Khu Dân Cư Là Gì? Những Đặc Điểm Của Khu Dân Cư
Có thể bạn quan tâm
Khu Dân Cư Là Gì? Những Đặc Điểm Của Khu Dân Cư. Cách gọi về khu dân cư vốn đã rất quen thuộc trong cộng đồng hiện nay. Người ta sử dụng nó mỗi ngày và trong rất nhiều hoàn cảnh. Vậy nhưng trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về cách gọi này. Để thực sự thấu hiểu và sử dụng thuật ngữ này đúng cách. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này ngay trong thông tin bài viết dưới đây nhé!
Mỗi cụm dân cư khác nhau thông thường sẽ có cơ cấu địa giới. Số lượng hộ sinh sống cũng như tên gọi khác nhau. Trên thực tế, không có quy định cụ thể về quy mô của khu dân cư. Việc sắp xếp, bố trí cụm dân cư được thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó quy hoạch của địa phương là then chốt. Với phần đất ở (đất thổ cư) thì quyền sử dụng đất chính chủ có sổ đỏ hoặc không có sổ đỏ tùy thuộc vào từng khu vực dân cư.
Khái niệm khu dân cư được hiểu là gì?
Một điều ít ai biết rằng, dù khu dân cư được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, trên thực tế thuật ngữ này lại chưa được cập nhật trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt. Vậy khu dân cư hay cụm dân cư (cộng đồng dân cư) được hiểu như thế nào?
Để lý giải rõ ý nghĩa của cách gọi này. Chúng tôi đã có những phân tích, tổng hợp từ nhiều tài liệu chính thống. Theo đó, cụm dân cư hay còn gọi là khu dân cư là khái niệm chỉ một cộng đồng dân cư nhỏ sống quây quần tại một khu vực nhất định. Chúng có lịch sử hình thành tương đối dài với số lượng từ vài đến vài chục hộ gia đình cùng sinh sống trong một khoảng không gian. Mục đích chính của khu dân cư chính là phục vụ cuộc sống dân sinh của con người. Có thể là theo các điều chỉnh quy hoạch từ chính sách phát triển của nhà nước.
Để giúp bạn hiểu hơn về cụm dân cư. Chúng tôi đưa ra khái niệm được nêu rõ trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2012/TT-BCA đã nêu khái niệm về thuật ngữ này được định nghĩa như sau: “Khu dân cư là nơi tập hợp người dân, hộ gia đình cư trú tập trung trong phạm vi một khu vực nhất định, bao gồm: Thôn, xóm, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương.”
Cách phân chia ranh giới của khu dân cư hiện nay
Như đã đề cập ở trên, cụm dân cư hoàn toàn không có quy định rõ ràng về ranh giới. Tuy nhiên, để phân biệt giữa các khu vực dân cư với nhau. Người ta vân thường phân chia chúng dựa trên các yếu tố như: đặc điểm chung về văn hóa, khu vực dự án, khu vực địa lý,....Chẳng hạn:
- Thông thường mỗi khu dân cư sẽ được phân tách với nhau dựa theo ranh rới tự nhiên như sông, suối, núi đồi,…Hoặc các phân tách theo quy hoạch và phạm vi hành chính như ngõ, hẻm, trường học…
- Cụm dân cư cũng được phân chia theo đơn vị hành chính như: xã, phường, thị trấn của khu vực này với xã, phường, thị trấn của khu vực khác.
- Cụm dân cư của những người trong cùng một ngành nghề. Hoặc mang cùng nét văn hóa, tín ngưỡng hay tôn giáo.
- Các công ty xây dựng tạo nên khu căn hộ chung cư và thu hút cư dân tới ở cũng được coi là một hình thức phân chia cụm dân cư thường thấy hiện nay.
Quy hoạch trong khu dân cư là gì? Tại sao có sự hình thành khu dân cư?
Như chúng ta đều biết, một trong những cách phân chia cụm dân cư. Đó chính là theo các chính sách quy hoạch từ chính quyền sở tại. Trong đó hệ thống quản lý hành chính của nước đóng vai trò cốt lõi. Khi phân chia khu dân cư theo địa bàn xã, thị trấn, huyện (thị),…việc quản lý cộng đồng dân cư sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do quần thể cư dân luôn tăng trưởng và biến động không ngừng. Vì vậy, công tác quản lý luôn gặp rất nhiều khó khăn. Đó chính là lý do cụm dân cư cần được quy hoạch và nâng cao công tác quản lý.
