Hướng Dẫn, Luật Chơi Cờ Vây Cơ Bản - Ziga

Ziga chia sẻ luật chơi cờ vây cơ bản cho những người mới học. Rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần đọc qua là có thể tham gia trò chơi đầy lý luận cao thâm này rồi.

Cầm, kỳ, thư, họa là bốn lĩnh vực nghệ thuật được coi trọng tại Trung Hoa thời xưa, trong đó “kỳ” chính là chỉ vi kỳ  hay cờ vây. Bộ môn này là một phần trong lịch sử văn minh hàng ngàn năm của Trung Hoa.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu qua:

Lịch sử cờ vây

Cờ vây có lịch sử rất lâu đời. Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của cờ vây, trong đó có một thuyết được nhiều người công nhận là cờ vây được khởi nguồn từ thời Nghiêu Đế.

Vị vua huyền thoại của Trung Hoa cổ đại (trị vì từ năm 2357 đến năm 2256 trước Công Nguyên), sáng tạo ra để cho con trai mình giải trí. Một lời xác nhận khác thì cho rằng một vị vua huyền thoại khác, Đế Thuấn (2255 đến 2205 TCN) đã tạo ra Cờ Vây để phát triển trí tuệ cho con trai của mình.

Cờ vây có từ lâu đời, song hành cùng thăng trầm lịch sử Trung Hoa
Cờ vây có từ lâu đời, song hành cùng thăng trầm lịch sử Trung Hoa

Lại có một giai thoại khác nói rằng Ngô, một chư hầu của hoàng đế Thương Hiệt (từ năm 1818 đến năm 1766 TCN) sáng tạo ra Cờ Vây cùng với bài lá. Cuối cùng, một giai thoại khác nói rằng Cờ Vây được sáng tạo bởi một nhà chiêm tinh đời nhà Chu (1045 – 255 TCN).

Dù sao đi nữa, Cờ Vây vẫn được công nhận rộng rãi là đã tồn tại ít nhất 3000 năm và rất có thể là 4000 năm, đó là lý do vì sao Cờ Vây là bàn cờ chiến thuật cổ xưa nhất trong lịch sử.

Ý nghĩa ẩn chứa sau trò cờ vây

Một số những kỳ thủ cờ vây giỏi thời cận đại cho rằng bàn cờ vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Bàn cờ có 19 đường dọc và 19 đường ngang với tổng cộng 361 điểm.

Ở trung tâm có một điểm dư gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch, được chia ra làm bốn.

Bốn góc chính là xuân, hạ, thu, đông. Những quân cờ đen và trắng đại biểu cho ngày và đêm. Như vậy, cả bàn cờ tượng trưng cho sự biến hóa của Trời và Đất.

Ẩn sau trò cờ vây là một bầu trời triết lý thâm sâu
Ẩn sau trò cờ vây là một bầu trời triết lý thâm sâu

Cách bố cục những điểm đen và trắng trong quyển sách cổ ‘Hà Đồ’ và ‘Lạc Thư’ thuộc bộ ‘Chu Dịch bổn nghĩa’ , rất có thể cờ vây và chúng đều có những nguồn gốc thâm sâu.

Người ta nói rằng các nét vẽ trong bàn cờ vây giống như “Lạc Thư”, có 361 giao điểm, 8 ngôi sao chỉ phương vị, và 72 giao điểm dọc theo vòng chu vi, mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ trong bát quái (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn), và 72 loại thời tiết.

Quân cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới bằng phẳng, phân biệt nhau bằng hai màu trắng và đen, tượng trưng cho Âm và Dương.

Luật chơi cờ vây

Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với cờ tướng, cờ vua, Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.

Bàn cờ

Bàn cờ vây gồm 361 điểm tượng trưng cho các ngày trong năm
Bàn cờ vây gồm 361 điểm tượng trưng cho các ngày trong 1 năm âm lịch
  • Bàn cờ hình vuông, có 19 đường ngang dọc giao nhau, tạo thành 361 giao điểm.
  • Trên bàn có 9 chấm đen gọi là sao, giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ.
  • Sao chính giữa bàn cờ thường gọi là Thiên Nguyên hay tengen.
  • Người mới bắt đầu thường chơi với bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó là 13×13.

