Marketing Du Lịch Là Gì? Các Loại Hình Marketing Du Lịch Nổi Bật
Có thể bạn quan tâm
Bất kỳ hoạt động kinh doanh, kể cả du lịch đều cần marketing. Vậy marketing là gì? Tại sao lại cần phải marketing du lịch? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn.
Nội dung chính
- 1. Marketing du lịch là gì?
- 2. Tại sao cần làm marketing du lịch?
- Tăng nhận thức khách hàng
- Phát triển nền kinh tế địa phương
- 3. Các bước lên kế hoạch Marketing ngành du lịch
- Bước 1: Phân tích SWOT
- Bước 2: Xác định giá trị doanh nghiệp
- Bước 3: Xác định chân dung khách hàng
- Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Bước 5: Phát triển chiến lược Marketing hỗn hợp trong Du lịch
- Bước 6: Xác định ngân sách & nguồn lực
- Bước 7: Xác định mục tiêu, chỉ số đo lường, hoạt động
- Bước 8: Xây dựng lộ trình Marketing tổng thể
- 4. Yêu cầu để làm tốt Marketing Du lịch
- 5. Những phương pháp Marketing Du lịch nổi bật
- – Marketing tập trung vào nội dung trải nghiệm
- – Marketing với show diễn văn hoá
- – Đầu tư website du lịch
- – Mạng xã hội
- – Blog du lịch
- – Kênh Youtube
- – Email Marketing
- – Marketing du lịch bằng cách truyền thống
- – Kết hợp ẩm thực và con người
- 6. Xu hướng Marketing Du lịch trong tương lai
1. Marketing du lịch là gì?
Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đa dạng, tổng hợp và khá phức tạp. Chính vì vậy, khái niệm marketing ngành du lịch cũng rất rộng, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào về marketing trong ngành du lịch. Trong khuôn khổ bài viết này, Asia Lion xin chia sẻ một số định nghĩa được sử dụng nhiều nhất:
– “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó” – Định nghĩa của UNWTO – World Tourism Organizations (Tổ chức du lịch thế giới).
– “Marketing du lịch là một quá trình trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiện khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra” – Theo “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do Fundesco biên soạn và xuất bản
– “Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích” – Theo Michael Coltman (Nhà kinh tế Mỹ).
Ngoài ra, khái niệm marketing của ngành du lịch lữ hành còn được định nghĩa theo 2 góc độ:
2. Tại sao cần làm marketing du lịch?
Như đã nói ở trên, thị trường du lịch và sản phẩm du lịch rất rộng, đa dạng và phức tạp. Do đó, sự cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch rất lớn và áp lực. Để phát triển, tăng doanh thu cũng như bắt kịp xu hướng du lịch trong và ngoài nước các chiến lược Marketing Du lịch là rất cần thiết.
Trong một cuộc khảo sát năm 2017, 48% chuyên gia nói rằng họ đang có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn cho xây dựng chiến lược marketing cho công ty du lịch. Khoảng 44% bày tỏ ý định đầu tư vào các trang Social Media (Phương tiện truyền thông xã hội).
Tăng nhận thức khách hàng
Thống kê cho thấy, số lượng khách nước ngoài đến Hàn Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2017, tăng từ 6 triệu lên 13,1 triệu du khách. Số lượng khách du lịch đến thăm Sierra Leone cũng chứng kiến sự tăng trưởng từ 40.000 vào năm 2005 lên 74.400 vào năm 2016.
Một trong những lý do tại sao những điểm đến này rất phổ biến là chúng được quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng đi từ nơi này đến nơi khác và sử dụng internet để nghiên cứu mọi điểm đến có thể.
Facebook, Twitter, Tumblr, YouTube và các nền tảng trực tuyến khác tràn ngập những câu chuyện và đánh giá thú vị từ khách du lịch trên toàn thế giới. Điều này giúp nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm du lịch và mở ra một thế giới cơ hội cho khách du lịch cũng như các chiến lược marketing của công ty du lịch.
Số lượng khách du lịch đến thăm Sierra Leone cũng chứng kiến sự tăng trưởng từ 40.000 vào năm 2005 lên 74.400 vào năm 2016.