Việc hình thành một cụm dân cư với công tác nắm bắt, giám sát chặt chẽ sẽ giúp hình thành trật tự và trị an trong khu vực. Đây là điều rất cần thiết bởi bất kì xáo trộn nào trong khu dân cư. Đều có thể gây ảnh hưởng một hoặc rất nhiều hộ gia đình.
Biện pháp để tăng cường được khả năng đảm bảo an ninh trong khu vực hiện nay. Được áp dụng phổ biến và là bắt buộc đối với bất kì cụm dân cư nào đó chính là hình thức đăng ký thường trú, tạm trú. Điều này không những giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn. Mà cũng giúp bộ mặt của cụm dân cư được cải thiện, văn minh, tốt đẹp hơn.
Ai là người đứng đầu đại diện cho khu dân cư
Để tạo nên sự ổn định và có trật tự nhất định. Thông thường mỗi cụm dân cư đều sẽ cử người làm đại diện. Người này sẽ có nhiệm vụ kịp thời nắm bắt những chủ trương. Chính sách từ bộ máy hành chính nhà nước cấp trên sau đó truyền đạt lại cho dân cư. Đồng thời, họ cũng cần nắm bắt chắc tình hình của địa phương để báo cáo lên các cấp quản lý cao hơn.
Người đại diện đứng đầu khu dân cư là người được cư dân nhất trí tán thành. Lựa chọn thường thông qua hình thức bỏ phiếu. Họ sẽ thay mặt cư dân để đưa ra những ý kiến đối với những chính sách, chủ trương với cấp trên. Theo Thông tư số 09/2017 của Bộ Nội vụ, người đại diện khu vực cụm dân cư sẽ được gọi là: trưởng ấp, trưởng khu vực hay trường khu dân cư.
Như vậy, trưởng khu dân cư không chỉ là một tên gọi mà hơn cả nó cũng được hiểu như một chức danh. Người đảm nhiệm cương vị này sẽ có quyền triệu tập và chủ trì các hội nghị khu vực, ấp. Ngoài ra, họ cũng cần thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khác như ký hợp đồng xây dựng công trình trong cụm dân cư sinh sống. Có kinh phí do người dân trong khu dân cư đóng góp, đã được thông qua. Đồng thời, trưởng cụm dân cư cũng có thể thực hiện công tác phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho những người cấp dưới.
Hiện nay, thông thường chức vụ của trưởng cụm dân cư được kéo dài từ 2,5 năm đến 5 năm với 1 nhiệm kỳ
6 đặc điểm chính của khu dân cư mà bạn nên nắm rõ
Khu dân cư là một đơn vị hành chính xã hội và chúng có những đặc điểm nhất định. Việc nắm rõ các đặc điểm này sẽ giúp bạn phân biệt chúng với các nhóm hộ gia đình hay một tổ chức, bộ phận.
Khu dân cư là cộng đồng hình thành từ lâu đời
Đặc điểm đầu tiên mang tính đặc trưng nhất của một cụm dân cư đó chính là chúng có tính lịch sử nhất định. Các cộng đồng này vốn được thành lập. Tồn tại và phát âu đời hoặc đang trong quá trình quy hoạch dựa trên nền tảng từ chính sách phát triển của chính quyền, nhà nước.
Tính lâu đời giúp cho các khu dân cư trở nên ổn định và bền vững. Sự bồi đắp về thời gian giúp cụm dân cư ngày càng mở rộng. Chúng có thể là sự tăng lên về số lượng dân cư, diện tích hoặc hộ gia đình.
Các hộ gia đình sống đan xen nhau trong cụm dân cư
Với lối sống quần cư, phần lớn các hộ gia đình thuộc khu dân cư đều không có vị trí địa lý. Họ sống đan xen trong thôn, xóm hay khu phố. Các hộ gia đình sống dựa trên mối quan hệ làng xóm thân mật.
