Lô Hội (Aloe Vera) Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng, Tác Dụng Phụ Của Lô Hội
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Nha đam có tác dụng gì? 11 công dụng của nha đam với sức khoẻ và da
Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo
Chuyên khoa: Nội khoa
Bác sĩ Hoàng Thị Phương Thảo chuyên khoa Nội hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Nha đam có rất nhiều công dụng đối với con người: giảm huyết áp, chống oxy hoá, trị phỏng và vết loét, trị mụn, dưỡng ẩm, thúc đẩy mọc tóc,... Hãy cùng tìm hiểu xem nha đam có tác dụng gì đối với làn da nhé!
Nha đam là gì?
Nha đam là một loại cây thuốc được sử dụng để điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau. Nha đam từ lâu đã là một phương pháp điều trị dân gian bao gồm táo bón, làm đẹp da, trị bỏng,...
Các thành phần dinh dưỡng có trong nha đam gồm:
- Vitamin A, vitamin C, vitamin E,...
- Enzym.
- Khoáng chất.
- Đường, lignin, saponin, axit salicylic và axit amin.
Nha đam là cây thuốc dân gian giàu vitamin và khoáng chất
1Cách dùng và liều lượng dùng của nha đam
Cách dùng:
- Thoa nha đam tươi trực tiếp lên làn da hoặc làm tạo một sản phẩm làm đẹp tự chế như mặt nạ nha đam
- Thêm vào thực phẩm, sinh tố và đồ uống,...
- Các sản phẩm nha đam bao gồm viên nang, sản phẩm chiết xuất, bột và nước ép. Khi sử dụng các sản phẩm này, bạn hãy làm theo hướng dẫn về liều lượng của nhà sản xuất, đặc biệt với mủ nha đam và chất bổ sung chiết xuất toàn bộ lá để đảm bảo an toàn cho bản thân. [1]
Liều lượng:
- Không có liều lượng chính xác để sử dụng nha đam, tùy trường hợp mà chúng ta nên sử dụng liều lượng cho phù hợp với mục đích. Các sản phẩm nha đam có thể thay đổi nồng độ từ ít nhất là 0,5% đến hơn 99%.
- Không có bằng chứng nào cho thấy nồng độ thấp hơn kém hiệu quả hơn nồng độ cao hơn. Do đó, bạn hãy bắt đầu với liều lượng thấp nhất có thể và tăng dần nếu cần.
Nha đam có thể được chế thành mặt nạ để làm đẹp
2Giảm huyết áp
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), tăng huyết áp là một “kẻ giết người thầm lặng”. Mặc dù một số người không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của tình trạng này, huyết áp cao có thể làm hỏng mạch máu từ từ, khiến họ có nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và các biến chứng khác.
Bột nha đam giúp giảm huyết áp tâm thu và tâm trương cho những bệnh nhân bị cao huyết áp. Bạn có thể sử dụng nước nha đam để cải thiện tình trạng huyết áp cao, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.
Nha đam giúp giảm huyết áp
3Ổn định lượng đường trong máu
Giảm cân, ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ mắc đái tháo đường và cải thiện lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó,một số nghiên cứu cho thấy lợi ích tiềm năng của lô hội đối với việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Nha đam được cho là có thể tăng cường độ nhạy của insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.
Bạn có thể xay nha đam thành nước để uống hai muỗng mỗi ngày. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng nha đam, việc dùng nha đam chỉ hỗ trợ điều trị bệnh lý đái tháo đường, người bệnh vẫn phải khám và điều trị bệnh dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Nha đam giúp ổn định lượng đường trong máu
4Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một rối loạn tiêu hóa thường dẫn đến chứng ợ nóng. Uống 30 - 90ml nước nha đam trước khi ăn có thể làm giảm triệu chứng của GERD. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giảm bớt các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác.
Nước ép nha đam có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng cho hội chứng ruột kích thích (IBS). Tình trạng này liên quan đến tình trạng viêm ruột, dẫn đến đau và các vấn đề khác. Những người mắc IBS uống nước ép nha đam sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau.
Nha đam giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
5Giảm táo bón
Trong thành phần của nha đam có chứa aloe emodin và barbaloin thuộc nhóm anthraquinon có khả năng nhuận tràng, chống táo bón. Nha đam được xem là dược liệu có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 - 2 lá nha đam, đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ và lấy phần gel phía trong.
