Fan Cuồng - Hoa Tuyết

  • Trang chủ
  • Hôn nhân đồng giới
  • Fan cuồng
  • Văn hóa GATO
  • Hồ sơ đính kèm

talk show

Picture Hãy cùng tham dự Chương Trình "Talkshow Học sinh như văn hóa ngoại lai", chi đoàn 12A3 hân hạnh phối hợp cùng đoàn trường THPT chuyên Ngoại ngữ Hà Nội tổ chức chương trình này! Fan cuồng Văn hóa thần tượng? Làm sao để trở thành nét đẹp?Bạn thân mến!Đã bao giờ bạn thắc mắc về hiện tượng hâm mộ thần tượng của giới trẻ hiện nay? Bạn muốn nghe chia sẻ về hiện tượng fan cuồng? Bạn muốn đóng góp sau, chia sẻ in nét văn hóa ứng xử văn hóa in thần tượng? Bạn muốn nét văn hóa tốt đẹp để làm phong phú đời sống tinh thần một cách đúng đắn? Trong cuộc sống - Một cách vô thức, hay có ý thức -. chúng ta dành cho mình một tình cảm đặc biệt với thần tượng để làm phong phú đời sống tinh thần. Nhưng những sự kiện tiêu cực về văn hóa thần tượng của một bộ phận nhỏ giới trẻ đã làm giọt nước làm tràn ly và đến lúc chúng ta cần nhìn lại, tự hỏi "Fan cuồng và nét đẹp trong văn hóa ứng xử?"Trong buổi talkshow chúng ta cùng nhau khám phá, trao đổi: Điều gì làm nên nguyên gốc rễ, hành vi, phản ứng vô thức của giới trẻ đang thể hiện thái quá về văn hóa thần tượng?Làm sao để bắt đầu hành trình tìm lại, để giữ gìn giá trị sau đây tốt đẹp in văn hóa ứng xử của giới trẻ?Và nhiều những vấn đề giàu giá trị khác từ talkshow "giới trẻ với văn hóa ngoại lai" để có cái nhìn đúng về văn hóa đắn cho bản thân.KHÁCH MỜI Picture
  • Thông tin khách mời: TS. Trần Văn Công
  • Năm sinh: 1980
  • Nơi sinh: Hà Nội
  • Học vị: Tiến sĩ
  • Chức danh: Giảng viên
  • Đơn vị công tác hiện nay: Khoa Tâm lí học
  • Thời gian công tác tại Trường: từ 2002
  • Hướng nghiên cứu:
  • Thích ứng và xây dựng các công cụ đánh giá về SKTT
  • Dịch tễ học các vấn đề SKTT ở người Việt Nam và các yếu tố nguy cơ.
  • Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi xã hội đến SKTT của người Việt Nam
  • Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng nghiên cứu, thực hành, đào tạo về SKTT; năng lực quản lý/chính sách về SKTT
  • Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn đạo đức cho cán bộ thực hành SKTT
  • Đánh giá hiệu quả trị liệu tâm lý xã hội với các vấn đề SKTT (tự kỉ, rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, v.v.) ở các nhóm khác nhau.
  • Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học; dựa vào cộng đồng
  • TS. Trần Văn Công là một nhà khoa học, một người thầy giáo tâm huyết. Hôm nay TS sẽ cũng trao đổi với chúng ta về hiện thương FAN CUỒNG xuất hiện ở giới trẻ gần đây và một vài giải pháp cho vấn nạn này!
FAN CUỒNG VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIỚI TRẺ Picture Những bài viết liên quan đến vấn đề fan cuồng1. Bài viết: "Hiện tượng “cuồng” thần tượng ở giới trẻ Việt Nam hiện nay"Khi thần tượng một ai đó thì chuyện quan tâm mọi thứ về họ là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Lứa tuổi teen có thần tượng hoàn toàn là điều tốt, nó không chỉ làm phong phú đời sống tinh thần, giải trí mà còn phù hợp với lối sống hiện nay. Ai cũng có sở thích về âm nhạc, phim ảnh, thích ca sĩ hay diễn viên nào đó , nghe đi nghe lại bài hát hoặc xem đi xem lại bộ phim …không ai lên án điều đó cả. Thế nhưng một bộ phận giới trẻ hiện nay lại đam mê đến mê muội, mù quáng . Họ tôn thần tượng thành các bậc thiên tài , các bậc thần thánh, đặt thần tượng lên trên tất cả: trên cả vấn đề học tập, sức khỏe bản thân, trên cha mẹ, gia đình… Một fan cuồng nữ đã tuyên bố:“Em sẵn sàng giết bố mẹ nếu không cho em đi xem Suju (nhóm nhạc gồm 13 thành viên của Hàn Quốc đang được hâm mộ nhất hiện nay) biểu diễn. Thật vui vì ông bà già cuối cùng cũng biết điều và để mình đi…” Câu nói gây sốc này đã nói lên mức độ mù quáng của fan cuồng đồng thời lên hồi chuông báo động đối với toàn xã hội. 1. “Cuồng” hay mù quáng?Hiện nay trước làn sóng giao lưu văn hóa rộng rãi , giới trẻ có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau, chủ yếu qua kênh âm nhạc và phim ảnh. Trào lưu hâm mộ thần tượng cũng từ đó mà lan ra, nhất là với thần tượng Hàn Quốc mà chúng ta hay biết đến với cái tên Kpop. Một số nhóm nhạc Hàn Quốc sang biểu diễn tại Việt Nam đã thu hút