Phát triển nền kinh tế địa phương
Marketing du lịch góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương và toàn quốc gia. Trên thực tế, một phần năm tổng số việc làm toàn cầu được tạo ra trong thập kỷ qua là trong lĩnh vực du lịch. Gần 10% công việc trên thế giới được tạo ra từ ngành công nghiệp này.
Càng nhiều người ghé thăm một thành phố hoặc quốc gia, họ càng chi tiêu nhiều tiền hơn. Điều này giúp phát triển nền kinh tế địa phương và thu hút các nhà đầu tư. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới mở cửa, dẫn đến việc tạo ra việc làm mới. Khi cơ sở hạ tầng và dịch vụ địa phương được cải thiện, số lượng khách du lịch cũng đồng thời tăng lên.
Để xây dựng chiến lược marketing cho cho công ty du lịch hiệu quả, đầu tiên phải tìm hiểu thị trường đang cần gì, không cần gì, thiếu gì, thừa gì…
Trong năm 2022, thị trường du lịch Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục với thị trường nội địa khi đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với kế hoạch, vượt mức đỉnh trước dịch. Trái ngược với sự sôi nổi của Du lịch nội địa, các hoạt động Du lịch quốc tế có phần ảm đạm hơn. 12 tháng vừa qua, cả nước chỉ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, đạt 70% mục tiêu đón 5 triệu lượt khách quốc tế năm 2022. Đây là con số rất nhỏ so với năng lực đón khách của Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều điểm đến là thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Tây Âu… đã dần dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch, khởi động nhiều chính sách để khai thông hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế.
Chính vì điều này, các chiến lược marketing trong du lịch phải được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu và phân tích thị trường kỹ lưỡng. Các doanh nghiệp Du lịch – Nghỉ dưỡng cần tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở tất cả các mặt từ lưu trú, ăn uống, giải trí, vận chuyển, dịch vụ lữ hành đến tư vấn thông tin, bán tour… Tất nhiên, các chiến lược đều phải dài hơi và ổn định để có thể khai thác dài lâu các “mỏ vàng” béo bở này.
Các bạn có thể tham khảo thêm kế hoạch marketing cho dịch vụ du lịch bụi cho dân đi phượt của Viettravel hoặc kế hoạch marketing cho Công ty Cổ phần Du Lịch Cần Thơ để hiểu rõ hơn về mục đích của marketing trong du lịch.
3. Các bước lên kế hoạch Marketing ngành du lịch
Bước 1: Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược chiến lược marketing của công ty du lịch hiệu quả. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp bạn xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm du lịch của mình.
Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố nội bộ mà bạn có thể kiểm soát, như danh tiếng, tài nguyên và vị trí địa lý của mình.
Cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài, ngẫu nhiên, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng và thích nghi – chẳng hạn như xu hướng du lịch, suy thoái kinh tế và bối cảnh đối thủ cạnh tranh của bạn.
Để hoàn thiện bản phân tích SWOT, ban có thể cùng các cộng sự, đồng người trong công ty trả lời một số câu hỏi sau:
- Strengths: “Công ty du lịch của chúng tôi làm gì tốt?” và “Khách thích gì về trải nghiệm của chúng tôi?”
- Weaknesses: “Lĩnh vực nào của doanh nghiệp cần cải thiện?” và “Đối thủ cạnh tranh của chúng ta làm gì tốt hơn?”
- Opportunities: “Có thị trường nào chưa được phục vụ mà chúng tôi có thể khai thác không?”
- Threats: “Có quy định mới nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi không?”
Sau khi hoàn thành các câu hỏi, tổng hợp câu trả lời vào bảng SWOT 2×2 dưới đây để có cái nhìn trực quan nhất.
Để hoàn thiện bản phân tích SWOT, ban có thể cùng các cộng sư, đồng người trong công ty trả lời một số câu hỏi.
Bước 2: Xác định giá trị doanh nghiệp
Sau khi thực hiện Phân tích SWOT, bạn nên có hình dung về các yếu tố giá trị của doanh nghiệp. Về cơ bản, đó là điều khiến sản phẩm du lịch của bạn trở nên khác biệt dựa trên các thuộc tính mong muốn mà bạn mang lại cho trải nghiệm.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược marketing trong du lịch của bạn. Nó quyết định thông điệp của bạn gửi gắm đến khách hàng và trả lời cho câu hỏi tại sao ai đó nên đặt phòng với bạn thay vì đối thủ cạnh tranh của bạn.
