Giải Đáp: Chi Phí NHỔ RĂNG SÂU, RĂNG HƯ Giá Bao Nhiêu Tiền?

Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền phụ thuộc phần lớn vào vị trí của răng được nhổ. Việc nhổ một chiếc răng bị sâu, hư sẽ có sự chênh lệch về chi phí so với nhổ răng khôn có cùng bệnh lý, tổn thương. Để biết được cụ thể chi phí nhổ răng sâu, răng hư giá bao nhiêu tiền bạn có thể tham khảo ngay thông tin trong bài viết sau đây.

Chi phí Nhổ Răng Sâu, Răng Hư giá bao nhiêu?
Chi phí Nhổ Răng Sâu, Răng Hư giá bao nhiêu?

I. Các trường hợp cần nhổ răng

Việc nhổ răng được xem là một thủ thuật nha khoa. Đây là giải pháp gần như không thể tránh khỏi khi răng bị tổn thương hoặc hư hại nặng nề, đến mức không thể phục hồi hay bảo tồn.

Theo đó, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng nếu thuộc các trường hợp sau đây:

1. Răng bị sâu hoàn toàn

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công và phá hủy các mô cứng của răng (men răng và tủy răng), nhiều trường hợp còn có thể tác động đến tủy và vùng xung quanh chóp răng.

Trong trường hợp sâu răng ở thể nhẹ, mẻ vỡ ít, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi bằng trám răng hay bọc răng sứ.

Răng thật chỉ bị nhổ bỏ khi bị sâu hoàn toàn, vỡ, mẻ hầu hết cấu trúc của răng, dẫn đến chết tủy, viêm nhiễm nặng ở chân răng. Trong trường hợp này, nhổ răng là một chỉ định cần thiết, giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ viêm nhiễm toàn bộ khuôn hàm.

Nhổ răng khi răng đã sâu hỏng toàn bộ không còn điều trị được nữa
Nhổ răng khi răng đã sâu hỏng toàn bộ không còn điều trị được nữa

2. Răng bị gãy sát nướu

Với các trường hợp răng chỉ bị sứt mẻ hoặc gãy vỡ nhẹ, phần lớn chân răng còn khỏe mạnh, việc phục hình bằng trám hoặc bọc sứ là giải pháp hiệu quả để duy trì răng thật và chức năng ăn nhai.

Tỷ lệ giữ được răng gãy sát nướu hoặc bên dưới nướu rất thấp, buộc bệnh nhân phải nhổ bỏ.

Răng bị gãy sát nướu cần được nhổ bỏ sớm
Răng bị gãy sát nướu cần được nhổ bỏ sớm

3. Răng sữa không rụng

Trẻ đã đến lúc thay răng nhưng răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu lung lay, gãy rụng. Hoặc răng sữa chưa rụng trong khi răng vĩnh viễn đã bắt đầu mọc.

Trong các trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ để thăm khám và có biện pháp nhổ răng kịp thời. Qua đó sẽ tạo được khoảng trống phù hợp để răng vĩnh viễn có thể mọc lên được thuận lợi đúng vị trí, hạn chế tối đa nguy cơ răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn.

Răng sữa không rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc lên cần phải được nhổ bỏ sớm
Răng sữa không rụng nhưng răng vĩnh viễn mọc lên cần phải được nhổ bỏ sớm

4. Mắc các bệnh lý răng miệng nặng

Răng bị viêm tủy, chết tủy, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, thân răng hư hỏng nặng, không còn đảm bảo được khả năng ăn nhai thì cũng cần được nhổ bỏ sớm.

5. Răng bị viêm nhiễm mãn tính

Răng bị viêm nhiễm ở chóp răng gây sưng tấy, đau nhức kéo dài, điều trị nhiều lần nhưng bệnh vẫn tái phát liên tục. Lúc này cũng cần phải nhổ bỏ răng để tránh nguy cơ viêm nhiễm lây lan ảnh hưởng đến những răng xung quanh cũng như sức khỏe cơ thể.

6. Răng bị lung lay

Răng bị lung lay do bệnh lý phát triển nặng hoặc chấn thương, va đập mạnh không đảm bảo được khả năng ăn nhai và không thể điều trị phục hồi được. Nhổ răng trong trường hợp này cũng cần thiết để tránh gây đau nhức, mệt mỏi dai dẳng cho bệnh nhân.

Răng lung lay nặng thường được chỉ định nhổ bỏ
Răng lung lay nặng thường được chỉ định nhổ bỏ

7. Chỉ định khi niềng răng

Khi niềng răng, tùy từng tình trạng răng sai lệch ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định nhổ bớt răng. Điều này nhằm tạo ra được chỗ trống lý tưởng giúp cho các răng dễ dàng dịch chuyển theo đúng phác đồ.

