Lòng Ngươi Cứng Cỏi, Không Ăn Năn Hối Cải - WATV
Có thể bạn quan tâm
Biểu tượng Kỷ niệm 60 Năm Thành lập Hội Thánh
ĐóngChọn ngôn ngữ
Close- Tiếng Việt
- English
- 한국어 (Korean)
- Español (Spanish)
- हिन्दी (Hindi)
- Português (Portuguese)
- 简体中文 (Simplified Chinese)
Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, chúng ta đã được gọi làm người dân của Siôn và được tha tội, được chuộc rất nhiều tội ác và lỗi lầm mà không thể đếm hết được. Vì đã nhận được ân điển lớn lao như vậy, nên chúng ta phải sống cuộc sống ăn năn, hối cải một cách trọn vẹn. Ngày cứu rỗi đang đến gần, nhưng nếu chúng ta vẫn chưa gột bỏ tính cố chấp và thói quen tội ác, mà cứ làm trái ý Đức Chúa Trời bằng tấm lòng không ăn năn, hối cải, thì giá trị tha tội sẽ bị mất ý nghĩa.
Chúng ta vốn lẽ là tội nhân phạm tội hung ác ở trên trời và bị đuổi xuống trái đất này. Chúng ta phải ghi nhớ sự thật này, và luôn hạ thấp bản thân mình trước Đức Chúa Trời bằng tấm lòng khiêm tốn. Chúng ta đừng phản bội lại tình yêu thương của Đức Chúa Trời, là Đấng đã chuộc tội chúng ta bằng công lao hy sinh chí thánh của Ngài, và hãy trở thành con cái Siôn đạt được sự ăn năn, hối cải trọn vẹn, luôn cảm tạ mọi sự.
Đức Chúa Trời chờ đợi tội nhân ăn năn, hối cải
Hai ngàn năm trước, khi Đức Chúa Jêsus xuống trái đất này, và bắt đầu công việc Tin Lành, Ngài đã phán lời đầu tiên rằng “Hãy ăn năn”. Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể tìm thấy nhiều cảnh Đức Chúa Jêsus vừa rao truyền Tin Lành, vừa thúc giục người khác ăn năn, hối cải.
“Vả, khi Đức Chúa Jêsus nghe Giăng bị tù rồi, thì Ngài lánh qua xứ Galilê. Ngài bỏ thành Naxarét mà đến ở thành Cabênaum, gần mé biển, giáp địa phận xứ Sabulôn cùng xứ Néptali… Từ lúc đó, Đức Chúa Jêsus khởi dạy rằng: Các ngươi hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần.”Mathiơ 4:12-17
“Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.”Luca 15:7
Hãy ghi nhớ một lần nữa âm thanh của Đấng Christ, là Đấng thúc giục loài người ăn năn, hối cải, và hãy kiểm điểm xem trong tấm lòng chúng ta vẫn còn có phần nào chưa ăn năn, hối cải trọn vẹn hay không, và hãy sống sao cho xứng đáng với tư cách là người công bình, là người được cứu rỗi bởi hy sinh của Đức Chúa Trời. Hãy đừng học theo xu thế và tinh thần của thời đại này, là thời đại tội ác và nổi loạn trong con mắt của Đức Chúa Trời. Nhưng hãy chỉ học theo lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời, để báo đáp ân điển của Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời đã làm sống lại chúng ta, là những kẻ vốn bị chết bởi tội ác và lỗi lầm.
“Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao? Bởi lòng ngươi cứng cỏi, không ăn năn, thì tự chất chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ, khi sẽ hiện ra sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.”Rôma 2:4-5
Đức Chúa Trời phán rằng những người có lòng cứng cỏi, không ăn năn, hối cải, sẽ phải gánh chịu sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời vào ngày phán xét sau cùng. Hay nói thẳng ra là họ không được cứu rỗi.