- Cắt nhỏ phần ruột lá thành những miếng nhỏ rồi cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ (phải ngập lượng nha đam).
- Nấu với lửa nhỏ trong vòng 20 – 30 phút thì có thể sử dụng.
- Chia đều thành nhiều phần và sử dụng hết trong ngày.
- Có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong để tăng mùi vị và dễ uống.
Nha đam giúp giảm táo bón
6Cải thiện sức khỏe răng miệng
Nha đam được xem là dược liệu chăm sóc sức khỏe răng miệng nhờ các đặc tính chống mảng bám và chống viêm nướu. Nước nha đam có thể là một sự thay thế phù hợp cho nước súc miệng truyền thống, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho người sử dụng.
Vitamin C có trong nha đam có thể ngăn chặn các mảng bám, cải thiện tình trạng chảy máu hoặc sưng nướu. Nha đam đã được ghi nhận là một phương thuốc tự nhiên chống hôi miệng, sâu răng và ngăn ngừa bệnh nướu răng hiệu quả.
Nha đam giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
7Chống oxy hóa và kháng khuẩn
Nha đam có chứa các chất chống oxy hóa thuộc polyphenol. Những polyphenol này, cùng với một số hợp chất khác trong nha đam có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
Nha đam được biết đến từ các đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và sát trùng. Đây là một phần lý do tại sao nó có thể giúp chữa lành vết thương và điều trị các vấn đề về da.
Nha đam giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn
8Điều trị bỏng, vết loét
Khi bạn bị cháy nắng hoặc có một tai nạn trong nhà bếp, bạn nên cắt lát lá nha đam rồi chà xát phần gel trực tiếp vào khu vực bị bỏng để giảm đau và giảm ngứa rát.
Nha đam cũng là lựa chọn hàng đầu cho bỏng do cháy nắng và các loại da bị kích thích, nó có tác dụng chống viêm và bổ sung độ ẩm cho da.
Nha đam điều trị bỏng và vết loét
9Kích thích sản xuất collagen và chống lão hóa da
Nha đam đã được sử dụng như một thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng ẩm, mặt nạ nhờ lượng lớn mucopolysacarit có tác dụng giữ ẩm, tăng cường sản xuất sợi collagen và elastin giúp cho làn da trông săn chắc và ít nếp nhăn hơn.
Nha đam kích thích sản xuất collagen và chống lão hóa da
10Dưỡng ẩm, làm sạch mụn
Nha đam được xem là sản phẩm tuyệt vời dành cho da bị mụn nhờ thành phần nha đam có chứa nhiều vitamin và hàm lượng enzyme cao kết hợp với các hợp chất carbohydrate.
Nha đam giúp dưỡng ẩm, sạch mụn
11Làm dịu chứng viêm do cháy nắng
Nha đam có chứa glucomannan - một hợp chất có đặt tính tái tạo đã giúp chữa lành vết cháy nắng, giảm thời gian phục hồi vết thương, nhiễm trùng và đỏ da. Thoa gel nha đam lên vùng da cháy nắng giúp làm mát da, chống viêm, giảm bớt sự khó chịu do cháy nắng.
Nha đam giúp làm dịu chứng viêm do cháy nắng
12Thúc đẩy mọc tóc, ủ tóc
Nha đam thúc đẩy quá trình mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn do các nang lông được thông thoáng, cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, cân bằng độ pH và giúp tóc bạn giữ được độ ẩm. Ngoài ra, sử dụng nha đam còn hạn chế tình trạng tóc xoăn cứng, giữ tóc luôn suôn mượt và khỏe mạnh.
Cách dùng:
- Thoa nhẹ nhàng gel nha đam lên da đầu của bạn.
- Sau đó để yên khoảng 30 phút.
- Gội lại với nước sạch.
Thoa nhẹ gel nha đam lên da đầu giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt
13Những lưu ý khi sử dụng nha đam
- Phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ: Thành phần có trong nước ép nha đam sẽ kích thích tử cung co thắt dẫn đến sảy thai hoặc gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi, phụ nữ đang cho con bú phải cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.
- Người có vấn đề về tiêu hóa hoặc bị hội chứng kích ruột: Nếu sử dụng nước nha đam chưa qua chế biến cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải hoặc mất nước.
