Lớp Và Phân Lớp Electron (Chi Tiết )

Lớp và phân lớp electron

I. Kiến thức cần nắm vững:

1. Lớp electron:

- Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp, các lớp được sắp xếp từ gần hạt nhân ra ngoài. Các e có năng lượng gần bằng nhau được sắp xếp trên cùng 1 lớp.

- Những e ở lớp trong liên kết với hạt nhân bền chặt hơn những e ở lớp ngoài. Năng lượng của e lớp trong thấp hơn năng lượng e ở lớp ngoài. Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.

- Thứ tự các lớp e được ghi bằng các số nguyên n = 1,2,3….,7

n =       1         2          3          4          5          6          7

Tên lớp:          K         L          M        N         O         P          Q

- Lớp K có n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất, lớp Q có n=7  là lớp xa hạt nhân nhất.

2. Phân lớp electron:

- Mỗi lớp e phân chia thành các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f…

- Các e trên cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

- Số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.Lớp thứ n có n phân lớp e. Tuy nhiên, trên thực tế, với các nguyên tố đã biết, chỉ có số e điền vào 4 phân lớp: s, p, d và f.

Lớp

n

Phân lớp

K

1

1 phân lớp: 1s

L

2

2 phân lớp: 2s, 2p

M

3

3 phân lớp: 3s, 3p, 3d

N

4

4 phân lớp: 4s, 4p, 4d, 4f

O

5

5s, 5p, 5d, 5f

P

6

6s, 6p, 6d, 6f

Q

7

7s, 7p, 7d, 7f

- Các e ở phân lớp s được gọi là các electron s, các e ở phân lớp p được gọi là các electron p….

3. Obitan nguyên tử. Số obitan nguyên tử trong một phân lớp và 1 lớp electron:

- Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định nào. Có thể hình dung sự chuyển động của các electron như một đám mây điện tích âm. Vùng không gian bao quanh hạt nhân nguyên tử chứa hầu như toàn bộ điện tích của đám mây được gọi là obitan nguyên tử. Obitan nguyên tử ( automic orbital: AO ) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt ( tìm thấy) electron là lớn nhất, khoảng 90%.

- Số obitan nguyên tử trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là 1, 3, 5, 7

- Số obitan trong lớp e thứ n là n2 obitan.

- Các obitan s có dạng hình cầu, các obitan p có dạng hình số 8 nổi và được định hướng khác nhau trong không gian. Các obitan d, f có hình dạng phức tạp hơn.

II. Bài tập áp dụng:

Câu 1: Cho các phát biểu:

(1).  Trong nguyên tử, các e được sắp xếp thành từng lớp

(2). Các e trong cùng 1 lớp có năng lượng bằng nhau

(3). Năng lượng của các e trên lớp K là thấp nhất

(4). Các lớp được kí hiệu bằng các chữ cái viết hoa, các phân lớp được kí hiệu bằng các chữ viết thường

(5). các e trên cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

(6). Phân lớp d có tương ứng 3 obitan nguyên tử

(7). Lớp N có 16 obitan.

Số phát biểu đúng là:

A.  3                        B.4                        C.5                             D.6

Câu 2: Trong nguyên tử hidro, electron thường được tìm thấy:

A. Trong hạt nhân nguyên tử

B. bên ngoài hạt nhân nhưng ở gần hạt nhân vì electron bị hút bởi hạt proton.

C. bên ngoài hạt nhân và thường ở xa hạt nhân

D. trong vùng không gian xung quanh hạt nhân, vì electron có thể được tìm thấy ở bất kì chỗ nào trong nguyên tử.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về các obitan trong một phân lớp e

A. Có cùng sự định hướng không gian

B. có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp.

Câu 4: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp:

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng:

A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4                                          

B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4

C. Số obitan có trong lớp N là 9                                                             

D. Số obitan có trong lớp M là 8

Câu 6: Lớp e thứ 3 có tên là:

A. K                                       B. L                              C. M                            D. N

Từ khóa » Số Electron ở Mỗi Lớp