một lượng lớn fan hâm mộ tham gia, trong đó có cả những fan cuồng. Những bạn trẻ không chỉ dừng lại ở hành động chuẩn bị kĩ càng băng rôn, khẩu hiệu, ra sân bay từ sớm để chờ đón thần tượng, họ còn gào thét, khóc lóc khi nhìn thấy thần tượng, xô đẩy, bao vây thần tượng cốt sao chạm được vào… vạt áo của thần tượng. Họ bộc lộ những tình cảm quá khích như la ó, cấu véo thần tượng, ngất xỉu. Fan sẵn sàng hi sinh luôn liêm sỉ và văn hóa của bản thân để thể hiện tình yêu với thần tượng. Hàng loạt các bạn nữ đã hôn chiếc ghế mà ca sĩ Bi Rain ngồi là hiện tượng khiến nhiều người cảm thấy kinh hoàng. Những biểu hiện bệnh hoạn, quá khích, lệch lạc ấy khiến chính các ngôi sao, “vị thánh” của họ phải hãi hùng: từ việc nhặt bất kì món đồ nào của thần tượng vứt ra, rồi trộm đồ về để giữ như trân bảo; đeo bám theo thần tượng mọi lúc mọi nơi; lao ra đường chặn xe để được nhìn thần tượng trong chốc lát; Tệ hại hơn, nam ca sĩ điển trai nhóm JYJ, Park Yoo Chun đã bị fan cuồng tát thẳng vào mặt. Có vẻ đây là cách gây ấn tượng của một fan nữ, nhưng thực tế kết quả nhận được chỉ là sự khiếp vía của thần tượng mà thôi. Fan cuồng còn nghĩ ra lắm chiêu nhiều trò khác để tiếp cận thần tượng, như trường hợp của Taecyeon ( nhóm 2PM), một fan đã gửi cho anh chàng gói băng vệ sinh đã qua sử dụng kèm theo lời nhắn: “Ok Taecyeon, anh không thể sống mà thiếu em đâu”…. Để có một chiếc vé xem thần tượng biểu diễn, giá vé không hề rẻ, từ 1,5 – 4 triệu Việt Nam đồng/ vé, các fan teen đã làm mọi cách từ việc gây áp lực với cha mẹ, vay mượn đến việc sẵn sàng bán dâm để có tiền mua Thật bất hạnh cho một gia đình nào có những người con mà vì thần tượng họ sẵn sàng “giết bố mẹ”. Họ hồn nhiên phát biểu nhanh chóng, không mảy may suy nghĩ:“Cha mẹ tốt là cha mẹ hiểu con cái mình, biết con cái mình thích gì, muốn gì và đáp ứng tốt những nhu cầu của con cái. Rõ ràng việc hâm mộ Suju là một sở thích lành mạnh, cớ sao bố mẹ lại ngăn cấm con mình đi xem Suju biểu diễn? Khi cha mẹ không có giá trị gì nữa, thậm chí trở thành vật ngáng đường con cái đến với tình yêu đích thực của đời mình(13 oppa) ~> chỉ còn cách là tiêu diệt”. “Gia đình là phù du, Suju là tất cả" (Đây là những lời của một bạn trẻ có nick Binhminhden trên một diễn đàn trẻ). Tôi nghĩ, phải đem các bạn trẻ này đi tẩy não mới mong cứu vớt lại được. Họ quá mê muội, không còn ý thức về hành vi điên rồ của mình nữa. Những lời nói, hành động của họ khiến các bậc phụ huynh phải choáng váng, xã hội phải kinh ngạc vì không thể tin mức độ lệch lạc trong hiểu biết, bệnh hoạn trong nhận thức lại ở một học sinh sống trong môi trường sống đầy đủ, được đào tạo trong nền giác dục tốt như vậy. Trước thực trạng này, bộ Giáo dục trong kì thi tuyển sinh Đại học 2012 đã ra đề thi khối D câu 3 điểm như sau: "Ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là thảm họa". Ngay lập tức các fan cuồng KPop vô cùng hung hãn, đã xỉa xói đề thi của Bộ Giáo dục, cho rằng đề thi "đá đểu", "xoáy vào Kpop". Chưa hết, fan cuồng này còn dọa "chém chết" một thí sinh khác hào hứng chê bai thần tượng của mình là nhóm nhạc Suju (Super Junior). Một nam thí sinh khác viết: "Đại học không thi năm nay thì năm sau, trượt thì thôi, nhưng tình yêu của mình dành cho Suju nó gọi là mãi mãi, vĩnh viễn không thay đổi. Em yêu các anh, sẽ mãi mãi". Các em không phân biệt được giới hạn của “ngưỡng mộ” và “mê muội”, chỉ cần quan tâm đến việc thần tượng của các bạn bị đụng chạm. Phải chăng đã bị nói trúng tim đen của mình nên các bạn mới phản ứng như vậy? Các bạn sẵn sàng mất ăn mất ngủ vì thần tượng nhưng lại thờ ơ, vô cảm với đấng sinh thành của mình. Không biết những thần tượng đó đang ở nơi nào, có nuôi các em lớn hay không? Có giúp các em lấy được 3 điểm thi Đại học hay không? Nhưng chắc chắn các em đã tự làm tương lai mình mờ mịt đi khi thi rớt đại học chỉ vì những người lạ chưa bao giờ gặp mặt. 2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “cuồng”Trước hết là do tâm lý lứa tuổi, đây là lứa tuổi sôi động muốn thể hiện mình và muốn tạo nên sự khác biệt. Quá trình từ hâm mộ trở thành cuồng tín trải qua theo thời gian. Những động cơ của các hành động này có nguyên tắc khá giống các chất gây