Làm Sáng Tỏ Nhận định: Công Phu Của Thơ Là ở Ngoài Thơ (Lục Du)

Làm sáng tỏ nhận định: “Công phu của thơ là ở ngoài thơ” (Lục Du)

* Gợi y làm bài:

1. Giải thích:

– Ở ngoài thơ: Vai trò vốn sống khả năng hiểu biết cuộc đời, sự từng trải là nhân sinh của người cầm bút. Lục Du muốn khẳng định sức mạnh của thơ nằm ở đời sống chứ không phải ở ngôn từ.

2. Khẳng định vấn đề

– Nói đến thơ là nói đến cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ, cảm hứng ấy chỉ xuất hiện trong việc tiếp xúc với hiện thực đời sống, cho nên cảm hứng thơ ca không tự nhiên mà có, nó đến trong sự va đập của nhà thơ với cuộc đời.  Nguyễn Du để có cảm hứng đau đớn lòng phải bắt đầu từ “những “điều trông thấy”…

– Nói đến thơ là nói đến cái đẹp, đó là cái đẹp bất ngờ, đa dạng, tiềm ẩn trong hiện thực đời sống và chỉ khi đi vào hiện thực người cầm bút mới có cơ duyên bắt gặp được những cái đẹp ấy. Những hình ảnh thi vị trong thơ không phải lúc nào cũng là sự hư cấu mà nó bắt nguồn từ hiện thực cuộc đời: Đầu súng trăng treo là hình ảnh đẹp bắt nguồn từ hiện thực chiến đấu…

– Chính hiện thực là chất liệu nhào nặn lên bản lĩnh của nhà thơ. Cuộc sống với sự tương tác của nó đem lại cho anh ta cái nhìn riêng, và đó là yếu tố quyết định tài năng của người nghệ sĩ. Chính cuộc đời đã tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Du (sống trong thời đại nhiều biến cố, đã đưa đến cảm thức về thân phận bé bỏng của con người)…

3. Mở rộng, nâng cao:

– Nếu chỉ có thi ngoại (chỉ có hiểu biết cuộc sống) thơ sẽ không còn thuyết phục (làm người quý thẳng, làm thơ quý cong). Vì thế bên cạnh sự hiểu biết cuộc sống, thơ còn phải là thế giới nghệ thuật của ngôn từ (cách tổ chức lời thơ, nhịp thơ…)

– Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố “thi ngoại” và “chuốt lời” mới tạo nên sự xuất thần.

– Chính sự cao quý của thơ nên người nghệ sĩ phải sống, phải không ngừng trải nghiệm, phải vật lộn với ngôn từ mới có thể đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật.

Từ khóa » Nhữ Quả Dục Học Thi/ Công Phu Tại Thi Ngoại