Có những người nghĩ rằng Đức Chúa Trời không biết lỗi lầm và sai sót của họ, nhưng ấy là sự nhầm tưởng do họ không tin hoàn toàn vào Đức Chúa Trời. Mặc dù họ công nhận Đức Chúa Trời là Đấng toàn tri toàn năng, có mặt ở khắp mọi nơi, và biết hết thảy mọi sự, nhưng nếu họ lại định giấu giếm điều gì đó trước Đức Chúa Trời, thì thật là mâu thuẫn. Đức Chúa Trời biết tất thảy mọi sự, nhưng Ngài nhịn nhục thật lâu và chờ đợi cho đến khi chúng ta thú nhận lỗi lầm và ăn năn, hối cải. Hãy thấu hiểu lòng nhân từ ấy của Đức Chúa Trời, đừng giấu giếm dù chỉ là lỗi lầm rất nhỏ mà hãy thú nhận hết thảy tội lỗi lên Đức Chúa Trời, để trở thành con cái có đức tin trọn vẹn và được tha thứ.
Vì con cái vẫn chưa ăn năn, hối cải trọn vẹn, nên Đức Chúa Trời vẫn đang chờ đợi và nhịn nhục cho tới tận bây giờ. Tuy nhiên, một lúc nào đó thời gian và cơ hội cứu rỗi dành cho chúng ta sẽ qua đi. Trước khi quá muộn, hãy xem xét lại bản thân, hãy ăn năn, hối cải và thú nhận mọi tội lỗi, chớ để chừa bất cứ tội lỗi nào dù nhỏ như hạt bụi, để trở về Nước Thiên Đàng.
“Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày. Chúa không chậm trễ về lời hứa của Ngài như mấy người kia tưởng đâu, nhưng Ngài lấy lòng nhịn nhục đối với anh em, không muốn cho một người nào chết mất, song muốn mọi người đều ăn năn. Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả. Vì mọi vật đó phải tiêu tán thì anh em đáng nên thánh và tin kính trong mọi sự ăn ở của mình là dường nào, trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến…”II Phierơ 3:8-13
Đức Chúa Trời tràn đầy lòng nhân từ và thương xót. Đức Chúa Trời thật sự mong muốn tất thảy mọi người đều được cứu rỗi mà không phải chịu phán xét. Trái lại, kẻ ác nghĩ rằng Đức Chúa Trời không biết đến tội lỗi của họ, và mặc nhiên hành động ngang ngược, phóng tứ mặc dù Đức Chúa Trời đã nhịn nhục như vậy. Dù Đức Chúa Trời đã nhịn nhục và chờ đợi lâu dài, nhưng họ không ăn năn, hối cải, nên Đức Chúa Trời không thể không phán xét họ.
Song, chúng ta, là những người kế tự của Đức Chúa Trời, phải trông mong ngày của Đức Chúa Trời trong khi ăn ở tin kính và chí thánh, và phải kính sợ Đức Chúa Trời, là Đấng sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy, và phải vâng phục theo như lời của Ngài.
“Chúng ta hãy nghe lời kết của lý thuyết nầy: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài; ấy là trọn phận sự của ngươi. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến nỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy.”Truyền Đạo 12:13-14
Hãy thú nhận tất thảy mọi tội lỗi trước Đức Chúa Trời
Vào thời Rôma cổ đại, có một vị quan hộ dân được lệnh áp giải các tội phạm đến khu vực khác bằng thuyền. Vị quan ấy rất nhân từ và khôn ngoan. Khi các tội phạm lên tàu, vị quan ấy đã cho gọi từng người một, và hỏi nguyên nhân và quá trình mà họ đã phạm tội. Vị quan ấy còn nói rằng nếu có điều gì uất ức thì hãy kể lại chi tiết. Khoảng 100 tội phạm lên tàu đều nêu ra nỗi uất ức của bản thân. Ai nấy đều kêu rằng mình vô tội và đã bị đưa đến đây một cách oan ức.
Nhưng chỉ duy nhất một người đã công nhận tội lỗi của mình một cách ân cần. “Tôi đã gây ra tội mà đáng phải đến nơi này. Vì hết đồ ăn, vợ và các con tôi phải nhịn đói, nên tôi đã đánh mất lý trí mà lấy trộm đồ của người khác. Tội lỗi của tôi rõ ràng như vậy, và tôi đang phải gánh chịu hậu quả tất nhiên cho tội lỗi ấy.”
Nghe lời thú nhận của anh ấy, vị quan đã ra lệnh cho người quản lý ở bên cạnh rằng: “Những người ở đây tất thảy đều là những người công bình bị buộc tội một cách oan ức, nhưng chỉ riêng người này nói rằng mình đã phạm tội. Tội phạm làm sao có thể ở giữa những người công bình được? Hãy đuổi người này đi ngay lập tức, và cho tất thảy những người khác lên tàu.”