nghiện. Ban đầu, giới trẻ tìm kiếm bản thân, xây dựng hình ảnh của mình dựa trên hình mẫu của thần tượng, từ cách ăn mặc, lời nói... cho đến cử chỉ, lối sống. Dần dần họ đánh mất bản thân để có thể đồng hóa với thần tượng. Ví dụ như họ tưởng tượng thần tượng yêu mình hay sự sống của thần tượng phụ thuộc vào mình. Thậm chí, có những bạn còn đưa ra chân lý sống: "Nếu người thân của tôi và thần tượng cùng ngã xuống sông, tôi sẽ cứu thần tượng của mình trước". Hoặc một bạn tuyên bố: "Nếu tôi may mắn được gặp thần tượng và người đó yêu cầu tôi làm việc phạm pháp tôi có thể cũng làm". Đó là những suy nghĩ vô cùng nguy hiểm, khiến giới trẻ rất dễ đánh mất mình. Hiện tượng "cuồng" thần tượng đặc biệt diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên, khi nhân cách chưa phát triển hoàn chỉnh, rất dễ bị tác động của các nhân tố thân cận. Không thể phủ nhận giới trẻ đang có biểu hiện ngày càng xa rời hiện thực. Nhiều khi chúng quên mất hiện thực cuộc sống mà đeo đuổi một thế giới phi thực tế trên phim ảnh, truyền hình... Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng tâm lý đám đông, có cơ chế lây lan và bắt chước. Chỉ cần một nhân tố trong đám đông "khởi sự" là cả tập thể sẽ hòa theo. Đây có thể coi là một hiện tượng vô thức.Thứ hai, môi trường sống, môi trường giao tiếp, nhất là truyền thông mạng internet cũng có nhiều vấn đề tác động tiêu cực tới giới trẻ. Hiện nay, tồn tại một thực tế, mật độ các chương trình truyền hình có các "sao" Hàn Quốc xuất hiện ngày càng dày đặc. Mở ti vi ra mà thấy đâu đâu cũng phim Hàn, ca nhạc Hàn... Chính vì thế, giới trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm. Thậm chí, cách ứng xử giữa người lớn với nhau cũng góp phần tạo nên khủng hoảng giá trị ở giới trẻ.Thứ ba, do gia đình, cha mẹ bận rộn không quản lí con cái và có những lời khuyên răn, ngăn cản đúng lúc, đúng mực. Các em thiếu các sân chơi lành mạnh, bổ ích, lại được thoải mái tự do tiếp cận thông tin mà không có định hướng dẫn đến việc dễ tiếp thu những thông tin xấu, phát triển lệch lạc. 3. Hệ quả Thần tượng không có lỗi, chỉ vì họ nổi tiếng quá tầm kiểm soát của một đám đông, của chính họ. Nhưng cũng có không ít người có trách nhiệm đã tìm cách hạn chế tối đa những hành động gây hấn điên cuồng hay những cơn mê muội của fan. Nhiều chuyện kinh hoàng của fan cuồng đã được ghi lại từ không ít những chuyến lưu diễn sang Việt Nam của các ca sĩ Hàn Quốc. Chính những “thần tượng” bị đặt nhầm chỗ cũng phải hốt hoảng, thậm chí là khiếp đảm trước cảnh mình được đón tiếp ở sân bay: Đó là cả một đám đông phát cuồng, chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp, hò hét, thậm chí kêu cứu... để chỉ để sờ... thần tượng Suju (Super Junior) một lần. Sau đó là cảnh đua nhau chạy theo xe như điên về tận khách sạn. Có cả cảnh... như trong phim, fan trèo lên chặn trước mũi ôtô, đập cửa kính, hay nhoài người ra xe ôtô rượt đuổi chỉ để giơ bảng tên thần tượng rồi hò hét điên cuồng. Các fan cuồng đã khiến hình ảnh những fan chân chính xấu lây, thậm chí cả cộng đồng fan Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Việc cuồng thần tượng, mê muội thần tượng sẽ để lại nhiều hệ quả đối với không ít các bạn trẻ như việc học tập, rèn luyện giảm sút, làm thui chột đi cả thể chất lẫn tinh thần, làm cùn mòn chất xám... Nhiều bạn sẵn sàng làm những chuyện điên rồ như tự tử, dọa chết, cắt tay, bỏ nhà đi theo thần tượng hoặc bán thân để có tiền bám theo thần tượng. Thử hỏi nếu những việc đó mà không có sự ngăn chặn kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả to lớn biết chừng nào?4. Chúng ta cần làm gì?Trước hết cần khẳng định đây là trách nhiệm không của riêng ai. Xã hội, gia đình và nhà trường luôn có phải có mối quan hệ chặt chẽ để quản lí những mầm non của đất nước không bị thoái hóa, bị hủy hoại. Và vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về gia đình – tế bào của xã hội.