Quân và nhóm quân

  • Quân cờ có 2 màu đen và trắng, sẽ được đặt xuống bàn cờ tại các giao điểm.
Quân cờ vây gồm 2 màu đen và trắng tượng trưng cho âm dương trong vũ trụ
Quân cờ vây gồm 2 màu đen và trắng tượng trưng cho âm dương trong vũ trụ
  • Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) sẽ tạo thành các nhóm quân.
  • Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) gọi là khí.
  • Quân hoặc nhóm quân nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh. Hình bên dưới mô tả việc bắt quân: Trắng lần lượt siết khí những quân đen tam giác để bắt.
Quân và bắt quân trong cờ vây
Quân và bắt quân trong cờ vây

Cách chơi, luật chơi cờ vây

Nguyên tắc

  • Cờ vây chơi theo lượt, mỗi lượt người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước.
  • Nếu không cần thiết, người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình. Nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc.
  • Một quân khi đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa.
  • Không đánh quẩn: không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ. Ví dụ:
Không ăn đi ăn lại 1 quân liên tục
Không ăn đi ăn lại 1 quân liên tục
  • Nếu đen đánh ở a để ăn trắng, trắng không được phép đánh lại để ăn 1 quân đen mà phải đánh ở 1 vị trí khác. Sau nếu đen không đánh ở B, trắng có thể đánh ở B để ăn lại đen. (Cách đánh này trong cờ vây gọi là đánh cướp, chúng ta sẽ tìm hiểu về luật này ở 1 bài khác)

Khí của quân cờ

1 quân cờ đều có 4 khí tức 4 đường nối ra xung quanh
1 quân cờ đều có 4 khí tức 4 đường nối ra xung quanh (trừ quân ở góc và mép bàn cờ)
  • 1 quân cờ khi đặt xuống giao điểm, tất cả các giao điểm xung quanh quân cờ được gọi là khí hay lối thoát.
  • Bạn có thể liên kết các quân cờ với nhau để tăng khí và không gian phát triển
  • 2 quân cờ chéo nhau không được liên kết với nhau sẽ không tính là 1 nhóm. Khi đó chúng sẽ thành 2 quân độc lập không thể liên kết như “A” và “B” ảnh trên.
1 lối bị chặn tức quân cờ mất đi 1 khí
1 lối bị chặn tức quân cờ mất đi 1 khí
  • Khi đối phương đặt quân vào sát quân của bạn, lúc này khí của quân cờ đó sẽ (-1). Việc này cảnh báo rằng quân cờ của bạn đang bị tấn công.
  • Một quân hay một nhóm quân khi hết khí (bị bao vây toàn bộ) coi là quân chết và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
  • Ví Dụ: Như hình ảnh bên trên, khi quân trắng đặt nốt quân cờ vào vị trí đánh dấu “X” khi đó quân đen bị bắt và nhấc ra khỏi bàn cờ.
1 điểm hết khí khi bị các quân khác chặn hết lối ra
1 điểm hết khí khi bị các quân khác chặn hết lối ra
  • Bạn có thể đặt quân ở bất cứ vị trí nào trên bàn cờ, miễn là vị trí đó còn khí (tức 4 đường chặn vẫn còn ít nhất 1 lối thoát)
  • Vị trí hết khí bạn sẽ không thể đặt quân cờ vào đó được nữa, giống như vị trí tam giác đen ở ảnh bên trên.
  • Trừ tường hợp đi vào vị trí đó có thể ăn quân và “cải tử hoàn sinh” các quân cờ đang bị bắt.
đặt quân và các điểm hết khí để bắt ngược quân đối phương
đặt quân và các điểm hết khí để bắt ngược quân đối phương
  • Các khí không bền sẽ dễ bị bắt ngược quân giống như hình ảnh bên trên
  • Nếu Đen đi vào các khí khong bền được đánh dấu tam giác bên trên có thể ăn quân hoặc giải thoát 1 hoặc 1 nhóm quân nào đó.

Sống và chết trong cờ vây

Khi hai bên giao tranh, rất nhiều khi một bên bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương. Lúc này, chúng ta sẽ phải xét đến tình trạng của nó. Thường sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau: Đã sống, đã chết, hoặc chưa thể xác định được.

Khi đám quân bị bao vây

Ta cùng xét đến các trường hợp bên dưới. Khi các nhóm quân của trắng đều hoàn toàn bị Đen bao vây, không còn đường thoát ra phía ngoài.

Quân bị chết khi hết khí và không có đường trốn chạy
Quân bị chết khi hết khí và không có đường trốn chạy
  • Quân trắng bị bao vây và hết đường trốn thoát ra ngoài, đen chỉ cần siết khí là bắt được quân trắng.
  • Trắng cũng có thể đi vào các khí này, tuy nhiên điều đó là vô ích khi kết cục đã định sẵn.
  • Tại hình dưới, đen siết khí bên ngoài, sau đó đặt quân vào khí cuối cùng để có thể bắt quân trắng.
Quân trắng sống khi tạo được 2 khí bền và vùng đất lớn
Quân trắng sống khi tạo được 2 khí bền và vùng đất lớn
  • Hình bên trên, nhóm quân cũng bị vây nhốt và không thể trốn thoát ra ngoài hay gọi cứu viện
  • Tuy nhiên nhóm quân này lại được coi là sống khi có 2 khí bền (hay 2 mắt) trở lên đồng thời đối phương không thể siết thêm khí để bắt được.
  • Tại sao lại như vậy? Tiếp tục theo dõi nhé!
Không gian mắt