Xác định được giá trị hay USP (Unique Selling Point) cho doanh nghiệp không phải điều dễ dàng, thật khó để thu hẹp tất cả những tính năng độc đáo của bạn thành một hoặc hai câu. Vì vậy, biện pháp tốt nhất là biên soạn một danh sách các tính năng và lợi ích, cùng với giá trị cảm xúc cho từng tính năng.
Biện pháp tốt nhất là biên soạn một danh sách các tính năng và lợi ích, cùng với giá trị cảm xúc cho từng tính năng.
Bước 3: Xác định chân dung khách hàng
Nếu bạn cố gắng thu hút mọi người, bạn sẽ không thu hút được ai. Đó có lẽ là một trong những sai lầm lớn nhất với một thương hiệu du lịch.
Thay vào đó, hãy nhắm vào 20-35% những người có nhiều khả năng sử dụng dịch vụ của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nhờ nắm rõ thứ khách hàng muốn.
Gây dựng chân dung khách hàng là cách mô tả chi tiết về một nhân vật hư cấu đại diện cho khách hàng mục tiêu của bạn. Các bước tìm ra chân dung khách hàng:
- Phân tích dữ liệu đặt phòng để nắm các thông tin nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, ngôn ngữ.
- Tham khảo Facebook Audience Insights để thu thập dữ liệu tâm lý học như sở thích, lối sống, hành vi chi tiêu trực tuyến
- Gửi khảo sát cho khách hàng
Chân dung khách hàng là cách mô tả chi tiết về một nhân vật hư cấu đại diện cho khách hàng mục tiêu của bạn
Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hậu dịch COVID 19, thị trường du lịch dần nhộn nhịp trở lại với sự tham gia của hàng loạt doanh nghiệp Du lịch – Nghỉ dưỡng. Để đạt được lợi thế cạnh tranh giữa một thị trường bão hoà, khi xây dựng chiến lược marketing của công ty du lịch trước hết bạn nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu, mối đe dọa và cơ hội tiềm ẩn của đối thủ.
Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh nên bao gồm:
- Giá trị của doanh nghiệp
- Những dịch vụ miễn phí & tính phí họ cung cấp
- Đối tượng mục tiêu của họ là ai
- Các tính năng và lợi ích mà họ nhấn mạnh
- Đánh giá tổng thể trên các trang web, khách hàng đang nói gì về họ
- Các kênh Social Media, các loại nội dung mà họ sử dụng
- Họ dựa vào những kênh phân phối nào
- Điểm số của cơ quan quản lý miền và các từ khóa xếp hạng hàng đầu của họ
Để đạt được hiệu quả toàn diện bạn có thể theo dõi các trang Social Media hoặc Newsletter của họ.
Bước 5: Phát triển chiến lược Marketing hỗn hợp trong Du lịch
Marketing Mix vốn được phân loại theo mô hình 4P hoặc 7P gồm các yếu tố chiến lược thiết yếu được sử dụng để quảng bá thương hiệu, cụ thể: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quá trình), và Physical evidence (Bằng chứng hữu hình).
Product (Sản phẩm): Các thông tin về dịch vụ & sản phẩm du lịch mà doanh nghiệp cung cấp (thời lượng; hành trình; đặc điểm nổi bật;…).
Place (Kênh phân phối): Các kênh mà khách hàng có thể đặt dịch vụ của doanh nghiệp (OTAs; email; hộp trò chuyện Chatbot; Facebook; Website;…).
Price (Giá cả): Khoản chi phí khách hàng trả dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng (Percieved value). Các yếu tố như giá của đối thủ cạnh tranh, thị trương hay mục tiêu doanh thu có thể ảnh hưởng đêns chiến lược giá của doanh nghiệp.
Promotion (Quảng bá): Quảng bá là tổ hợp các hoạt động làm nổi bật sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp (quảng cáo; bán hàng cá nhân; Marketing trực tiếp; khuyến mãi; quan hệ công chúng).
People (Con người): Những nhân viên có phẩm chất, kỹ năng phù hợp với thương hiệu; góp phần tạo nên một trải nghiệm dịch vụ tốt.
