Lác Mắt - Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Có thể bạn quan tâm
Lác mắt là gì?
Lác mắt là bệnh lý của mắt mà hai mắt không nhìn thẳng được và nhìn theo các hướng khác nhau. Một mắt có thể nhìn thẳng về phía trước, trong khi mắt kia nhìn vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới. Sự chuyển hướng nhìn của mắt có thể cố định, hoặc tạm thời.Mắt nhìn thẳng (và mắt nhìn lệch) có thể hoán đổi hoặc luân phiên nhau.
Lác là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em. Có khoảng 4% trẻ em Hoa Kì bị lác, cũng có thể gặp ở người lớn.Lác có tính chất di truyền theo gia đình, tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị lác không có tiền sử gia đình.
Lác trong ở trẻ sơ sinh, tức là mắt nhìn lệch vào trong, là dạng hay gặp ở trẻ sơ sinh.Trẻ nhỏ bị lác trong không thể nhìn đồng thời bằng cả 2 mắt.
Lác trong do điều tiết là loại lác trong hay gặp nhất, xảy ra ở trẻ em, thường là 2 tuổi hoặc hơn. Với loại lác này, khi trẻ tập trung 2 mắt để nhìn rõ vật thì 2 mắt sẽ nhìn vào trong.Sự di chuyển hướng nhìn này có thể xảy ra khi tập trung nhìn vật ở khoảng cách xa, ở gần, hoặc cả hai.
Lác ngoài, tức là mắt nhìn ra ngoài, là một dạng khác của lác. Nó hay xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn vật ở xa. Lác ngoài có thể xảy ra chỉ xảy ra theo thời gian, đặc biệt khi trẻ đang mơ màng, yếu hay mệt mỏi. Bố mẹ thường quan sát thấy các con liếc mắt một bên khi nhìn vật dưới ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân của Lác mắt
Có 6 cơ của mắt giúp điều chỉnh hoạt động của nhãn cầu, được gắn vào bên ngoài của mỗi mắt.Mỗi mắt có một cơ giúp nhãn cầu di chuyển về bên phải, và một cơ di chuyển nhãn cầu về bên trái.Bốn cơ còn lại di chuyển mắt lên hoặc xuống và xoay nhãn cầu.
Để chuẩn bị và tập trung cả hai mắt vào một điểm, tất cả các cơ ở mỗi mắt phải được cân bằng và hoạt động đồng thời. Để hai mắt di chuyển đồng thời, các cơ ở cả 2 mắt phải hoạt động phối hợp với nhau.Não sẽ kiểm soát hoạt động của các cơ này.
Ở mắt bình thường, cả hai mắt cùng nhìn vào cùng một điểm. Sau đó não sẽ tổng hợp hình ảnh thu được ở hai mắt thành một ảnh duy nhất, là ảnh ba chiều. Hình ảnh ba chiều này sẽ cho ta thị giác tinh tế.
Khi một mắt bị nhìn lệch, hai hình ảnh khác nhau ở hai mắt được chuyển đến não bộ.Ở trẻ nhỏ, não bộ học cách loại bỏ hình ảnh của mắt nhìn lệch, và chỉ thấy hình ảnh ở mắt nhìn thẳng, hoặc mắt nhìn rõ hơn.Sau đó trẻ sẽ mất đi thị giác tinh tế.
Người lớn bị lác thường nhìn đôi do não bộ của họ đã biết cách nhận hình ảnh từ cả hai mắt và không thể loại bỏ hình ảnh từ mắt bị lệch. Trẻ em bị lác thường không bị nhìn đôi.
Lác mắt đặc biệt hay gặp ở trẻ em mắc các bệnh mà ảnh hưởng đến não bộ, như :
- Bại não
- Hội chứng Down
- Não úng thủy
- U não
- Trẻ đẻ non
Chấn thương mắt hoặc thủy tinh thể làm ảnh hưởng đến quá trình nhìn cũng có thể gây lác mắt.Tuy nhiên, đại đa số trẻ em bị lác không mắc những bệnh này.Một số có tiền sử gia đình có người bị lác mắt.