Tại sao 2 nhóm quân bên trên lại coi là sống? Vậy thì dưới đây là giải thích cho câu hỏi đó:

không gian không đủ lớn tạo 2 mắt nhóm quân sẽ chết
không gian không đủ lớn tạo 2 mắt nhóm quân sẽ chết
  • Bạn có thể hiểu rằng mắt giống như 1 sơn trại vậy, nếu có càng nhiều sơn trại thì sức mạnh lớn và quân địch không thể bao vây đánh chiếm được nó.
  • Một không gian mắt hay 1 khí là điểm nhỏ nhất
  • Khi có từ 2 khí (2 mắt) và không thể bị phá thì nhóm quân sẽ sống dù có vây kín bên ngoài.
Đủ không gian tạo 2 mắt nhóm quân sẽ sống
Đủ không gian tạo 2 mắt nhóm quân sẽ sống
  • Giả như trong không gian mắt của Đen có vài quân trắng, Đen cũng không phải sợ. Trắng không thể lấp hết tất cả các khí trong không gian mắt của Đen (bởi sẽ tự làm mình hết khí)
  • Đám đen biên phải chỉ có một không gian mắt, tuy nhiên, Đen sẽ dễ dàng chia đôi không gian này để tạo sống nếu Trắng nhảy vào. Ví dụ Trắng đi A Đen sẽ đi B và ngược lại.
Mắt giả và mắt thật

Nếu mắt chỉ là một điểm (chứ không phải không gian mắt), ta cần phải để ý đến trường hợp nó là mắt giả. Một đám quân chỉ có thể sống với hai mắt thật.

2 nhìn này mắt nào giả mắt nào thật?
2 nhìn này mắt nào giả mắt nào thật?
  • Hai đám quân phía trên đã có hai mắt tại các điểm đánh dấu, tuy nhiên, nếu để ý kỹ, ta thấy Trắng có thể đi vào hai điểm B và D để ăn một vài quân đen phía ngoài.
  • Mắt ở B và D là mắt giả bởi vì Trắng có thể đặt quân vào để ăn một vài quân đen.
  • Xem lại các ví dụ trước, Đen sống nhờ tạo được hai mắt thật, vì Trắng không thể đi vào để ăn bất kỳ quân đen nào.
Mắt giả là các mắt bị biến mất khi quân đối phương đặt vào
Mắt giả là các mắt bị biến mất khi quân đối phương đặt vào
  • Để xác định mắt thật hay giả, ta xem các cửa của nó, đó là các điểm được đánh dấu chéo. Những điểm này có nhiệm vụ quan trọng là nối các quân tạo mắt lại thành một đám liền mạch.
  • Nếu Trắng chiếm được ít nhất 2 cửa của mắt ở trung tâm, nó sẽ trở thành mắt giả.
  • Nếu Trắng chiếm được ít nhất 1 cửa của mắt ở biên, mắt này cũng là mắt giả.

Cách tính điểm

  1. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình.
  2. Ai nhiều điểm hơn người đó thắng.

    Sớ điểm tính bằng số quân bắt được cộng với đất chiếm
    Số điểm tính bằng số quân bắt được cộng với đất chiếm

Lưu ý khi chơi cờ vây

Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.

Mục đích của cờ vây là chiếm đất

Bắt đầu từ một bàn cờ trống, hai bên luân phiên đặt quân Trắng và Đen vào. Từ đó các quân này không được phép di chuyển nữa. Nhiệm vụ của những quân này là bao quanh các khu vực nhất định trên bàn cờ để biến chúng thành đất của mình.

Trận đấu kết thúc khi hai bên cùng lúc bỏ lượt (người chơi được phép bỏ lượt nếu muốn). Khi đó ta tiến hành đếm đất của mỗi bên. Bên nào nhiều đất hơn thì thắng.

Từ một bàn cờ trống, hai bên thay phiên nhau đặt quân vào.
Từ một bàn cờ trống, hai bên thay phiên nhau đặt quân vào.
Trận đấu kết thúc khi hai bên đã hoàn tất chiếm đất.
Trận đấu kết thúc khi hai bên đã hoàn tất chiếm đất.

Một trận đấu minh họa

Chúng ta cùng xem diễn biến của trận đấu minh họa phía trên. Từ lúc bàn cờ còn trống cho đến khi hai bên bỏ lượt không đi nữa. Trận đấu này không xảy ra trường hợp ăn quân lẫn nhau. Ta chỉ cần tập trung vào cách hai bên chiếm đất.

Học cờ vây nâng cao

Bài viết còn tiếp tục, các bạn chờ nhé!

Bài viết có sự tham khảo từ:

  • http://blogcovay.com/
  • https://vi.wikipedia.org/wiki/Cờ-vây

Từ khóa » Game Cờ Trắng đen