Process (Quá trình): Các quy trình để đảm bảo khách hàng được trải nghiệm dịch vụ mà họ mong đợi. Cân nhắc các phương pháp để rút ngắn thời gian nhận phòng, giữ đúng lịch trình và khiến khách hàng cảm thấy được trân trọng
Physical evidence (Bằng chứng hữu hình): Bằng chứng chứng minh khách hàng đã có thời gian tận hưởng dịch vụ (dưới định dạng ảnh hoặc các bài đánh giá trên các nền tảng Tripadvisor, Booking.com,…).
Bước 6: Xác định ngân sách & nguồn lực
Trên thực tế, doanh nghiệp không nhất thiết phải bỏ ra hàng trăm tỉ đô để tạo ra tác động đến thị trường. Nhờ sự phát triển của Internet, bạn có thể sử dụng nhiều ý tưởng marketing trong du lịch giá rẻ mà vẫn gầy dựng tiếng vang cho thương hiệu của mình.
Vì vậy, trước khi bắt đầu một chiến dịch Marketing Du lịch, hãy kiểm tra xem khoản ngân sách bạn bỏ ra có cần thiết và hợp lí hay không?
Bước 7: Xác định mục tiêu, chỉ số đo lường, hoạt động
Sau khi nắm bắt được các dữ liệu cần thiết, doanh nghiệp cần xác định những gì muốn đạt được trong một năm và cách biến chúng trở thành hiện thực. Chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào các mục tiêu thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp, thay vì chạy theo quá nhiều mục tiêu để rồi không nhận lại gì.
Mục tiêu: Một mục tiêu Marketing toàn diện phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí SMART (S – cụ thể; M – đo lường; A – khả thi; R – liên quan và T – giới hạn thời gian)
Ví dụ: Tăng lưu lượng truy cập trang web không trả phí lên 40% vào cuối năm 2021 thông qua 1000 lượt truy cập mỗi tháng từ Google.
Chỉ số đo lường: Việc xác định rõ các chỉ số đo lường hiệu quả ngay từ ban đầu sẽ đảm bảo chiến lược Marketing Du lịch đi đúng hướng và thành công. Một số chỉ số thường được sử dụng như ROI, CPW, CPL, Tỷ lệ chuyển đổi,…
Hoạt động: Đối với mỗi mục tiệu bạn đặt ra, hãy tìm kiếm hoạt động chính sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Bước 8: Xây dựng lộ trình Marketing tổng thể
Sau khi xác định hoạt động chính cho mỗi mục tiêu, hãy chia từng hoạt động thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, có thể quản lý từ quý này sang quý khác.
Với danh sách các nhiệm vụ, bạn có thể sắp xếp thành một lộ trình trực quan, bao gồm cả cách phân công nhân sự và theo dõi tiến độ công việc.
Bản lộ trình Marketing đơn giản cho một mục tiêu chính
4. Yêu cầu để làm tốt Marketing Du lịch
- Ngành du lịch: Hiểu về thị trường du lịch và cách vận hành hệ sinh thái du lịch
- Nghề Marketing: Rèn luyện kinh nghiệm và cập nhật kiến thức về marketing nói chung và marketing cho du lịch việt nam nói riêng, có thể qua các giáo trình marketing du lịch
- Kiến thức chung: Kiến thức vĩ mô, thị trường, khách hàng …
5. Những phương pháp Marketing Du lịch nổi bật
– Marketing tập trung vào nội dung trải nghiệm
Đối tượng hướng đến của loại hình Marketing Du lịch này là những người ưa trải nghiệm, khám phá văn hóa, phong tục, ẩm thực, di sản,… địa phương tại nơi họ đến. Xuyên suốt hành trình của mình, du khách sẽ trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị:
- Thay vì nghỉ dưỡng trong khách sạn, homestay, resort du khách sẽ được lưu trú tại nhà của người dân địa phương.
- Thay vì tận hưởng ẩm thực cao cấp tại các nhà hàng, quán ăn thì bạn sẽ cùng người dân bản địa thưởng thức đặc sản tại chính ngôi nhà của họ.
