Làm Thế Nào Cảnh Sát Mỹ Lại Rút Nhầm Súng Lục Với Súng điện?
Có thể bạn quan tâm
Cảnh sát trưởng thành phố Brooklyn Center (bang Minnesota), Tim Gannon, cho biết viên cảnh sát đã phạm sai lầm khi xả súng vào Daunte Wright, 20 tuổi, khiến anh này tử vong. Video từ bodycam của cảnh sát cho thấy, nữ cảnh sát đã hét lên: “Taser! Taser!”, nhưng liền sau đó lại là một phát đạn từ súng lục.
Cảnh sát trưởng Gannon cho rằng viên cảnh sát đã vô tình rút nhầm súng trong khi vật lộn với nạn nhân Wright.
“Như bạn có thể nghe thấy, viên cảnh sát, trong khi vật lộn với anh Wright đã hét lên‘ Taser! Taser!’ nhiều lần. Đó là một phần trong quá trình đào tạo của sĩ quan trước khi triển khai Taser, một thiết bị ít gây chết người hơn”, ông Gannon nói. “Khi xem video và nghe lệnh từ cảnh sát, tôi tin rằng viên sĩ quan có ý định sử dụng khẩu Taser, nhưng thay vào đó lại bắn anh Wright bằng một phát đạn”.
Dưới đây là những thắc mắc về việc cảnh sát Mỹ rút nhầm súng lục trong khi chỉ định dùng súng điện gây choáng.
Có thường xảy ra rút nhầm súng không?
Các chuyên gia đồng ý rằng hiện tượng này là có nhưng rất hiếm xảy ra, có lẽ chỉ xảy ra trung bình không đến một lần mỗi năm trên toàn nước Mỹ.
Một bài báo trên tạp chí luật Người Mỹ Vì thực thi luật pháp hiệu quả”, xuất bản năm 2012 đã ghi lại 9 trường hợp, kể từ năm 2001, trong đó cảnh sát bắn nghi phạm bằng súng lục trong khi chỉ có ý định dùng súng gây choáng.
Xem video vụ cảnh sát bắn chết Daute Wright hôm 11/4, nghi do nhầm súng:
Tại sao nhầm lẫn như vậy lại xảy ra?
Các lý do được đưa ra gồm việc đào tạo sĩ quan cảnh sát, cách họ mang vũ khí và áp lực từ những tình huống nguy hiểm, hỗn loạn.
Để tránh nhầm lẫn, các sĩ quan thường mang súng gây choáng ở bên tay không thuận của họ và cách xa súng ngắn vốn được mang ở bên tay thuận.
Đây là trường hợp vụ việc ở Brooklyn Center vừa qua, nơi cảnh sát trưởng Gannon cho biết các cảnh sát tại đây được huấn luyện mang súng ngắn bên tay thuận và súng gây choáng bên tay còn lại.
Ông Bill Lewinski, một chuyên gia về tâm lý học cảnh sát và là người sáng lập Viện Khoa học Lực lượng ở Mankato, Minnesota, đã sử dụng cụm từ lỗi "trượt và bắt" để mô tả hiện tượng này.
Ông Lewinski, từng ra làm chứng thay mặt cảnh sát, cho biết các sĩ quan đôi khi thực hiện ngược lại với hành động dự định của họ trong tình trạng căng thẳng - hành động của họ "trượt" và bị "bắt" bởi một phản ứng mạnh mẽ hơn. Ông lưu ý rằng các sĩ quan thường luyện tập cách rút và bắn súng ngắn nhiều hơn so với sử dụng súng gây choáng.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác lại bày tỏ sự hoài nghi về lý thuyết này.
Geoffrey Alpert, Giáo sư tội phạm học tại Đại học Nam Carolina và là chuyên gia về việc sử dụng vũ lực của cảnh sát cho biết: “Không có khoa học nào đằng sau nó. Đó là một lý thuyết hay, nhưng chúng tôi không biết nó có chính xác hay không”.
Giáo sư Alpert cho biết một yếu tố chính khiến các sĩ quan rút súng nhầm là súng gây choáng thường trông giống như một khẩu súng thường. Thị trưởng thành phố St. Paul, bang Minnesota, Melvin Carter cũng đưa ra quan điểm tương tự trong một cuộc họp báo hôm 12/4.
Từ khóa » Súng Lục Cảnh Sát
-
5 Khẩu Súng Ngắn Tốt Nhất Trên Thế Giới Hiện Nay
-
Cảnh Sát Các Nước được Trang Bị Loại Súng Gì? - Tiền Phong
-
Cận Cảnh Những Khẩu Súng Ngắn Phổ Biến Nhất Thế Giới - Infonet
-
Súng Ngắn ổ Xoay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cảnh Sát Nga Sắp được Trang Bị Súng Lục Mới
-
Chiêm Ngưỡng Dàn Vũ Khí Hiện đại Của CSND Việt Nam
-
Các Loại Súng Của Lực Lượng Công An Việt Nam Xưa Và Nay
-
Vũ Khí Và Công Cụ Hỗ Trợ Của Công An Việt Nam Tại Triển Lãm Quốc Tế
-
Quy định Về Sử Dụng Súng đối Với Công An - Thư Viện Pháp Luật
-
Súng Lục đồ Chơi Giá Tốt Tháng 7, 2022 | Mua Ngay | Shopee Việt Nam
-
Ác Mộng Súng đạn Trên đường Phố Ấn Độ - Công An Nhân Dân
-
Súng Lục Cảnh Sát
-
Cảnh Sát New South Wales Tiêu Hủy Hàng Ngàn Khẩu Súng Hàng Tháng