Định hướng thần tượng có sự chuyển biến theo lứa tuổi, ở lứa tuổi nào cũng có thần tượng, chỉ có khác nhau ở cách biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ như những người đàn ông đích thực thì thần tượng bóng đá, những người thuộc thế hệ cha ông thì lại thích nghe nhạc Trịnh, hay nhạc tiền chiến... Riêng ở lứa tuổi teen, thì cách biểu hiện cuồng nhiệt hơn, do tính năng động và chưa có định hướng cụ thể trong cách nhìn thần tượng. Người lớn hơn một chút thì suy nghĩ về thần tượng lại khác đi, một phần cũng là do các mối quan hệ và vấn đề sự nghiệp chi phối. Hình ảnh thần tượng của họ lúc này lại là những người giàu có và thành đạt. Đây là hiện tượng tâm lí thường thấy và do vậy người lớn, các bậc phụ huynh thay vì ngăn cấm dẫn đến hành vi bất mãn, phá phách ở các em thì nên tiếp cận với sở thích của các em và định hướng rõ ràng cho các em biết việc hâm mộ là tốt chứ không nên “phát cuồng”. Nếu phê phán thì vô tình làm cho con cái hiểu rằng ba mẹ không hiểu gì cả và dần dần sẽ ít chia sẻ với ba mẹ, vô tình tạo nên một khoảng cách rất khó để gần gũi các em. Tạo tấm gương sáng cho các em học tập và noi theo; giáo dục những gương người thực việc thực cho các em có mục tiêu , định hướng thực tế để học tập. Đây thiết nghĩ cũng là một cách hay để các em không bị “cuồng” vào những thứ không rõ ràng, những thứ hào nhoáng hấp dẫn bên ngoài. Thuốc chữa thì nhiều, nhưng áp dụng thế nào cho nhiều bạn trẻ là điều còn phải bàn dài dài, nhất là trong giáo dục lối sống, trang bị kiến thức bảo vệ mình trước những cơn ngông cuồng thời thượng tập thể. Nhưng ít ra, sự quan tâm của cả xã hội, của bậc phụ huynh, của ngay cả những người quản lý văn hóa, nhà tổ chức biểu diễn, truyền thông... cũng có thể làm được những bước hạn chế fan cuồng đầu tiên.Nguồn: ST Blog Phong cầm. Picture 2. Bài viết: ""Văn hóa thần tượng" - Đẹp cho tuổi trẻ"Chúng ta đều thấy, dù ở lứa tuổi nào thì ở mỗi con người đều có những hình ảnh, những thần tượng riêng như một thước đo chuẩn mực để hướng đến. Thế nhưng, cái gì cũng vậy, nếu vừa đủ thì tốt, nhưng nếu quá lên thì sẽ phản tác dụng và "thần tượng" cũng vậy. Yêu, thích, đam mê một người và hướng theo điều tốt từ người đó thì được nhưng nếu vì si mê mà phát cuồng vì người đó khiến con người ta lệch lạc suy nghĩ, đôi khi dẫn đến mất lý trí, tính cách, thậm trí vì nó mà mất đi người thân mang tiếng bất hiếu thì quả là đáng trách.Về chuyện "văn hóa thần tượng" là chuyện như "thường ngày ở phố huyện", chủ đề không hề mới, nhưng mỗi lần xuất hiện lại là một sức nóng, sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Những hình ảnh, video... hay những câu chuyện đau lòng luôn được mang ra mổ xẻ để phê phán lối sống cách suy nghĩ của giới trẻ hiện nay quá ngông cuồng, rảnh rỗi, đôi khi quá dư thừa nước mắt để than thay khóc mướn cho những việc giời ơi... mà bỏ qua những việc xung quanh mình như lòng tự trọng, tình yêu thương gia đình, ....Phát cuồng vì Thần TượngThời đại kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực. Chính vì vậy, nên ngoài buổi biểu diễn của các nghệ sỹ trong nước còn có các đêm nhạc hội về văn hóa các nước cũng liện tục được mở ra như Hàn Quốc, Nga, Mỹ... và khi ấy các nghệ sỹ nổi tiếng của nước đó sẽ có mặt tại Việt Nam để tham dự. Tuy nhiên, những năm gần đây thì các nghệ sỹ Việt và nghệ sỹ Hàn luôn nhận được tình cảm, sự ưu ái nhiều nhất của các fan.Mới đây nhất khi báo Trung Quốc đưa tin một ông bố đã tước đi mạng sống của đứa con gái mà lý do khiến người xung quanh đau xót nhưng không khỏi ngỡ ngàng vì cô bé quá cuồng vì Kpop. Vì quá mê thần tượng nên dùng tiền mua tất cả những đồ vật liên quan tới thần tượng, đỉnh điểm là cô đã có lời lẽ không hay cãi lại bố, câu nói như vết dao cứa vào trái tim người cha: Bố mẹ không tốt bằng thần tượng và kết quả trong một phút nóng giận không kìm lòng người cha đã lấy đi mạng sống của đứa con gái mà ông thương yêu nhất.Hay trong những đêm nhạc hội của Hàn Quốc, diễn viên điện ảnh nổi tiếng... của xứ Kim Chi thì không ít các fan lê la từ sân bay về khách sạn, khóc lóc thảm thiết vì thần tượng. Thậm chí, có người cha hy sinh mạng sống của mình để con gái được gặp thần tượng. Nhưng rồi có mất cha - người thân yêu chăm lo cuộc sống hàng ngày cho con thì cô bé vẫn không thể gặp được thần thượngĐọc được bức tâm thư này có lẽ người bố người mẹ sẽ đau lòng lắm. Sinh con ra với bao nhiêu hy vọng vào tương lai cuộc sống của con nhưng rồi "tương lai" lại chẳng