Tất thảy những tội phạm tự xưng là công bình đều bị nhốt vào tù, còn người thú tội của bản thân và ăn năn, hối cải đã được giải phóng. Tất thảy những tội phạm khác mà đã thanh minh tội lỗi của mình, chỉ biết nhìn một cách ghen tị bóng dáng sau lưng của tội phạm được giải phóng.
Nếu chúng ta cũng thú nhận tội lỗi của chúng ta lên Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ thương xót mà tha tội cho chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ giấu giếm và không thú nhận mặc dầu có tội lỗi, thì khi Đức Chúa Trời công bình đoán xét tất thảy mọi sự, chúng ta sẽ không tránh khỏi chịu hình phạt tùy theo mức độ nặng nhẹ của tội lỗi.
Trước Đức Chúa Trời, mỗi cử chỉ, mỗi hành động của mỗi người đều bị phơi bày ra, và kể cả lỗi lầm dù là nhỏ nhất cũng không thể giấu giếm được. Đức Chúa Trời, là Đấng Toàn Năng giám sát kỹ kể cả trọng tâm và suy nghĩ của loài người, và biết tất thảy mọi sự; tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang mong chờ chúng ta đến trước Ngài và thú nhận tội lỗi.
“Ví bằng chúng ta nói mình được giao thông với Ngài, mà còn đi trong sự tối tăm, ấy là chúng ta nói dối và không làm theo lẽ thật. Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta. Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta. Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác. Nhược bằng chúng ta nói mình chẳng từng phạm tội, ấy là chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, lời Ngài không ở trong chúng ta.”I Giăng 1:6-10
Sự tha thứ của cha
Có một câu chuyện về Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, như sau: Hồi nhỏ, Gandhi đã sống sai đường lạc lối mà ăn cắp đồ trong nhà. Nhưng chẳng bao lâu Gandhi cảm thấy lòng mình nặng trĩu. Khoảnh khắc phạm tội là thoáng qua, trái lại khoảng thời gian gánh chịu nỗi đau lòng do tội lỗi quá lâu dài. Trên hết là Gandhi sợ hãi và đau buồn nhất vì hành động xấu của bản thân sẽ khiến cha đau lòng. Gandhi cảm thấy rối bời vì gánh nặng tội lỗi, nên đã quyết tâm sẽ xưng tội với cha và không phạm tội nữa. Gandhi đã viết một bức thư ăn năn và thú nhận từng lỗi lầm đã qua của bản thân, rồi đưa cho cha.
“Thưa cha! Xin hãy tha lỗi cho con. Con đã gây ra lỗi lầm lớn. Con xin thề sẽ không ăn cắp nữa!”
Gandhi đã đưa bức thư cho cha trong nỗi run rẩy sợ hãi, nhưng sau khi đọc hết lá thư, người cha không rầy la cũng chẳng mắng phạt gì cả. Duy chỉ giọt nước mắt như hạt trai rớt xuống từ khóe mắt cha làm ướt bức thư. Trông thấy cha đau lòng vì lỗi lầm của mình, Gandhi cũng rớt nước mắt theo. Và Gandhi cảm thấy rằng tội lỗi của mình đang được tẩy rửa, và lương tâm đang được làm thanh sạch bởi giọt nước mắt yêu thương của cha.
Từ đó trở sau, Gandhi luôn khắc sâu trong tâm trí giọt nước mắt của cha, và sống cuộc sống ngay thẳng không đi theo con đường sai lệch nữa. Kết quả là Gandhi đã giành được sự tín nhiệm và yêu mến của người dân Ấn độ, và được lưu danh cho tới bây giờ với tư cách là một chính trị gia, một triết gia vĩ đại.
Đức Chúa Trời, là Đấng biết tất thảy mọi tội lỗi của chúng ta, cũng đang chờ đợi chúng ta thú nhận tội lỗi. Vì việc thú nhận tội lỗi chính là lời hứa sẽ không tái phạm một lần nữa.