- Thay vì chỉ thăm thú, ngắm nhìn các địa danh, thì bạn sẽ được tìm hiểu, khám phá sâu hơn bản sắc, câu chuyện vùng miền và các tập tục văn hoá.
- Thay vì đi du lịch trong thời gian ngắn, bạn có thể ở lại lâu hơn từ vài tuần đến một tháng.
Các chiến lược marketing trải nghiệm đòi hỏi các công ty, doanh nghiệp phải mang đến cho nhóm khách hàng mục tiêu tất cả những trải nghiệm tuyệt vời nhất mà họ sẽ được hưởng trong tour du lịch của mình.
Loại hình marketing trong du lịch này cũng thường được các công ty du lịch địa phương dùng để phát triển du lịch bản địa bằng cách hợp tác với các đại lý OTA để vừa giới thiệu được văn hóa, đặc sản bản địa vừa tăng tỉ lệ booking, loại nhuận nhờ đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.
Một số tour du lịch trải nghiệm nổi bật tại Việt Nam: Du lịch miền Tây Nam Bộ khám phá chợ nổi, chùa, miệt vườn trái cây; Du lịch Tây Bắc khám phá văn hoá bản địa; Du lịch Phú Quốc tận hưởng một ngày trên biển cùng ngư dân ,….
Mặc dù vậy, so với các hình thức Marketing khác, Marketing Du lịch trải nghiệm vẫn là một mô hình khá mới, cần quan tâm đến các yếu tố như:
Thời điểm thực hiện chiến dịch: Doanh nghiệp cần lựa chọn thời gian nào là phù hợp với loại hình tour này, được khách hàng ưa thích và tìm kiếm nhiều nhất. Từ đó, đưa ra chiến lược marketing của công ty du lịch “đúng người đúng thời điểm”.
Chất lượng dịch vụ, tour: Yếu tố then chốt quyết định sự trở lại của khách hàng với thương hiệu chính là chất lượng dịch vụ, tour. Dù có chiến lượng Marketing Du lịch tốt đến đâu mà dịch vụ cung cấp không thực sự tốt thì bạn đã thất bại trong chiến dịch tiếp thị lâu dài.
Một khách hàng với trải nghiệm tồi tệ có thể gây ảnh hướng đến quyết định sử dụng dịch vụ của 20 người xung quanh. Như vậy, doanh nghiệp không chỉ đánh mất 1 khách hàng trung thành mà còn mất cả 20 khách hàng tiềm năng khác
Công cụ Marketing online: Đây là các kênh marketing trong du lịch phổ biến, được đông đảo doanh nghiệp Du lịch – Nghỉ dưỡng tin dùng.
Đặc điểm chung của Marketing online là chi phí rẻ nhưng có thể thu hút sự chú ý của người dùng, tạo tiếng vang cho thương hiệu và điểm đến. Một số công cụ hiệu quả như: Website, Blog, Social Media, Email, Youtube, Search Engine
Cẩm nang cầm tay: Loại hình marketing du lịch thường được các cá nhân như khách sạn, homestay,.. bản địa áp dụng.
Việc tự soạn thảo những cuốn cẩm nang du lịch cầm tay nhỏ xinh, cập nhật đầy đủ các thông tin bổ ích về điểm đến, món ăn địa phương, quà lưu niệm, những trải nghiệm thú vị, những cung đường hay ho,… mà du khách không thể tìm được trên mạng sẽ khiến họ thích thú và chia sẻ đến nhiều người hơn. Đây chắc chắn sẽ là điểm nhấn độc đáo chỉ bạn mới có.
– Marketing với show diễn văn hoá
Đây là một trong những loại hình marketing cho du lịch hiệu quả nhất hiện nay, đặc biệt là với du khách nước ngoài hoặc du khách cao tuổi. Tổ chức các sự kiện trải nghiệm, ăn uống hoặc giải trí để khiến du khách thích thú và có những kỷ niệm khó quên.
Ngoài ra, có thể kết hợp với địa phương tổ chức các show diễn đậm chất văn hóa để du khách hiểu thêm về phong thực tập quán bản địa.
Chẳng hạn như show diễn “Ký ức Hội An” không chỉ giúp Hội An quảng bá được hình ảnh Hội An xưa đến đông đảo du khách trong và ngoài nước, trở thành hiện tượng toàn cầu và mở ra cơ hội tăng booking, tăng doanh thu cho các công ty lữ hành.