Ít có quan hệ huyết thống
Không giống quan hệ dòng tộc, cụm dân cư là những hộ dân ít khi có quan hệ huyết thống. Đôi khi, họ là những người xa lạ từ nhiều miền của tổ quốc vì công việc, lý tưởng hay hoàn cảnh mà tụ họp lại với nhau. Mặc dù không có quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, cụm dân cư vẫn có mối quan hệ thân thiết. Họ có sự gắn bó dựa trên quan hệ sản xuất, sinh hoạt văn hóa, giao tiếp xã hội…
Không giới hạn số lượng người sinh sống
Số lượng người sinh sống trong cụm dân cư sẽ không có quy định cụ thể và thường xuyên biến động. Nhiều cụm dân cư chỉ bao gồm vài chục hộ gia đình. Tuy nhiên cũng có không ít cộng đồng dân cư có số nhân khẩu lên đến hang trăm hộ. Đây cũng là đặc trưng rất lớn mà bạn cần nắm rõ khi muốn tìm hiểu về một quần thể cư dân. Chúng khác biệt hoàn toàn đối với một tổ chức, một câu lạc bộ.
Hiện nay, để quản lý tốt khu dân cư, người ta cũng đưa ra các chính sách về khai báo nhân khẩu. Thông thường, chúng áp dụng với cách phân chia theo địa giới hành chính: thôn, xóm, xã, thị trấn,….
Mỗi hộ gia đình sở hữu tài sản, giấy chứng nhận riêng
Mỗi khu dân cư sẽ được phân chia theo tên gọi, nhân khẩu và cơ cấu địa giới. Trong đó, mỗi hộ gia đình thường có đầy đủ các giấy tờ chứng minh Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: sổ đỏ, sổ hồng,…Ngoài ra, hộ gia đình cũng sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất riêng hoặc không. Vì là tài sản mang tính cá nhân nên những căn nhà trong khu dân cư. Có thể tiến hành mua bán, chuyển nhượng, cho tặng, cho thuê,…tùy thuộc vào người có quyền sở hữu.
Chịu sự quản lý của chính quyền, sống theo luật pháp
Cuối cùng, để đảm bảo tình hình an ninh, trật tự cũng như sự ổn định trong khu dân cư. Các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước chính là khuôn thước để điều hành và quản lý các hộ gia đình trong cụm dân cư. Đây là yếu tố quan trọng và không thể thiếu đối với bất kì cộng đồng nào.
Hi vọng rằng, với những thông tin về khu dân cư. Được chúng tôi cung cấp trên sẽ mang lại cho bạn nhiều tham khảo hữu ích. Cụm dân cư là quần thể sống với rất nhiều hộ gia đình. Do đó, để nắm bắt, quản lý quả thực không dễ dàng. Hãy bắt đầu từ chính các đặc điểm cơ bản của quần thể này để nâng cao công tác giám sát, tăng cường quản lý.
Từ khóa » Thông Tin Về Khu Dân Cư
-
Khái Niệm Khu Dân Cư Là Gì? Quy định Khu Dân Cư Cần Biết
-
Khu Dân Cư Là Gì? Những Thông Tin Về Khu Dân Cư Cần Biết
-
Khu Dân Cư Và 6 đặc điểm Chính Có Thể Bạn Chưa Biết! - Mogi
-
Khu Dân Cư Là Gì? Những Khái Niệm Và đặc điểm Cơ Bản Về Khu Dân Cư
-
Khu Dân Cư Là Gì Và đặc Trưng Cơ Bản Của Nó
-
Khu Dân Cư Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khu Dân Cư Là Gì? | Hỏi đáp
-
Các Khu Dân Cư, Khu đô Thị đáng Sống Hiện Nay - Rever
-
Khu Dân Cư Là Gì? Đặc điểm Cơ Bản Của Khu Dân Cư - Nhà đất 24h
-
Thông Tin Dự án Các Khu Dân Cư, Khu đô Thị Cao Cấp - CafeLand.Vn
-
Khu Dân Cư Là Gì? Những Đặc Điểm Chính Của Khu Dân Cư
-
Khu Dân Cư Là Gì? Cùng Những Khái Niệm Liên Quan
-
Khu Dân Cư Hiện Hữu Là Gì? Điều Cần Biết Về đất ...