Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 7 Liệu Có ảnh Hưởng đến Bé?
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng khó thở khi ngồi hoặc nằm trong thai kỳ chắc hẳn khiến nhiều mẹ bầu lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng. Thông thường, tình trạng này chỉ thường xảy ra trong tháng thứ 4 của thai kỳ và sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7 nói riêng và trong tam cá nguyệt thứ 3 nói chung.
Tại sao mẹ lại cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7? Liệu tình trạng này có nguy hiểm đến mẹ và bé không? Tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân khó khó thở khi mang thai tháng thứ 7?
Có 2 nguyên nhân chính khiến mẹ cảm thấy khó thở khi mang thai tháng thứ 7:
- Nhịp thở của mẹ bầu có thể bị ảnh hưởng do sự gia tăng hormone progesterone, khiến mẹ phải hít thở nhanh hơn, sâu hơn. Điều này làm cho mẹ bầu cảm giác khó thở hơn.
- Trong ba tháng cuối của thai kỳ, bé phát triển nhanh hơn nên sẽ tử cung cũng lớn dần hơn. Điều này gây áp lực lên cơ hoành (cơ quan bên dưới tim, phổi ngăn cách ngực bụng), dải cơ này chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thở, giúp tăng giảm áp lực lồng ngực góp phần tạo hiện tượng hít vào, thở ra. Vì vậy, áp lực lên cơ hoành làm cơ này nâng lên hạ xuống khó khăn hơn sẽ khiến mẹ bầu xuất hiện tình trạng khó thở
Khó thở khi mang thai tháng thứ 7 có ảnh hưởng đến bé không?
Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng việc khó thở sẽ khiến bé nhận được ít oxy hơn. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lệch. Tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7 không đồng nghĩa với việc bé sẽ nhận được ít oxy hơn.
Trong tam cá nguyệt thứ 3, dung tích phổi của mẹ bị hạn chế vì sự phát triển của tử cung. Đồng thời, trung tâm điều khiển hoạt động hô hấp trong não được kích thích bởi hormone progesterone, khiến nhịp thở của mẹ nhanh, sâu hơn. Tuy việc hít thở có vẻ khó khăn hơn, nhưng không khí sẽ lưu lại trong phổi của mẹ lâu hơn và lượng oxy trong phổi sẽ đủ để cung cấp cho cả mẹ và bé đấy!
Khi nào thì mẹ cần lưu ý về tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7?
Tình trạng khó thở thông thường sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo sau và liên hệ ngay với bác sĩ:
Bệnh hen suyễn (Hen phế quản)
Trong thai kỳ, bệnh hen suyễn sẽ trở nặng đối với mẹ bầu nhưng không đến mức nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tình trạng khó thở trở nên tồi tệ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba là một dấu hiệu đáng cảnh báo đấy. Hãy đặt ngay lịch khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị sớm nhất mẹ nhé!
Thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai cũng sẽ gây ra tình trạng khó thở. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm:
- Mệt mỏi
- Hoa mắt, chóng mặt
- Đau đầu
- Da niêm mạc nhợt
- Môi và đầu ngón tay xanh xao
Khi mẹ gặp những triệu chứng trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán. Bác sĩ sẽ kiểm tra xét nghiệm công thức máu, nồng độ sắt, ferritin trong máu và tiến hành kê đơn thuốc bổ sung sắt cho mẹ. Mẹ bầu nhớ bổ sung 30-60 mg sắt/ngày trong thai kỳ để tránh tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nhé!
Thuyên tắc phổi
Đây là một bệnh lý nguy hiểm, cần cấp cứu kịp thời. Nếu mẹ cảm thấy đau ngực, ho, khó thở, hoặc cảm thấy mạch đập nhanh hơn, choáng váng… hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu thuyên tắc phổi, tức có cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu phổi. Ngoài ra, nếu tình trạng khó thở kết hợp với tình trạng ho kéo dài hơn vài ngày, mẹ đừng chủ quan mà hãy đặt lịch khám ngay với bác sĩ nhé!
Mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7?
Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng khó thở bằng những phương pháp đơn giản như sau:
Đứng, ngồi thẳng lưng
Ngồi khom lưng, vai sẽ khiến mẹ cảm thấy khó thở hơn. Vì thế, hãy tập thói quen đứng, ngồi thẳng lưng, ngửa vai và ngẩng đầu lên. Tư thế này sẽ nâng cơ thể của mẹ lên, giảm áp lực lên cơ hoành, giúp mẹ cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn.
Ở tư thế nằm, mẹ nên nằm nghiêng, gối cao đầu sẽ giúp giảm tình trạng khó thở.
Tập luyện nhẹ nhàng
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ cải thiện nhịp thở và làm giảm nhịp đập của mạch. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào. Mẹ có thể cân nhắc tập luyện yoga vì đây là bộ môn dạy cho người tập cách thở đúng. Các động tác yoga giúp mẹ kéo giãn các cơ, cải thiện tư thế và từ đó giúp mẹ sẽ hít thở dễ dàng hơn.
Nghỉ ngơi
Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, mẹ nhé! Việc nghỉ ngơi về mặt thể chất và tinh thần sẽ giúp đầu óc và cơ thể mẹ thư giãn, thoải mái hơn. Nếu mẹ cứ lo lắng về tình trạng thở nông, khó thở thì nhịp thở của mẹ sẽ càng trở nên nông hơn.
Cân bằng các hoạt động thường ngày
Cân bằng việc tập luyện và nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Đừng quá cố gắng thúc đẩy bản thân phải hoàn thành một thứ gì đó mà quên mất việc nghỉ ngơi, thư giãn, Hãy lưu ý và lắng nghe giới hạn của cơ thể, mẹ nhé!
Tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 7 thông thường sẽ không nguy hiểm và không làm giảm lượng oxy mà bé nhận được. Nhưng mẹ cũng đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo nhé! Mẹ đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ thuyên giảm khi gần đến ngày “vỡ chum” vì lúc ấy bé sẽ quay đầu và đi xuống khung xương chậu của mẹ. Từ đó, áp lực lên cơ hoành và phổi sẽ được giảm bớt.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 6
-
Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mẹ Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 7, Em Bé Có Bị Thiếu Oxy?
-
Khó Thở Khi Mang Thai Khi Nào Là Bất Thường - Vấn đề Mẹ Bầu Cần ...
-
Khó Thở Khi Mang Bầu Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Khó Thở Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Ferrovit
-
Bà Bầu Bị Khó Thở, Hụt Hơi - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Bà Bầu Khó Thở, Phải Làm Sao? - Avisure Mama
-
Khó Thở Khi Mang Thai, Khi Nào Là Bất Thường?
-
5 Bài Tập Thở Giúp Bà Bầu Tăng Cường Hô Hấp Trong Mùa Dịch
-
Bà Bầu Khó Thở Khi Mang Thai Có Gì đáng Lo Ngại Không?
-
Khó Thở Khi Mang Thai Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?
-
Nguyên Nhân Tức Ngực Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Cuối
-
Giải Mã Tình Trạng Mẹ Bầu Khó Thở Khi Mang Thai - Huggies