Tính đến năm 2020, show diễn đã thu hút 500.000 ngườu xem, biến Ký ức Hội An thành chương trình giải trí đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận kỷ lục là chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên đông nhất và kỷ lục sân khấu biểu diễn ngoài trời lớn nhất. Show diễn thành công đến mức con được ban thẳm định lựa chọn để chiếu trên quảng trường Thời đại (Times Square)
– Đầu tư website du lịch
Du lịch là một ngành đặc thù, muốn bán được tour hoặc giới thiệu các điểm đến, ẩm thực, trải nghiệm,… bắt buộc phải đầu tư cho website du lịch sao cho không chỉ đẹp mắt, thu hút mà còn phải chuyên nghiệp và tiện ích cho du khách. Có thể nói loại hình marketing cho ngành du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của bất kỳ công ty, doanh nghiệp làm du lịch nào. Bên cạnh việc tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, các doanh nhghiệp du lịch – lữ hành cũng có thể tự mình xây dựng website một cách dễ dàng với WordPress.
Tham khảo một số Website du lịch tại đây.
– Mạng xã hội
Công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển, bùng nổ đã mang đến cho các công ty, doanh nghiệp làm du lịch những cơ hội kinh doanh “béo bở”. Hãy tạo lập một fanpage và đăng tải những hình ảnh lôi cuốn, những thông tin bổ ích, những tour du lịch hấp dẫn,… để thu hút du khách trong và ngoài nước dễ dàng hơn. Đừng bỏ qua công cụ marketing hoàn hảo này nhé.
Các phương tiện truyền thông xã hội có tác động mạnh mẽ đối với khách du lịch, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi. 46% khách du lịch Gen Z cho biết Instagram ảnh hưởng đến quyết định du lịch của họ
Millennials cũng dễ tiếp nhận mạng xã hội, với 51% cho biết quyết định du lịch của họ bị ảnh hưởng hoặc được truyền cảm hứng bởi các tương tác trên Facebook.
Hơn nữa, chỉ riêng Millennials đã chiếm 31,5% dân số toàn cầu, hãy tưởng tượng một thị trường rộng lớn và tiềm năng đến nhường nào mà bạn có thể tiếp cận.
– Blog du lịch
Travel blogger đang là một trong những xu hướng khá “hot”. Trong hệ sinh thái “kinh doanh hình ảnh và trải nghiệm du lịch” ngày càng bùng nổ, hầu như ai cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm du lịch, những bức hình “ảo tung chảo”, những video cắt ghép tỉ mỉ, công phu về nơi họ đặt chân đến.
Lập một blog du lịch, đầu tư cho nó trở nên khác biệt và độc nhất, sau đó kết hợp với kinh doanh, bán tour hoặc voucher khách sạn là cách để các travel blogger thành công. Một số travel blogger nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như Trần Việt Anh, Huyền Chip, Tùng Lâm, Trần Việt Phương, Andy Nguyễn…
Theo báo cáo của Oleys, 81% khách du lịch thấy việc đọc review là quan trọng, và 49% sẽ đọc review trước khi book phòng. Tận dụng những review, check-in đến từ các Travel blogger nổi tiếng này là cách Marketing Du lịch cực hiệu quả.
Dưới đây là một vài số liệu chứng minh tầm quan trọng của website, blog, và social media trong marketing Du lịch:
Dưới đây là một vài số liệu chứng minh tầm quan trọng của website, blog, và social media trong marketing Du lịch:
– Kênh Youtube
Bên cạnh travel blogger thì cộng đồng Youtuber cũng rất đông đảo. Bạn có thể tạo lập một kênh Youtube riêng cho công ty mình hoặc liên kết với các youtuber nổi tiếng trong lĩnh vực du lịch như Khoai Lang Thang, người mẫu/diễn viên Quang Đại, ca sĩ Quang Vinh,… để thực hiện quảng cáo trên kênh của họ. Đây là một ý tưởng quảng cáo khá hay.
Nếu bài viết chỉ có chữ (text) và bài viết có video cùng hiển thị trên fanpage, thì đến 72% người dùng sẽ lựa chọn xem bài viết có video để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ hơn (Hubspot).
