Giải đáp Thắc Mắc Bị Vi Khuẩn Hp Không Nên ăn Gì?

Những vấn đề về vi khuẩn Hp, test Hp, đặc biệt bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bài viết này xin được giải đáp chi tiết cho các bạn.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Vi khuẩn Hp là gì, tại sao bị nhiễm?
  • 2. Không nên ăn gì và nên ăn gì khi bị vi khuẩn Hp
    • 2.1. Giải đáp bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?
    • 2.2. Bị vi khuẩn Hp nên ăn gì?
  • 3. Phòng ngừa vi khuẩn Hp

1. Vi khuẩn Hp là gì, tại sao bị nhiễm?

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là tên gọi của một loại vi khuẩn trú ngụ và phát triển trong dạ dày. Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn đến các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng, nặng hơn là ung thư dạ dày.

Một số yếu tố dẫn đến việc có vi khuẩn Hp đó là:

– Vệ sinh không sạch sẽ: Bệnh nhân sinh hoạt tại nơi không đảm bảo vệ sinh, ăn uống thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn Hp sinh sống và phát triển.

– Sinh hoạt tại môi trường chật hẹp: Vi khuẩn Hp hay lây lan ở những nơi đông người, chật chội như ký túc xá, nhà nhiều người…

– Sống cùng người nhiễm Hp: Vi khuẩn Hp lây lan trong không khí và giữa người với người. Đó là lý do nếu sống cùng người bị nhiễm Hp thì bạn cũng sẽ bị nhiễm.

– Thăm khám tại nơi có dịch vụ y tế kém chất lượng: Bệnh nhân bị dùng chung các thiết bị y tế như dụng cụ nội soi dạ dày, dụng cụ nha khoa… mà không hề hay biết. Kết quả là bị nhiễm vi khuẩn Hp.

Người nhiễm vi khuẩn H thường có những triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, màu sắc phân thay đổi, mệt mỏi khó chịu… Tuy nhiên để biết chính xác mình có nhiễm vi khuẩn Hp hay không, bạn cần tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm test Hp.

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì là điều bệnh nhân quan tâm

Bị vi khuẩn Hp do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Không nên ăn gì và nên ăn gì khi bị vi khuẩn Hp

2.1. Giải đáp bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì?

Những thực phẩm cần tránh khi bị vi khuẩn Hp là điều quan trọng mà người bệnh cần lưu ý, bởi chế độ ăn uống quyết định rất nhiều mức độ bệnh lý cũng như hiệu quả điều trị.

Những loại thực phẩm mà người nhiễm Hp nên hạn chế bao gồm: các chất kích thích, đồ ăn chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước có gas, đồ uống chứa cồn…

– Các đồ ăn chua như cam, quýt hay cà chua là những thực phẩm có chứa thành phần acid. Khi acid đi vào dạ dày, nhất là đi tới những chỗ bị viêm loét sẽ gây ra cơn đau dữ dội, làm rộng thêm khu vực tổn thương và khiến vết loét lâu lành.

– Cà phê, socola và các chất kích thích ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, khiến dạ dày phải làm việc nhiều và mệt mỏi hơn

– Tương tự như vậy, đồ uống chứa gas, có cồn hay những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng chứa nhiều acid béo không bão hòa, gây áp lực lớn lên dạ dày, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Hp có thể phát triển và nhanh chóng lan rộng.

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì và nên ăn gì ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân

Bị vi khuẩn Hp cần chế độ ăn uống thích hợp

2.2. Bị vi khuẩn Hp nên ăn gì?

Những người bị nhiễm vi khuẩn Hp nên chú ý ăn những thực phẩm dưới đây:

– Các loại rau củ: Súp lơ, củ cải, bắp cải, ớt chuông, bông cải xanh, cà rốt, rau lá xanh (cải xoăn, rau bina).

– Các loại quả: táo, quả mâm xôi, quả việt quất, dâu đen, quả anh đào, dâu tây.

– Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học: rượu kefir, sữa chua, kim chi, dưa cải bắp

– Một số thực phẩm khác: mật ong, trà xanh khử cafein, dầu olive, cam thảo, nghệ, các loại dầu thực vật khác.

Đây là những thực phẩm rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì chúng giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch làm việc linh hoạt đồng thời chống lại sự tấn công của vi khuẩn xấu có thể gây nhiễm trùng, giúp bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh ung thư dạ dày quái ác.

Ngoài ra thì một số nghiên cứu chuyên sâu cho thấy rằng acid béo có trong dầu olive là một trong những chất thiên nhiên có khả năng điều trị nhiễm trùng Hp ở dạ dày bởi chúng có chứa thành phần acid oleic và omega 3 giúp chống viêm, ức chế hại khuẩn.

Những thực phẩm đã lên men chẳng hạn như dưa cải bắp hay kim chi có thể có khả năng ngăn ngừa tái nhiễm Hp.

3. Phòng ngừa vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có thể xuất hiện ở những người khỏe mạnh, không có triệu chứng về dạ dày rõ rệt. Do đó, ngoài những thói quen cần lưu ý hằng ngày như chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ bản thân và nơi ở, chăm chỉ vận động… bệnh nhân cần khám định kỳ và test Hp để có thể phát hiện ra vi khuẩn và có phương hướng xử lý thích hợp. Các bệnh liên quan đến nhiễm vi khuẩn Hp hầu hết đều có thể điều trị, tuy nhiên nếu tình trạng loét dạ dày để lâu thì có thể dẫn đến chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày. Do đó, phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Bị vi khuẩn Hp không nên ăn gì cần nghe theo chỉ định bác sĩ

Khi nghi ngờ bị vi khuẩn Hp, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm test Hp theo chỉ định như nội soi tìm vi khuẩn Hp, test Hp qua hơi thở…

Những vấn đề cơ bản về vi khuẩn Hp, test Hp, chế độ ăn uống lành mạnh khi mắc vi khuẩn Hp đã có lời giải đáp. Bệnh nhân nên chủ động có lối sống lành mạnh, lắng nghe cơ thể mình, thăm khám và điều trị ngay khi mắc để không gặp những biến chứng nặng nề do vi khuẩn Hp gây ra.

Từ khóa » Khuẩn Hp Không Nên ăn Gì