quan tâm tới mình: “Em để dành tiền mua bánh đậu - bánh cốm từ Hà Nội mang vào, rồi xin tiền ba mẹ mua vé ở khu vực VIP, để bằng mọi cách quăng bánh lên sân khấu mong cho thần tượng sẽ nhìn thấy, nhặt lên và ăn là em cảm thấy hạnh phúc lắm vì giúp cho thần tượng có thêm sức khỏe để hát… ”. “Ước mơ lớn nhất trong cuộc đời em cho đến lúc này là được gặp thần tượng, và cuối cùng thì em cũng đã thực hiện được… ”Nhà thơ Phong Việt: "Không ai trách một người nào đó yêu quý thần tượng. Cũng không ai trách một người nào đó sưu tầm những tư liệu về thần tượng mình yêu quý… Nhưng tôn sùng đến mức ngày đêm mất ngủ, lấy buồn vui của thần tượng làm buồn vui của mình, thậm chí xem thần tượng là số 1 trong lòng hơn cả gia đình và cha mẹ thì đã không còn là chuyện quyền lợi chính đáng của bản thân."Mất nhân cách vì thần tượngNgoài những fan như cô gái mất cha, cãi cha chỉ để gặp thần tượng thì những fan cuồng quá đến mức không còn là mình nữa, tự cho mình cái quyền được chửi người khác vì dám xúc phạm đến thần tượng, hay thần tượng đó dám lừa dối mình.Điều đó đủ cho thấy, các fan bây giờ thần tượng một cách thái quá. Ngoài việc đam mê những phong cách tốt những sản phẩm nghệ thuật mà các nghệ sỹ mang lại thì lại thọc sâu vào đời tư của họ. "Yêu quá hóa liều" không được gặp cũng khóc, gặp được cũng khóc, ngoa ngôn...Nguồn: vietbao.vn Picture 3. Bài viết: "Giới trẻ và hiệu ứng fan cuồng"Trước hiện tượng giới trẻ đam mê yêu thích phim, ca nhạc Hàn Quốc một cách "mông muội", nhiều chuyên gia cho rằng, cách làm nghệ thuật của không ít những nghệ sĩ trong nước hiện nay đã tiếp tay đẩy vấn nạn này trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Cơn bão "cuồng" thần tượng của giới trẻ ViệtNhiều người còn tạo ra mối quan hệ tưởng tượng với thần tượng vì sự xuất hiện liên tục của họ trên truyền thông tạo cảm giác thần tượng đang nói chuyện trực tiếp với họ.Không khó để chúng ta nhận thấy rằng, hiện nay những nghệ sĩ thiếu tài năng nhưng đầy tham vọng của nước ta ngày đêm tìm đủ trăm phương ngàn kế làm cho hình ảnh của mình giống hệt các ngôi sao Hàn Quốc. Họ sẵn sàng bỏ cả núi tiền, chủ động sang tận xứ sở Kim Chi để "gọt đẽo" lại mình. Bất chấp đau đớn về thể xác miễn được ngoại hình như ý muốn. Nhiều nghệ sĩ đã chấp nhận cắt, xẻ, đập, nối làm sao có đôi môi, cặp mắt, mái tóc, vóc dáng y hệt những ngôi sao Hàn Quốc.Không dừng lại ở đó, sau khi có một bản "copy" về ngoại hình, những nghệ sĩ này bước vào một đợt tập duyệt gian khổ để việc đi đứng, cười nói, trình diễn "giống... y bản chính". Đằng sau những "nghệ sĩ" này là cả một ê kíp hùng hậu, trang điểm, dàn dựng chương trình, quảng cáo làm trợ thủ đắc lực. Còn phải kể đến những đạo diễn, nhạc sĩ, diễn viên, nhà đài dùng mọi phương kế để "copy" nhạc Hàn lời Việt, mua kịch bản phim Hàn về Việt hoá, chiếu phim trên các giờ vàng...Nhiều chuyên gia cho rằng, chính trào lưu "Hàn Quốc hóa" của những người làm nghệ thuật Việt Nam đã khiến cho giới trẻ lệch chuẩn về nhận thức thẩm mỹ mà hiện tượng "fan cuồng" là đỉnh điểm của sự lệch chuẩn này.TS Tâm lý học Trịnh Trung Hòa cho rằng, người làm nghệ thuật Việt Nam cần phải thẳng thắn nhìn nhận mình lại mình. Du nhập văn hoá ngoại vào Việt Nam nói chung và Hàn Quốc nói riêng phải có chọn lọc. Làm nghệ thuật phải có phong cách riêng, phải đặt vấn bản sắc văn hoá Việt lên hàng đầu.Nhập khẩu nghệ thuật một cách tràn lan, thiếu ý thức hoặc cố tình nhại theo kiểu "mì ăn liền", chỉ biết chạy theo thị hiếu trước mắt vô hình trung đẩy giới trẻ tới chỗ ngộ nhận về giá trị thẩm mỹ, lối sống.TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho biết, nguyên nhân của vấn nạn "fan cuồng" một phần bắt nguồn việc chúng ta thiếu những tác phẩm nghệ thuật đủ sức cạnh tranh ngang bằng với những sản phẩm du nhập từ bên ngoài. Phải có những đột phá mới về nghề nghiệp để cạnh tranh sòng phẳng qua đó định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý về nghệ thuật cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp khi mà việc các kênh truyền hình Việt Nam có dung lượng phát sóng phim ảnh, ca nhạc Hàn Quốc quá nhiều khiến giới trẻ ngộ nhận đó là chuẩn mực của nghệ thuật.Hai chuyên gia này cùng có