Thông thường, các răng được chỉ định nhổ bỏ sẽ ít có vai trò về mặt thẩm mỹ hay ăn nhai nên bệnh nhân có thể an tâm. Sau khi niềng răng khoảng trống nhổ răng cũng sẽ được lấp kín lại với kết quả tối ưu hàm răng đều đặn, cân đối khớp cắn ở 2 hàm.

Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định chính xác phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho trường hợp răng miệng cụ thể của bạn. Do đó, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Một số trường hợp niềng răng cần nhổ răng để tạo khoảng trống
Một số trường hợp niềng răng cần nhổ răng để tạo khoảng trống

II. Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng

Đối với những trường hợp răng có bệnh lý, chấn thương, hư hỏng nặng không thể điều trị bảo tồn hiệu quả thì việc nhổ răng là bắt buộc.

Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng đều nhổ răng được an toàn, hiệu quả. Nếu bệnh nhân đang gặp tình trạng bên dưới đây thì bác sĩ sẽ trì hoãn nhổ răng tạm thời nhằm tránh tối đa các rủi ro có thể xảy ra:

1. Đang bị bệnh hoặc mới khỏi bệnh

Khi đang bị bệnh hoặc vừa mới khỏi bệnh sức đề kháng của cơ thể vẫn còn khá kém và khả năng đông máu, lành thương cũng không được tốt như bình thường.

Nhổ răng lúc này có nguy cơ cao gây đau nhức, sưng tấy, chảy máu dai dẳng khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Không chỉ vậy, vết thương sau nhổ răng cũng mất một khoảng thời gian dài mới hồi phục hoàn toàn.

2. Khi răng đang bị sưng viêm

Thời điểm răng đang có các vấn đề sưng tấy, viêm nhiễm ở nướu, mắc các bệnh lý nha chu, áp xe răng hay có tình trạng nhiễm trùng thì cũng không được nhổ răng. Điều này nhằm ngăn ngừa tình trạng chảy máu dai dẳng, khó cầm máu và lây lan viêm nhiễm ở khoang miệng nặng nề hơn.

3. Đang mang thai và đến kỳ kinh nguyệt

Trong giai đoạn mang thai và đến kỳ kinh nguyệt cơ thể của phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố dẫn đến sự nhạy cảm ở răng nướu diễn ra nhiều hơn so với bình thường.

Vậy nên bất cứ tác động nào từ việc nhổ răng cũng đều dễ gây ra tình trạng đau nhức, chảy nhiều máu thậm chí khó cầm máu được hiệu quả.

Bên cạnh đó việc phải tiêm tê và dùng thêm một số loại thuốc kháng sinh sau nhổ răng cũng có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

Không nên nhổ răng khi đang mang thai
Không nên nhổ răng khi đang mang thai

III. Chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?

Nhổ răng sâu bao nhiêu tiền cũng như với các trường hợp răng hư hỏng, răng trẻ em, răng khôn sẽ có mức giá niêm yết riêng biệt.

  • Nhổ răng trẻ em

Nhổ răng sữa cho các bé ở Nha khoa Đông Nam là hoàn toàn miễn phí.

  • Chi phí nhổ răng sâu

Trường hợp nhổ các răng một chân (răng số 1, 2, 3) hoặc các răng có nhiều chân nhưng ở vị trí dễ như 4, 5, 6, 7, bạn sẽ được áp dụng mức giá nhổ răng thường là 500.000 – 1.000.000VNĐ/răng tùy thuộc vào độ khó của mỗi răng.

  • Chi phí nhổ răng khôn

Răng khôn là tên gọi của chiếc răng cối thứ ba, cùng là chiếc răng vĩnh viễn mọc sau cùng của khuôn hàm. Độ tuổi mọc răng khôn thường là từ 18 – 25 tuổi. Vì nằm sâu trong khuôn hàm nên việc vệ sinh chiếc răng là tương đối khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu,…

Trường hợp nhổ răng khôn bị hư, sâu hay răng khôn mọc lệch lạc mức chi phí sẽ cao hơn răng thường. Bởi bác sĩ phải thực hiện kỹ thuật phức tạp và mất nhiều thời gian hơn để nhổ được răng. Mức chi phí cho nhổ răng khôn hàm trên sẽ là 1.500.000 VNĐ/răng và hàm dưới sẽ là 2.500.000 VNĐ/răng.

Chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?
Chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?