Chúng ta đang sống ở thế gian lan tràn đầy dẫy tư tưởng và hành vi tội ác. Chúng ta phải thú nhận và ăn năn, hối cải tất thảy tội lỗi đã phạm trước Đức Chúa Trời, để được nhận sự tha tội, và không dấu không vết trước Đức Chúa Trời. Để làm được điều đó, hằng ngày chúng ta phải sám hối và ăn năn, hối cải bởi cầu nguyện, và đi con đường đức tin mà Đức Chúa Trời Cha Mẹ vui lòng.
Ăn năn, hối cải dẫn đến sự cứu rỗi
Ăn năn, hối cải có nghĩa là quay đầu từ bỏ tội lỗi của mình, và không tái phạm tội ấy nữa. Giờ chính là lúc từng người chúng ta ăn năn, hối cải, để dẫn dắt cả thế gian nhuốm đượm tội ác này được ăn năn, hối cải.
“Dầu mà ta có nói với người công bình rằng nó chắc sẽ sống, nếu nó cậy sự công bình mình mà phạm tội, thì sẽ không nhớ đến một việc công bình nào của nó nữa; nhưng nó sẽ chết trong sự gian ác mình đã phạm. Khi ta nói cùng kẻ dữ rằng: Mầy chắc chết! nếu kẻ dữ ấy xây bỏ tội lỗi mình, theo luật pháp và hiệp với lẽ thật; nếu nó trả lại của cầm, đền bồi vật nó đã cướp lấy, bước theo luật lệ của sự sống, và không phạm sự gian ác nữa, thì chắc nó sẽ sống và không chết đâu. Chẳng có một tội nào nó đã phạm sẽ được nhớ lại nghịch cùng nó; nó đã làm theo luật pháp và hiệp với lẽ thật, chắc nó sẽ sống.”Êxêchiên 33:13-16
Nếu một người khoe khoang rằng cho đến bây giờ mình đã sống rất công bình, mà gây tội lỗi rồi lại nghĩ rằng “Một lỗi nhỏ nhặt này chẳng thành vấn đề”, thì dù trước đây người ấy có sống công bình đến đâu cũng chẳng ích gì. Trái lại, dù là người gây ra tội lỗi trong khi sống lầm đường lạc lối và không biết đến Đức Chúa Trời, nhưng nếu người ấy quay đầu từ bỏ tội lỗi mình và lắng nghe lời lẽ thật sự sống thì sẽ được sống và được cứu rỗi.
Tội lỗi là điều đáng xấu hổ nên thú nhận tội lỗi không phải là việc dễ dàng. Cần phải có dũng khí để thú nhận tội lỗi. Ngay khi hiểu ra rằng cha đang đau lòng vì tội lỗi của mình, Gandhi đã quyết tâm không tái phạm tội lỗi nữa. Nghĩ tới điều đó, chúng ta cũng phải thú nhận tất thảy tội lỗi dù lớn dù nhỏ trước Đức Chúa Trời, là Đấng chuộc tội cho chúng ta, để nhận được ân điển tha tội một cách trọn vẹn.
Đức Chúa Trời đã nhắc đi nhắc lại rằng việc không thú nhận tội lỗi là hành vi tự chất chứa cho mình sự giận về ngày thạnh nộ cuối cùng. Hãy thú nhận và ăn năn, hối cải không những tất thảy mọi tội lỗi đã phạm trước khi biết Đức Chúa Trời, mà còn những tội lỗi nhẹ trong khi đi con đường đức tin, để rời xa khỏi tội lỗi và sống ân huệ trong ý muốn của Đức Chúa Trời.
“nay tôi lại mừng, không phải mừng về sự anh em đã phải buồn rầu, song mừng về sự buồn rầu làm cho anh em sinh lòng hối cải. Thật, anh em đã buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời, đến nỗi chưa chịu thiệt hại bởi chúng tôi chút nào. Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn; về sự đó người ta chẳng hề ăn năn, còn sự buồn rầu theo thế gian sanh ra sự chết…”II Côrinhtô 7:9-11
Người không ăn năn, hối cải không thể vào được Nước Thiên Đàng. Đeo kính mờ thì không thể nhìn thấy rõ sự vật. Giống như vậy, nếu chúng ta ở trong trạng thái vấy bẩn và nhuốm màu bởi tội lỗi, thì không thể hiểu biết thần tánh của Đức Chúa Trời một cách đúng đắn, và cũng không thể trông thấy vinh hiển của Nước Thiên Đàng một cách rõ ràng. Cho nên, thông qua sự ăn năn, hối cải trọn vẹn, chúng ta hãy loại bỏ những tội ác nhuốm màu vấy bẩn mà che khuất mắt linh hồn, để trở thành những người công bình nhận được sự cứu rỗi. Nếu tìm hiểu kỹ sẽ thấy rằng hầu hết nội dung trong Kinh Thánh đều ghi chép câu chuyện ăn năn, hối cải, và những lời yêu cầu ăn năn, hối cải. Phép Báptêm, là bước chân đầu tiên đến với sự cứu rỗi, cũng có thể được hoàn thành khi đi kèm với sự ăn năn, hối cải.