- Trẻ em và người cao tuổi: Nước ép nha đam có thể làm giảm nồng độ kali trong cơ thể gây suy nhược cơ bắp và rối loạn nhịp tim.
- Người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh hạ đường huyết: Nước ép nha đam làm tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể dẫn đến tình trạng giảm lượng đường trong máu, khi muốn sử dụng nước ép nha đam cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Trước khi sử dụng nha đam cần sơ chế đúng cách, tránh để mủ vàng dính lên da, mắt, cần thử phản ứng của da trước khi sử dụng lên mặt.
Cần phải thận trọng khi sử dụng nha đam
14Tác hại khi sử dụng nha đam không đúng cách
Gel nha đam (thành phần của cây thường được tìm thấy trong các loại kem và kem dưỡng ẩm) thường an toàn khi sử dụng và chứa các đặc tính trị liệu cho da khi bôi tại chỗ. Tuy nhiên, mủ nha đam có thể nguy hiểm.
- Theo NCCIH, uống mủ nha đam có thể dẫn đến chuột rút và tiêu chảy, đồng thời có thể làm cho các loại thuốc uống khác mà bạn đang dùng kém hiệu quả hơn. [2]
- Theo Mayo Clinic, chỉ với liều 1 (g) uống mỗi ngày, liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương thận và thậm chí có thể gây tử vong. [3]
Nếu dùng nha đam trên vết thương hở, bradykinin có trong nha đam sẽ gây dị ứng, viêm loét, nhiễm trùng, bong tróc da, sưng tấy, gây trầm trọng hơn vết thương.
Aloin là thành phần chủ yếu trong nha đam chiếm 16 – 20%, nếu dùng nhiều sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan và thận,...
Tác hại khi sử dụng nha đam không đúng cách
Xem thêm:
- Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?
- Cách làm gel nha đam dưỡng da tại nhà
- Các cách dưỡng tóc từ nha đam cho mái tóc đẹp, bồng bềnh
- Cách sử dụng lô hội (aloe vera) cho da an toàn, giảm kích ứng
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về tác dụng của nha đam đối với làn da của bạn. Khi sử dụng nha đam cần sơ chế đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả, bên cạnh sử dụng nha đam cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập luyện, vệ sinh da để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu của mình nhé!
Nguồn tham khảo
Aloe vera: A review of toxicity and adverse clinical effects
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/10590501.2016.1166826Aloe Vera
https://www.nccih.nih.gov/health/aloe-vera
Xem thêm
Từ khoá: nha đam có tác dụng gì nha đam có tác dụng nha đam tác dụng tác dụng nha đam nha đamCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ đời sống
15 cách làm mặt nạ nha đam dưỡng da, trị mụn, sáng da, mờ thâm
5 tháng trước -
Cách làm gel nha đam dưỡng da tại nhà
Dược sĩ Trần Minh Nhật
4 tháng trước -
Cách sử dụng lô hội (aloe vera) cho da an toàn, giảm kích ứng
5 tháng trước -
Nha đam có thể làm giảm sự xuất hiện của sẹo mụn không?
Dược sĩ Trần Minh Nhật
5 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Cây Lô Hội Và Nha đam
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Cây Lô Hội - Tin Tức Sự Kiện
-
Nha đam (lô Hội): 10 Công Dụng Khỏe đẹp Toàn Diện - Hello Bacsi
-
Lô Hội (Nha đam): Dược Liệu Dân Dã Cần Cho Mọi Nhà
-
Lô Hội (nha đam): Những Tác Dụng Trong Trị Bệnh, Làm đẹp
-
Lô Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Nha đam, Lô Hội Lớn Nhanh Tươi Tốt
-
Nha đam – Thảo Mộc Trị Bệnh Tiểu đường Và Cao Huyết áp
-
Lô Hội: Công Dụng, Liều Dùng, Tác Dụng Phụ - Vinmec
-
Tìm Hiểu Về Cây Lô Hội - Bệnh Viện Đa Khoa Long An
-
Lô Hội - Cây Thuốc Quý - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
NTO - Bí Mật Về Cây Nha đam (lô Hội) - Bao Ninh Thuan
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Lô Hội Và Mật Ong Không Thể Bỏ Qua
-
Tác Dụng Của Nha đam, Những Lưu ý Khi Sử Dụng Và Cách Sơ Chế