Giảm thị lực do lác mắt
Thị lực tốt hình thành trong thời thơ ấu khi cả hai mắt có sự phối hợp tốt khi nhìn. Lác mắt có thể gây giảm thị lực ở mắt nhìn lệch.
Não bộ sẽ tập trung vào hình ảnh thu được từ mắt nhìn thẳng và loại trừ hình ảnh từ mắt nhìn lệch. Nếu tình trạng này không thay đổi trong những năm đầu đời thì mắt bị nhìn lệch có thể không có thị lực tốt, hoặc thậm chí có thể mất thị lực. Giảm thị lực do lác mắt xuất hiện ở khoảng một nửa số trẻ bị lác.
Giảm thị lực có thể được điều chỉnh bằng cách che hoặc làm mờ mắt bình thường để tăng cường hoặc cải thiện thị lực ở mắt nhìn kém. Nếu lác mắt phát hiện được trong một vài năm đầu đời, việc điều trị thường thành công.Nếu trì hoãn điều trị, giảm thị lực có thể trở thành vĩnh viễn.Về nguyên tắc, điều trị lác càng sớm thì thị lực càng được cải thiện.
Các triệu chứng của Lác mắt
Dấu hiệu chính của lác mắt là một mắt không nhìn thẳng. Đôi khi trẻ em sẽ liếc mắt một bên khi nhìn dưới ánh sáng mặt trời hoặc nghiêng đầu để sử dụng hai mắt đồng thời.
Lác giả
Mắt của trẻ sơ sinh thường có vẻ như nhìn chéo nhau, mặc dù thực ra không phải như vậy.Tình trạng này được gọi là “lác giả”.Trẻ nhỏ thường có mũi phẳng, rộng, và có một nếp da ở trong mi mắt có thể làm cho hai mắt có vẻ như nhìn chéo nhau.Sự xuất hiện của tình trạng giả lác có thể cải thiện khi đứa trẻ lớn lên.Trẻ sẽ không tiến triển thành lác thật sự.Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phân biệt giữa lác thật sự và lác giả.
Chẩn đoán Lác mắt
Lác mắt có thể chẩn đoán được bằng khám mắt. Có khuyến cáo rằng tất cả trẻ em từ 3 tuổi đến 3 tuổi rưỡi cần được khám thị lực bởi các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ gia đình hoặc bởi một cán bộ đã được đào tạo về khám thị lực ở trường mầm non. Bất kì trẻ nào phát hiện bất thường về thị lực thì sau đó cần kiểm tra mắt toàn diện bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.
Nếu trong gia đình có người bị lác mắt hay giảm thị lực, hoặc có người đeo kính dày, bác sĩ chuyên khoa mắt cần khám thị lực ngay, thậm chí trước 3 tuổi. Sau khi khám mắt toàn diện, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Nguồn: yhoccongdong.com
Tài liệu tham khảo
http://www.aao.org/SearchResults.aspx?q=Strabismus&c=1
Từ khóa » Hiện Tượng Lác Mắt ở Trẻ Em
-
Các Phương Pháp điều Trị Lác Mắt | Vinmec
-
Lác Mắt - Khoa Nhi - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Lé (lác) Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Dấu Hiệu Bị Lác Mắt Và Toàn Bộ Các Thông Tin Liên Quan | Medlatec
-
Chứng Lác Mắt ở Trẻ Sơ Sinh | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Lác Mắt, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Tuổi Trẻ Online
-
NHỮNG DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM TRẺ BỊ LÁC
-
Lác Mắt ở Trẻ Sơ Sinh Cần Làm Gì?
-
Lác Mắt ở Trẻ Em: Khi Nào Cần Phẫu Thuật? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Lác Mắt – Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Family Health Service - Lác Mắt & Lác Mắt Giả Ở Trẻ Nhỏ
-
Bệnh Lé (bệnh Lác) Mắt Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Lé (lác)
-
Lác Mắt - Nguyên Nhân Và Cách Nhận Biết