Tạo một kênh Youtube miễn phí, và chia sẻ những video về chuyến đi, phỏng vấn các khách hàng trong tour, các bí kíp gói đồ trước khi du lịch… tất cả những nội dung này vừa dễ dàng quay được, vừa giúp kết nối với khách hàng cũ và mới cũng như có ích cho những khách hàng tiềm năng của bạn.
Tham khảo một số kiến thức du lịch tại kênh Youtube Asia Lion.
– Email Marketing
Trong mùa cao điểm, loại hình Marketing Du lịch này đem lại hiệu quả rất khả quan đối với ai đang làm du lịch. Chỉ vài email mỗi ngày, bạn sẽ khiến khách hàng không thể quên được mình. Chưa kể đây là một trong những cách tiếp cận khách hàng đơn giản và thành công nhất. Tuy nhiên, hãy làm thật khéo léo, nếu không bạn sẽ bị đưa vào danh sách spam.
– Marketing du lịch bằng cách truyền thống
Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 khiến các loại hình marketing ngành du lịch truyền thống như tờ rơi, quầy thông tin du lịch, quầy vé, hội chợ,… bị “yếu thế”. Tuy nhiên, với những cách làm truyền thống bạn sẽ đem lại sự thân thiện, gần gũi hơn với khách hàng. Hãy nhớ, cách cũ mà không lỗi thời, lại được triển khai theo hướng mới sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
– Kết hợp ẩm thực và con người
Loại hình marketing ở ngành du lịch này rất phổ biến hiện nay. Dù đặt chân đến bất kỳ địa điểm du lịch, vùng đất nào bên cạnh các hoạt động trải nghiệm, khám phá văn hóa – lịch sử,… các du khách đều mong muốn được thưởng thức đặc sản bản địa. Vì vậy, hãy kết hợp với các nhà hàng địa phương để giới thiệu đến du khách những món ăn đặc trưng hoặc những món ăn có thể đem về làm quà.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu cơ bản thế nào là marketing du lịch cũng như các loại hình marketing phổ biến nhất hiện nay rồi đúng không? Cùng với sự phát triển “vũ bão” của ngành du lịch, mọi công ty, doanh nghiệp lữ hành đều lên cho mình những kế hoạch, chiến lược, chiến dịch marketing, và tìm cách tuyển dụng nhân viên marketing lĩnh vực du lịch có năng lực để cạnh tranh và sống sót trên thị trường. Còn công ty bạn đã sử dụng loại hình nào để tạo sự độc đáo và tiến xa hơn?
6. Xu hướng Marketing Du lịch trong tương lai
1. Trải nghiệm khách hàng được đề cao
Người tiêu dùng đang trở nên cẩn thận hơn trong việc lựa chọn sản phẩm du lịch mà họ sẽ trải nghiệm trong những chuyến du lịch sắp tới. Bất chấp lạm phát tăng cao, 63% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để nhận được dịch vụ khách hàng tốt hơn.
Nếu bạn muốn có được lòng trung thành với thương hiệu và tăng lượt booking, bạn cần mang đến những trải nghiệm làm hài lòng khách hàng của mình. Nếu bạn không đáp ứng được kỳ vọng của họ, khách hàng có thể từ chối sử dụng dịch vụ của bạn ngay lập tức. Chính vì vậy, một chiến lược marketing trong du lịch đề cao tính trải nghiệm là phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả.
2. Khách du lịch tìm kiếm ưu đãi vào phút cuối
Hậu Covid, con người có xu hướng dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống hơn, những chuyến đi du lịch đột ngột, không có kế hoạch trước đang được nhiều khách du lịch ưa chuộng, đặc biệt là người trẻ. Nghiên cứu của Expedia cho thấy rằng một phần tư số người được hỏi sẵn sàng cho các chuyến du lịch tự phát, điều đó có nghĩa là nhiều người trong số họ sẽ tìm kiếm các ưu đãi vào phút chót.
Đặt giá thầu cho các từ khóa thích hợp để thu hút khách du lịch vào phút cuối Một chiến lược marketing trong du lịch khôn ngoan. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo tracking các cuộc gọi điện thoại thu được từ chiến dịch để họ có thể xác định giá thầu nào hiệu quả nhất trong việc thúc đẩy đặt phòng.