Nếu cho đến bây giờ chúng ta không dám xưng lên Đức Chúa Trời những tội ác đáng hổ thẹn và xấu hổ, thì giờ hãy lấy hết dũng khí thú nhận mọi tội lỗi dù lớn hay nhỏ, để nhận được ân điển tha tội. Đức Chúa Trời đang chờ đợi chúng ta, là con cái Ngài, ăn năn và hối cải. Ví dụ về đứa con hoang đàng quay trở về cũng như vậy, khi đứa con trai đã rời xa vòng tay của cha, ăn chơi hoang đàng, tiêu sạch gia tài, rồi ăn năn, hối cải, mà trở về, thì người cha đã không trách cứ con trai, trái lại người cha đã vui mừng đón con trai mình (Luca 15:11-24).
Đừng lấn sâu vào đầm lầy tội ác bởi tấm lòng cứng cỏi không ăn năn, hối cải, kẻo phải gánh chịu sự tức giận của Đức Chúa Trời. Hãy ghi khắc sâu sắc trong tim ân huệ của Đức Chúa Trời, là Đấng đã tha tội cho chúng ta thông qua công lao chuộc tội to lớn, hãy thú nhận tất thảy mọi tội ác và lỗi lầm dù là nhỏ nhất, và đứng trước Đức Chúa Trời trong hình ảnh trọn vẹn không dấu không vết. Hãy dâng cảm tạ lên hy sinh của Đức Chúa Trời Cha Mẹ, là Đấng đã phải chịu mọi khổ nạn đau đớn và sỉ nhục vì sự cứu rỗi của chúng ta, và là Đấng đã nhịn nhục thật lâu cho đến khi chúng ta ăn năn, hối cải. Hãy trở thành con cái của Đức Chúa Trời Êlôhim bày tỏ vinh hiển của Đức Chúa Trời ra khắp thế gian bằng công việc thiện lành và ngay thẳng.
카카오톡 공유하기 Trở lạiBài viết liên quan
Phước lành của Giacốp
Giacốp, người nhận được phước lành trưởng nam từ cha mình là Ysác, đã trải…
Nếu ta chỉ rờ đến áo Ngài mà thôi
Có một người đàn bà bị bệnh mất huyết đã mười hai năm. Bà ấy…
Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ
Khi Phierơ và Giăng cùng lên đền thờ, họ gặp một người què từ lúc…
Từ khóa » Sự ăn Năn Hối Lỗi Là Gì
-
Ăn Năn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ăn Năn Hối Lỗi Là Gì
-
Ăn Năn Hối Lỗi Nghĩa Là Gì
-
Sự Khác Biệt Giữa Hối Hận Và ăn Năn (Ngôn Ngữ) - Sawakinome
-
Chương 12: ĂN NĂN LÀ GÌ? - Kilopad
-
SỰ ĂN NĂN - VietChristian Reader
-
Sự ăn Năn - Wikimedia Tiếng Việt
-
Từ Điển - Từ ăn Năn Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ điển Tiếng Việt "ăn Năn" - Là Gì?
-
Gì Thế? Sự Khác Biệt Của Sự Hối Hận ăn Năn Là Gì - ATOMIYME.COM
-
Viết 1 đoạn Văn Bàn Về Chủ đề:biết ăn Năn, Biết Day Dứt Cũng Là ...
-
Ăn Năn Day Dứt Là Gì - Xây Nhà
-
ăn Năn - Wiktionary Tiếng Việt
-
Sự ăn Năn Hối Lỗi Trong Tiếng Nhật Là Gì? - Từ điển Số