Lo Lập Công Danh Không Bằng Sống Biết Tích đức - .vn

1. Trân trọng mọi sinh mệnh

Cuộc sống rất đáng quý, ngay cả một con kiến nhỏ nhoi cũng có giá trị tồn tại của nó. Nếu bạn luôn cố ý sát sinh, thì bạn sẽ tự hủy hoại phúc đức của mình.

Chúng ta vẫn thường bắt gặp những biển báo nhắc nhở ấm áp như thế này trong công viên "Cỏ cũng có sự sống, xin đừng tùy ý giẫm lên nó".

Điều đó muốn nói với bạn rằng hãy trân trọng sinh mệnh của từng cá thể, trân trọng việc được sống, được tồn tại trên đời này của bất cứ vật thể nào.

2. Gieo duyên lành với người khác

Trên đường đời, bạn gặp ai cũng là duyên định. Những người biết trân trọng nhân duyên sẽ có được tình yêu đích thực; những người sống tùy theo duyên số sẽ hòa hợp với những người khác. Nếu bạn không chú ý đến việc gieo kết thiện duyên, gắn bó với mọi người thì khi bạn cần giúp đỡ, người khác sẽ không sẵn lòng giúp đỡ bạn.

Tục ngữ có câu: "Bình thường thì chẳng thắp hương. Đến khi cùng đường mới ôm chân Phật." Đối xử tốt với người khác là việc nên làm cả đời chứ không phải ngày một ngày hai. Không ai nợ bạn cả, mọi người đều đối xử tốt với bạn dựa trên mối quan hệ tốt đẹp của cả hai.

3. Dùng lễ đối nhân xử thế

Nghìn dặm gửi lông ngỗng, lễ nhẹ nhưng nghĩa nặng. Mối quan hệ có qua có lại với người khác, không phải là trao đổi lễ vật trên bình đẳng, mà là đối xử với người khác bằng cả trái tim và trân trọng những món quà từ người khác.

Ví dụ, nếu ai đó tặng bạn một bông hồng và bạn vứt ngay nó vào thùng rác, thì bạn là người thiếu âm đức; nếu bạn giữ bông hồng trong bình và chăm sóc nó, thì đó là một việc làm tốt.

Muốn làm một người lịch sự, có lễ nghĩa thì hãy mỉm cười với người khác, chân thành kết giao với họ và không lợi dụng, trong khả năng cho phép hãy tặng cho họ chút quà. Học cách biết ơn người khác, không lãng quên ân tình của họ, đó đều là cách làm hay để tích âm đức cho mình.

Tích đức bằng những việc đơn giản trong cuộc sống

Tạo dựng công danh, địa vị không bằng tích âm đức.

Tạo dựng công danh, địa vị không bằng tích âm đức.

4. Quan tâm đến người thiếu phước  

Nếu bạn đưa 10 Đô cho một người giàu có, người ta chắc chắn sẽ chẳng thèm để ý đến. Nếu bạn dành 10 Đô để giúp đỡ một người ăn xin, chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn mãi mãi.

10 Đô dùng để đổ xăng cho ô tô thì chẳng thấm vào đâu, dùng để mua thuốc lá và rượu có thể còn không đủ, nhưng đối với một người nghèo khó không có gì ăn thì 10 Đô có thể là số tiền để họ sống cả tuần.

Thép tốt nên tận dụng làm lưỡi dao, vậy mới phát huy hết tác dụng của nó. Tương tự như thế, tiền bạc, vật chất tiêu vào những chỗ cần thiết nhất, gấp gáp nhất mới có thể phát huy được tác dụng tối đa, thế nên mỗi người chúng ta đừng tùy tiện đưa tiền cho người khác, nếu không dù làm điều tốt cũng không nhận được "thiện báo", hoặc thứ đáng ra bạn sẽ nhận được sẽ giảm bớt đi vài phần.

Bạn tiết kiệm tiền một cách hợp lý và sau đó chi tiêu số tiền đúng lúc đúng chỗ, cho những người thực sự cần giúp đỡ thì đó là một hành động tử tế thực sự.

Bạn cũng có thể dùng tiền mua một chút đồ và tặng nó cho người già, phụ nữ và trẻ em, khi mua đồ hãy cố gắng mua những thứ cần thiết thay vì những thứ hào nhoáng không dùng được, đó cũng là một hành động tốt.

5. Mở đường dẫn lối cho người khác

Nếu bạn là một người có tấm lòng, bạn cũng có thể chia sẻ những cuốn sách bạn đã đọc xong với những người muốn đọc nó, viết những gì bạn đã học được thành các bài viết, cuốn sách để những người cần có thể đọc nó.

Khi thấy ai đó gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn có thể cho họ một vài lời khuyên hoặc giúp họ một tay, họ chắc chắn sẽ cảm kích không thôi. Có người khi tuyệt vọng, khi vào đường cùng được bạn cho bát cơm, chai nước, sau này khi họ thành công nhất định sẽ không quên lòng tốt của bạn ngày đó, thậm chí họ sẽ có thể quay lại giúp đỡ bạn.

Kết luận:

Người xưa có câu: "Lập công danh không bằng tích đức." Tạo dựng công danh, địa vị không bằng tích âm đức. Luôn luôn phải nhắc nhở bản thân phải giữ vững lương tâm, không làm những việc gian ác thì cuộc sống, gia đình và sự nghiệp của bạn nhất định sẽ ngày càng hưng vượng.

Từ khóa » Tích đại âm đức