Bạn có thể tham khảo bảng giá nhổ răng tại Nha Khoa Đông Nam được niêm yết cụ thể trong bảng sau đây:

NHỔ RĂNG – TIỂU PHẪU CHI PHÍ GHI CHÚ
Nhổ răng sâu, răng hư 500.000 – 1.000.000 VNĐ 1 răng
Nhổ răng sữa Miễn phí
Nhổ răng khôn hàm trên 1.500.000 VNĐ 1 răng
Nhổ răng khôn hàm dưới 2.500.000 VNĐ 1 răng
Thăm khám & Tư vấn Miễn phí
Chụp X – quang Miễn phí

chuong-trinh-lien-ket-ngan-hang-dau-bai-viet

IV. Quy trình nhổ răng tại Nha Khoa Đông Nam

Nhổ răng tại Nha Khoa Đông Nam được trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ phải có tay nghề cao, có kiến thức chuyên sâu về cấu tạo của các răng trong khuôn hàm, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Đồng thời tuân thủ quy trình đạt chuẩn, vô trùng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh rủi ro có thể phát sinh.

1. Bước 1: Thăm khám và kiểm tra cấu trúc răng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra, chụp phim X – Quang để đánh giá cấu trúc của các răng trong khuôn hàm, chiều dài, chiều rộng, số chân răng và dây thần kinh xung quanh. Từ đó, đưa ra hướng nhổ răng an toàn, hiệu quả cho bệnh nhân.

2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước súc miệng có chứa Fluor để làm sạch vi khuẩn có trong khoang miệng, tránh viêm nhiễm khi nhổ răng.

3. Bước 3: Gây tê

Sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ sẽ gây tê vị trí răng cần nhổ nên bệnh nhân hoàn toàn không cảm thấy đau nhức hay khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.

4. Bước 4: Nhổ răng

Với bộ dụng cụ nha khoa chuyên dụng, bác sĩ tiến hành loại bỏ hoàn toàn cả phần thân và chân răng cần nhổ. Nhờ áp dụng kỹ thuật nhổ răng bằng sóng siêu âm tiên tiến, Nha khoa Đông Nam đảm bảo quy trình diễn ra nhanh chóng, an toàn và ít chảy máu.

Sau khi nhổ xong bác sĩ sẽ khâu vết thương (nếu cần), cho bệnh nhân cắn bông gạc để cầm máu. Đồng thời kê thêm toa thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc phù hợp để vết thương nhanh lành.

Hình ảnh thực tế một ca nhổ răng số 6 bị áp xe nặng
Hình ảnh thực tế một ca nhổ răng số 6 bị áp xe nặng

V. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Sau nhổ răng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn để chống viêm, giảm đau. Bạn nên uống thuốc đầy đủ và không tự ý sử dụng các loại thuốc khác khi chưa thông qua sự chỉ định của bác sĩ.

  • Thực hiện chườm lạnh vào những ngày đầu sau nhổ răng và chườm ấm trong những ngày tiếp theo để giảm sưng đau, tan tụ máu bầm nhanh hơn.
  • Sau khi nhổ răng cần tránh khạc nhổ mạnh, không dùng tay hay bất cứ vật dụng nào để chạm lên vết nhổ.
  • Hạn chế tối đa việc dùng các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, thuốc lá để hạn chế xảy ra viêm nhiễm làm vết thương lâu hồi phục.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên lơ là trong việc chăm sóc răng miệng. Nên đánh răng đều đặn vào mỗi buổi sáng, tối. Súc miệng với nước ấm để giảm cảm giác khó chịu ở khoang miệng.

  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn tránh sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn.
  • Ăn uống nên ưu tiên những món mềm, loãng, nấu chín kỹ để dễ nhai nuốt. Uống nhiều nước lọc để khoang miệng không bị khô.
  • Không ăn nhai quá dai, cứng, tránh dùng các món nhiều đường, các món chiên rán nhiều mảnh vụn,…
  • Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc nặng nhọc quá sức.

Nếu sau nhổ răng có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh nguy hại đến sức khỏe.

Chườm lạnh, chườm ấm giúp giảm sưng đau sau nhổ răng khá tốt
Chườm lạnh, chườm ấm giúp giảm sưng đau sau nhổ răng khá tốt

Trên đây là bài viết về vấn đề “Chi phí nhổ răng sâu bao nhiêu tiền?”. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm bảng giá:

  • Bảng giá nha khoa
  • Trồng răng giả nguyên hàm giá bao nhiêu tiền?
  • Hàm trainer để đeo cho trẻ em bao nhiêu tiền?
  • Chi phí trồng răng khểnh giá bao nhiêu hiện nay?

Xem thêm nhổ răng:

  • Tác dụng của thuốc tê trong nhổ răng có hiệu lực là bao lâu?
  • Vì sao ai cũng sợ nhổ răng khôn?
  • Sau khi nhổ răng bị chảy máu hoài thì phải làm sao?
  • Nhổ răng hàm có mọc lại không?
  • Sau khi nhổ răng nên và không nên ăn gì?
  • Nhổ răng nên chọn thời gian nào thích hợp?

Xem thêm sâu răng:

  • Đau nhức răng sau sinh khắc phục bằng cách nào?
  • Đen chân răng là bệnh gì?
  • Dấu hiệu của bệnh sâu răng

Từ khóa » Nho Răng