quan điểm, cần có sự bắt tay của cả xã hội nhằm hạn chế trước xu hướng lệch chuẩn về nhận thức thẩm mỹ và đạo đức của giới trẻ hiện nay. Đây không đơn thuần là việc thích hay không thích một ai đó của giới trẻ mà là một biểu hiện của sự lệch chuẩn đáng báo động trong đời sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Nghệ sĩ cũng cần phải được giáo dục lạiChủ tịch hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra quan điểm: Nghệ sĩ cần phải có trách nhiệm đối với bản thân và công chúng. Việc khai thác triệt để thị hiếu của giới trẻ để kiếm tiền mà bất chấp hậu họa của nó mang đến không khác gì tội ác. Vị TS này khẳng định: "Một số nghệ sĩ Việt, đặc biệt nghệ sĩ trẻ cần phải được giáo dục lại. Họ phải hiểu rằng, thế nào là một nghệ sĩ chân chính, thế nào là văn hoá. Bản thân những ca sĩ kiểu này cần được huấn luyện lại về mặt chuyên môn cũng như nhận thức về nghề. Không thể để họ tự tung tự tác muốn gì làm nấy. Chúng ta không thể bình thản trước hiện tượng "fan cuồng" bởi về lâu dài nó sẽ trở thành thảm họa".Theo Người Đưa TinNguồn : 2Sao Ngoài các bài viết trên, bạn cũng có thể tìm đọc thêm tại địa chỉ: http://baothanhhoa.vn/vn/clip/n92808/Văn-hóa-thần-tượng-ở-tuổi-mới-lớnhttp://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/giai-ma-hoi-chung-cuong-than-tuong-o-tuoi-teen-2967552.htmlhttp://www.baomoi.com/Hoi-chung-cuong-than-tuong-cua-gioi-tre/71/15503507.epihttp://www.baomoi.com/Hoi-chung-cuong-than-tuong-cua-gioi-tre/71/15503507.epihttp://www.tinmoi.vn/lienquan/Lieu-thuoc-nao-cho-hoi-chung-cuong-than-tuong-994959.htmlhttp://www.tinmoi.vn/lienquan/Lieu-thuoc-nao-cho-hoi-chung-cuong-than-tuong-994959.html
Yêu mến thầm tượng ở nghĩa tích cực thì sẽ làm đẹp và phong phú đời sống tinh thần của mỗi người, nhưng gần đây thì xã hội đang đau đầu trước hội chứng cuồng thần tượng thái quá thậm trí là có phần lệch lạc trong một bộ phận khá đông các bạn trẻ.
Ý kiến về hiện tượng fan cuồng - Nhà thơ nổi tiếng Đỗ Trung Quân đã đăng tải bài thơ có cái tên khá dài:. "Hãy tiết kiệm thứ còn lại duy nhất" Bài thơ thể hiện quan điểm của con người sau thời đại trước mỗi cầm súng ra trận với giới trẻ ngày nay đang sống trong hòa bình nhưng không ý thức rõ tình yêu của mình đang ở đâu đằng sau. Bài thơ có những đoạn chỉ trích thẳng vào fan Kpop: "Bọn đàn ông Tôi cũng trên rơi nước mắt . Khí nhìn xác đồng bào, ôm trong tay đồng đội . Sắt đá giữ lại nghen ngào Nhưng các em ạ Chúng ta có thể không bao giờ rơi lệ Những chuyện tào lao Chúng tôi có thể không mất thì giờ nửa đêm chạy ray, gào thét trước cổng sân bay để đôn đứa lạ hoắc lạ Huo Bố mẹ ra khỏi nhà cũng chả biết đi đâu "... - Ý kiến của Nhà văn trẻ Gào nhiều càng đúng văn hóa thần tượng giới trẻ hiện nay: .. "Tôi cho rằng, trong mỗi thời kỳ, cách hâm mộ thần tượng sẽ khác nhau Bây giờ, giới trẻ hâm mộ những hình mầu dựng sẵn Họ có thể quan trọng lắm những thứ họ nghe, các sản phẩm nghệ thuật của thần tượng, họ quan tâm nhiều hơn Gu ăn mặc thời thượng thế. không bạn? Gương mặt thế nào? Đẹp hay xấu? Đã qua phẫu thuật hay chưa? Mặc nhiên, họ cho phép mình nhúng sâu vào đời tư nghệ sĩ của -. những người mà họ yêu mến người Tôi không lên án cách "thần tượng" mà, vì tối đa quá xa thế hệ của họ, không còn đủ bén nhạy cho tuổi trẻ để có sự cho phép để lên án họ. Tuy nhiên, Tôi thấy, thần tượng thời buổi này, trở là tội nghiệp hơn xưa. Bởi, người hâm mộ họ, có nhiều loại. Nhưng không phải là 'loại nào, cũng đủ văn hóa, nhận thức trong tình yêu của mình - thứ tình yêu mang tính sở hữu nhiều ngưỡng mộ ". - Nhà Thờ Phong Việt : "Không ai trách một người nào đó yêu quý thần tượng. Cung không có ai trách một người nào đó sưu tầm những tư liệu về thần tượng mình yêu quý. .. Nhưng tôn sùng đến mức ngày đêm mất ngủ, lấy buồn vui của thần tượng làm buồn vui của mình, thậm chí xem thần tượng là số 1. trong lòng hơn cả gia đình cha mẹ thì và đã không còn được quyền lợi chuyện chính đáng của thân bản "- Theo chuyên gia tâm lý Minh Huệ : "Khí thần tượng ai mà chúng ta phải biết kiểm soát bản thân mình, chấm dứt lại đúng lúc và được học hỏi những điểm tốt của người ta, lấy đó là cái để Hương, đừng hâm mộ một cách thái quá làm cho việc thần tượng mất đi nét văn hóa đẹp Cap có của nó ... ". Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý Minh Huệ cũng nhắn nhũ :. "Thần tượng đôi khi chỉ là ánh hào quang mà rực rỡ ra một diện phương, khia cạnh nào đó chứ không phải tất cả, là tuyệt đối Vì thần tượng cũng con người đối với những người điều hay, dở xen đan, làm mà không nên "thần thánh hóa" họ, nếu có bị suy sup de về thần tượng Bộc lộ những điều chưa đẹp, chưa tốt. "Khỉ hâm mộ ai đó, bạn cần tỉnh táo, có thể bi tùy mức độ quá. Học điều hay từ họ cũng sẵn sàng và xem xét từ bỏ hình tượng sau đó nếu phù hợp với mình ", chuyên gia tâm lý Minh Huệ chia sẻ . - Tiến sĩ tâm lý giáo dục Nguyễn Kim Quý cũng cho rằng, nguyên nhân sâu xa làm cho tuổi hơn tuổi teen cuồng thần tượng đến mức "bệnh" là các em chưa tìm đúng con đường đi cho mình, cộng như sự tác động từ môi trường sống và giáo dục gia đình. Tiến sĩ đưa ra, ý kiến rằng :. "Chẳng hạn, Nông thôn ra, cac em được giúp đỡ gia đình ít có được thời gian, điều kiện nảy sinh hiện tượng cho lệch lạc thần tượng Còn ra thành phố, cac em có điều kiện, được giao lưu văn hóa với các nhiều hơn bên ngoài, không có cơ hội tìm hiểu, theo đuổi đam mê thần Hơn nữa tượng., các bậc phụ huynh ra thành phố có tâm lý chiều con hơn chuong, có điều kiện kinh tế hơn

    Trao đổi của độc giả

    Name * First Last Email * Comment *
Submit Bài tập vận dụngNghị luân về hiện tượng fan cuồng của giới trẻ này nay. Bài làm 1 Trong một xã hội đang phát triển hiện nay,thì mọi thứ cũng sẽ phát triển : công nghệ, kinh tế, giải trí,... và trong đó giải trí là một nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là giới trẻ. Có một số bạn thanh thiếu niên đã coi một số nghệ sĩ,ca sĩ là thần tượng của mình. Có một thần tượng là một điều bình thường nhưng nếu thần tượng quá sẽ gây ra những ảnh hưởng. Vậy thần tượng là gì ? Thần tượng chính là một người mà chúng ta ngưỡng mộ,mà chúng ta cảm thấy thích,một mẫu người hoàn hào đối với bản thân mà chúng ta luôn muốn được như vậy. Trong cuộc sống, có rất nhiều kiểu để xây dựng riêng nên một thần tượng của bản thân mình. Nhưng giới thanh thiếu niên hiện nay thì đa số lại có thần tượng là một ca sĩ, nghệ sĩ nào đó. Coi một ca sĩ hay nghệ sĩ là thần tượng không phải là xấu mà đó chỉ là một hiện tượng tâm lý bình thường. Nhưng ta cần phân biệt thần tượng với si mê,si mê là khi con người mù quáng,mất ý thức và trở nên cuồng tín.Quá mê thần tượng sẽ hành đông không suy nghĩ, mê muội, và sẽ đánh mất chính mình. Như vậy ta đã thần tượng quá mức gây nên những ý nghĩ tiêu cực và không tốt. Vì thần tượng là một người mà chúng ta ngưỡng mộ nên chúng ta cần học những cái tốt. Ngay cà đối với bản thân tôi thì tôi cũng có một thần tượng là ca sĩ ,nghệ sĩ nhưng tôi chỉ thần tượng họ ở một mức độ nào đó mà chính bản thân tôi cho phép. Các ca sĩ, nghệ sĩ cũng chỉ là một con người bình thường nên họ cũng sẽ giống như chúng ta,muốn có được những thời gian riêng tư, và chúng ta-những "fan" hâm mộ cũng nên biết thần tượng họ ở một giới hạn nào đó, không nên đi sâu,xem xét,soi mói ngóc ngách khác của đời sống thần tượng. Chúng ta yêu mến họ,và họ cũng có những tình cảm dành cho người hâm mộ nhưng không có nghĩa là chúng ta cần tới mọi buổi diễn hay lúc nào cũng ủng hộ mua album cho họ hay là có thể làm bất cứ điều gì để được gặp họ,nhưng chỉ cần ta coi họ là thần tượng là đủ rồi. Nói chung có một thần tượng sẽ tốt nếu các bạn trẻ không trao gửi tất cả ước mơ, hy vọng của mình vào thần tượng, không vì theo thần tượng mà quên hết các mối quan hệ khác và mụ mị chính tinh thần của bản thân. Cuộc sống luôn cần một chút gì đó để yêu thích. Một chút gì đó để ngưỡng mộ. Một chút gì đó để giải nhiệt cuộc sống… nhưng chỉ một chút thôi, không phải là tất cả.Bài làm 2.rong cuộc sống, có đủ hương vị mặn, ngọt, cay, đắng, cũng giống như con người chúng ta vậy, mỗi người đều có quyền được yêu, ghét, giận hờn hay thậm chí là thần tượng một ai đó. Thời nay, việc thần tượng những ca sĩ, nghệ sĩ cũng là việc rất bình thường với giới trẻ. Vậy thần tượng là gì? Thần tượng là hiện tượng ta quí trọng hay tôn sùng ai đó một cách say mê. Thần tượng thường là