  • 2 2. Quỹ dự phòng tiền lương là gì?
  • 3 3. Mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương:

1. Tìm hiểu về tiền lương:

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019 thì chúng ta có thể hiểu về tiền lương cụ thể như sau:

“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Bộ Luật lao động năm 2019 được ban hành đã quy định hai trường hợp khi các bên có thỏa thuận cụ thể về quá trình các bên làm việc với nhau, đó là các bên sau đây: người làm việc có quan hệ lao động và một bên là người làm việc không có quan hệ lao động. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà tiền lương chỉ được sử dụng trong quan hệ lao động, còn người làm việc không có quan hệ lao động thì gọi là thù lao, tiền công, .v.v, các tên gọi khác mà không phải là tiền lương.

Hiện nay, cuộc sống đang ngày càng hiện đại và phát triển mạnh mẽ, tiền được xem là loại tài sản mà con người không thể thiếu được. Đa số con người trên thế giới đều cho rằng có tiền thì sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Chính vì vậy mà mọi người sống trong xã hội hiện đại như hiện nay đều cố gắng làm việc để nhằm mục đích có thể được trả lương và sử dụng để nhằm có thể thực hiện việc chi trả các khoản sinh hoạt trong đời sống hằng ngày. Và tiền lương chính là yếu tố cơ bản để nhằm mục đích có thể quyết định thu nhập tăng hay giảm của các chủ thể là những người lao động.

Cụ thể đối với các đối tượng là những người lao động thì tiền lương cũng chính là một trong số những yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của họ và của chính gia đình họ. Mọi chi phí sinh hoạt ngày càng tăng đã kéo theo con người cũng phải ra sức làm việc để nhằm mục đích có thể nhận lại số tiền mà bản thân mình đã bỏ công sức ra làm việc. Với số tiền này thì mỗi người sẽ có thể tự trang trải những chi phí như tiền thuê nhà, mua nhà, chi phí xăng xe, chi phí ăn uống, học hành cho con cái, tiền khám chữa bệnh cùng với đó là rất nhiều các khoản chi tiêu khác trong đời sống.

Đối với các chủ thể là những người sử dụng lao động thì ta nhận thấy rằng, tiền lương chính là một yếu tố quan trọng giúp các chủ thể là những người sử dụng lao động có thể thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc trả lương cho người lao động sẽ cần phải đảm bảo nguyên tắc công bằng chính xác, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các đối tượng là những người lao động.

Đối với xã hội thì ta thấy được rằng, vấn đề tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng đến các nhóm xã hội và các tổ chức khác cụ thể chúng ta sẽ có thể kể đến như quỹ từ thiện, các nhóm từ thiện hoặc cụ thể hơn là số tiền hoặc số chủ thể là người tham gia vào hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ được nhiều hơn.

Cũng chính bởi vì thế mà trong giai đoạn hiện nay, ta thấy được rằng, tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia thông qua con đường thuế thu nhập và bên cạnh đó thì tiền lương cũng góp phần làm tăng nguồn thu hằng năm của Chính phủ cũng như tiền lương còn góp phần giúp cho chính phủ điều tiết được nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ở trong xã hội.

2. Quỹ dự phòng tiền lương là gì?

Ta hiểu về quỹ dự phòng tiền lương như sau:

Việc dự phòng tiền lương có ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng đối với rất nhiều người.

Quỹ dự phòng tiền lương được hiểu cơ bản chính là quỹ dùng để nhằm mục đích bổ sung vào quỹ tiền lương của năm liền kề, nhằm mục đích để có thể đảm bảo việc trả lương cho các đối tượng là những người lao động không bị gián đoạn.

Thời điểm cần sử dụng quỹ dự phòng tiền lương:

Việc chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động cũng đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Nhưng dù đã hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm tjhì thực tế chưa chi.

Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để nhằm mục đích có thể bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định. Nhưng việc này cũng sẽ không được quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện được hiểu cơ bản chính là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó. Đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Việc này không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế.

Việc trích lập dự phòng tiền lương sẽ cần phải đảm bảo các vấn đề cụ thể như sau: sau khi trích lập, doanh nghiệp sẽ không bị lỗ. Nếu doanh nghiệp bị lỗ thì doanh nghiệp đó sẽ không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương tuy nhiên là sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính thì doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc trong trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp sẽ cần phải tính giảm chi phí của năm sau sao cho phù hợp.

– Cách hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương:

+ Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng phải trả khác, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).

+ Khi doanh nghiệp phát sinh các khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập, ghi:

Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).

Có các TK 334…

+ Khi doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải xác định số dự phòng phải trả cần trích lập.

Trong trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước nhưng lại chưa sử dụng hết thì số chênh lệch hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)

Có TK 352 – Dự phòng phải trả (3524).

3. Mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương:

Theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, về quy định mức trích lập quỹ dự phòng tiền lương có nội dung cụ thể như sau:

Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho các đối tượng là những người lao động thuộc một trong các trường hợp cụ thể như sau:

– Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho các đối tượng là những chủ thể người lao động thuộc trường hợp chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho các đối tượng là những người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ cụ thể như sau: Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty (Nội dung được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính).

+ Trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với chủ thể là người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trong trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với các đối tượng là những người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng các quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Cần lưu ý đối với trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó sẽ cần phải nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các đối tượng là những chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho các đối tượng là những người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm theo quy định sẽ do doanh nghiệp quyết định nhưng mức dự phòng hàng năm cũng sẽ không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Quỹ tiền lương thực hiện được hiểu cơ bản chính là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo đúng quy định pháp luật (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

– Bộ luật lao động 2019.

Từ khóa » Mục đích Sử Dụng Quỹ Dự Phòng Tiền Lương