3. Sự tăng trưởng chi tiêu cho quảng cáo trong marketing du lịch
Khi thị trường du lịch bắt đầu tăng trưởng, chi tiêu cho quảng cáo du lịch đã tăng 36% vào năm 2022 sau khi tăng 24% vào năm 2021. Các dự đoán cho thấy chi tiêu quảng cáo sẽ vượt mức của năm 2019 vào năm 2023.
Doanh nghiệp nên sử dụng khoản ngân sách tăng thêm này cho việc xây dựng mối quan hệ mới với khách hàng. Trong một năm trở lại đây, các ưu đãi về giá đã không còn là yếu tố duy nhất thu hút khách hàng, thứ họ thực sự cần là một chiến lược marketing cho biết những gì họ có thể mong đợi từ sản phẩm du lịch của công ty.
4. Các nhà tiếp thị du lịch đầu tư nhiều hơn cho công nghệ
Ngoài chi phí quảng cáo, các nhà tiếp thị du lịch cũng chi nhiều tiền hơn cho công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Một báo cáo từ WTM và Travel Forward cho thấy 39% các nhà tiếp thị du lịch đã tăng chi tiêu cho công nghệ của họ.
Sự xuất hiện của ChatGPT chính là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong du lịch. Với kho kiến thức rộng lớn cùng khả năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, ChatGPT trở thành đối thủ đáng gờm không chỉ với Google Search mà còn cả nhân sự làm SEO Du lịch hay các Doanh nghiệp Du lịch Inbound làm Online. Chính vì vậy, nếu không nhanh chóng bắt kịp các xu hướng kết hợp công nghệ và marketing, doanh nghiệp có thể dễ dàng tụt lại phía sau.
Asia Lion là Marketing Agency tiên phong thúc đẩy sản phẩm du lịch, xuất khẩu, phần mềm đến với thị trường quốc tế như Anh, Úc, Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Singapore… Sứ mệnh của chúng tôi là phát triển doanh nghiệp Việt Nam vươn tầm quốc tế, thông qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và giá trị thương hiệu.
👉 Tham khảo dịch vụ tư vấn chiến lược marketing tổng thể:
👉 Tham khảo dịch vụ thiết kế website du lịch:
—
👉 Tìm hiểu về marketing du lịch và cập nhật những xu hướng, tin tức và kiến thức mới nhất, vui lòng truy cập: https://zalo.me/g/nknjps560
👉 Tìm hiểu về các khoá học Marketing Du lịch của Asia Lion, vui lòng truy cập: https://zalo.me/g/cvulaa571
👉 Các bài viết và nội dung khác về Marketing Du lịch, vui lòng xem tại:
Từ khóa » Chiến Lược Marketing Du Lịch Là Gì
-
Cơ Sở Lý Luận Chung Về Chiến Lược Marketing Du Lịch
-
Nội Dung Và Chiến Lược Marketing Du Lịch Tại Việt Nam HIỆU QUẢ ...
-
Marketing Du Lịch Là Gì? Xây Dựng Chiến Lược ... - Luận Văn 99
-
Marketing Du Lịch Là Gì? 8 Chiến Lược Lược Marketing Thành Công
-
Marketing Du Lịch Là Gì? Nội Dung Chiến Lược Marketing Du Lịch
-
Top 12 Chiến Lược Marketing Du Lịch Hiệu Quả Chi Phí Thấp 2022
-
4 Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Nhất Trong Kinh Doanh Du Lịch
-
Khái Niệm Marketing Du Lịch Là Gì? Mục đích Và Chiến Lược
-
Xu Hướng Marketing Ngành Du Lịch Với Công Nghệ 4.0 - MarketingAI
-
Định Nghĩa, Mục đích Của Marketing Du Lịch - Luận Văn 1080
-
[PDF] CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA CÔNG ...
-
Vì Sao Nên Xây Dựng Chiến Lược Marketing Du Lịch - Design Webtravel
-
Marketing Du Lịch Là Gì? Tuyệt Chiêu Làm Marketing Du Lịch Năm 2022
-
Marketing Du Lịch Và Chiến Lược Trong Marketing Du Lịch