các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng nhưng đôi khi cũng là những tấm gương hiếu học, vượt khó hay có thể thần tượng của bạn là chính cô giáo dạy văn của mình… Nếu ai thần tượng những tấm gương tốt như vậy thì sẽ không có gì bàn cãi cả. Song, hiện nay có một số thanh thiếu niên coi những ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng, liệu điều đó có tốt cho họ không? Theo tôi, thần tượng sẽ giúp những thanh thiếu niên đó vui vẻ hơn bằng cách giúp họ hòa nhập và chia sẻ những chủ đề thú vị về cuộc sống của thần tượng với nhau. Tính thẩm mỹ về thời trang của thần tượng cũng như những đức tính tốt của họ sẽ được những bạn trẻ tiếp thu, học hỏi để dần hoàn thiện bản thân hơn.Tuy nhiên, mặt trái của việc coi ca sĩ, nghệ sĩ là thần tượng thì lại không ít. Chen chúc, giẫm đạp nhau chỉ để nhìn thấy bóng dáng thần tượng. Khóc lóc, doạ dẫm thậm chí đòi tự tử khi thần tượng có tin đồn tình cảm với một ai đó. Đây chính là phác hoạ của một bộ phận giới trẻ đang phát cuồng vì thần tượng. Ngày xưa, nếu ta thấy hành động như vậy là lạ lẫm, ta sẽ ngạc nhiên với hành động lỗ mãn như thế thì với cộng đồng giới trẻ bây giờ, đó là chuyện quá đỗi thường tình. Đó là vì càng ngày càng có nhiều những câu chuyện tiêu cực như thế này xảy ra. Hậu quả của việc “hâm mộ cuồng nhiệt” như vậy là những thanh thiếu niên đó đánh mất tương lai, sự nghiệp học tập của mình để “bôn ba” theo những thần tượng đó. Đến đây, thiết nghĩ không cần phải tranh luận nhiều. Vấn đề ở chỗ: thần tượng là ai? Ai được thần tượng? Thần tượng như thế nào và ra làm sao mới là điều đáng bàn cãi. Khoảng thời gian mới vào học lớp sáu là thời gian rất đáng sợ với tôi do phải xử lí nhiều bài tập và thích nghi không quen với một môi trường hoàn toàn mới. Từ khi tôi gặp được thầy Giang - giáo viên môn anh văn trong trường. Tôi xem thầy như thần tượng và quyết tâm học tốt môn Anh. Gần đây, thông tin các bạn nữ cắt cổ tay gửi hình cho thần tượng mình càng làm tôi hoảng hốt, sự cuồng nhiệt đó làm ko ít người phải phát sợ.Tóm lại, người hâm mộ phải có trách nhiệm với sự cuồng nhiệt của mình, biết cân bằng cuộc sống riêng của bản thân với lối sống riêng của thần tượng, đừng để thần tượng làm ảnh hưởng quá nhiều dẩn đến những tiêu cực trong cuộc sống. Theo tôi,thanh thiếu niên chúng ta phải biết yêu chính bản thân mình trước khi yêu người khác.Bài làm 3Thần tượng là hình mẫu lí tưởng, mô thức hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật mà người hâm mộ mún, học hỏi, noi theo và tiếp nối.Họ tạo nên những xu hướng mới lạ và khi đó người hâm mộ sẽ noi theo, bắt chước giống như thần tượng của mình.Những nghệ sĩ ca sĩđánh bóng tên tuổi của mình bằng hình thức như luôn sáng tác các ca khúc,gây ra những tai tiếng xấu,… .Nhưng giới trẻ lại xem đó là những điều hay mà học hỏi.Một số các thanh thiếu niên bắt chước thái quá hoặc giống hoàn toàn với thần tượng của mình.Đó cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con em của họ.Nhưng họ lại không có thời gian chăm sóc cho con của mình nên ít quan tâm đến.Vì vậy ngày càng nhiều những hành động hâm mộ thái quá của thanh thiếu niên.Qua các sự việc được nêu ở trên cho ta thấy được hai mặt về việc hâm mộ thần tượng ở thanh thiếu niên:sống có thần tượng cũng là một nét văn hóa.Nhưng vấn đề là nét văn hóa ấy cần được người hâm mộ thể hiện, kiểm soát và điều chỉnh một cách phù hợp để giúp bản thân vươn lên, tiến bộ không ngừng.Và thần tượng phải góp phần làm cho người hâm mộ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, sống tốt đẹp và sống có ý nghĩa hơn.Vì vậy người hâm mộ nên học hỏi điều tốt đẹp từ thần tượng chứ không phải sùng bái mộtt cách điên cuồng rồi đua đòi,bắt chước theo những thói hư tật xấu mà bỏ bê học hành có khi dẫn đến bệnh hoang tưởng.Từ những hành động của thanh thiếu niên dành cho thần tượng của mình một cách thái quá cho ta rút được kinh nghiệm:chọn cho mình một thần tượng phù hợp để học ở đó thái độ cầu tiến, đề ra cho mình hướng đi, lối sống đúng đắn… .Chứ không phải bắt chước thái quá gây phản cảm cho người khác và có khi làm hại đến bản thân mình Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started

Từ khóa » Fan Cuồng Thần Tượng Là Gì