Miền Tây Có Bao Nhiêu Tỉnh? Sơ Lược Về Các Tỉnh Miền Tây
Có thể bạn quan tâm
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh? Đây là một vấn đề được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về vùng đất này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc những nét sơ lược về các tỉnh miền Tây.
Nội dung tóm tắt
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh?
Miền Tây Nam Bộ hay gọi tắt miền Tây là cách gọi thân thương của người dân dành cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là khu vực nằm ở cực Nam tổ quốc có diện tích khoảng 40.000 km2, với dân số gần 18 triệu người.
Miền Tây có tất cả 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh còn lại là: Long An, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Vài nét nổi bật về các tỉnh miền Tây Nam Bộ
Vị trí địa lý thuận lợi
Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12,3% diện tích cả nước, có đường bờ biển kéo dài 700km, giáp với biển Đông, vịnh Thái Lan và Thái Bình Dương. Chính vì vậy, khu vực này có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, khai thác và nuôi trồng thủy sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp.
Dân số tại các tỉnh thành miền Tây
Với tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người, chiếm 19% dân số cả nước khiến cho nơi đây có nguồn nhân lực lao động vô cùng dồi dào. Trong đó, Hậu Giang là tỉnh có dân số ít nhất so với 12 tỉnh còn lại trong vùng với 773.800 người. Còn An Giang là tỉnh có số lượng đông dân với 2.151.000 người, tuy nhiên bên cạnh đó mật độ dân số ở Cà Mau lại cao nhất trong vùng.
Ngoài ra, hầu hết dân số ở miền Tây Nam Bộ đa số là người kinh và một số ít là người dân tộc thiểu số. Người Khmer, người Chăm sống chủ yếu ở Trà Vinh, Sóc Trăng. Một số ít người Hoa sống ở Trà Vinh và Kiên Giang.
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh? Sơ lược về các tỉnh miền Tây
Xem thêm: Cam Ranh thuộc tỉnh nào của nước ta?
Khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước và cây lương thực. Bên cạnh đó, với hệ thống kênh ngòi chằng chịt và các con sông lớn như sông Cửu Long, sông Hậu, sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Hàm Luông… đã giúp cho khí hậu miền Tây Nam Bộ luôn luôn mát mẻ.
Đặc biệt, thời tiết khu vực này được chia làm hai mùa chính là mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau. Nếu muốn đi du lịch tại đây thì nên đi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch là thích hợp nhất.
Có tiềm năng phát triển du lịch
Nơi đây vốn là cái nôi của nền văn hóa Óc Eo cổ đại, lưu giữ nhiều giá trị di tích lịch sử quý giá trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Đây còn là nơi ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương, đờn ca tài tử đặc sắc. Thêm vào đó, người dân miền Tây nổi tiếng thân thiện, chất phát và nồng hậu, luôn nhiệt thành đón những du khách phương xa ghé thăm.
Khu vực này cũng nằm ở một vị trí đắc địa để có thể phát triển giao thương, các ngành kinh tế biển và các loại hình du lịch hấp dẫn. Cảnh quan nơi đây rất yên bình, những vườn trái cây rộng lớn, văn hóa đặc sắc và những người dân mộc mạc, chất phác luôn là điểm đến yêu thích của khách du lịch trong và ngoài nước.
Miền Tây gồm những tỉnh nào?
Miền Tây là một khu vực có khí hậu ôn hòa, có những dòng sông hiền hòa cùng lượng phù sa dồi dào bồi đắp và nổi tiếng với những địa điểm du lịch thu hút du khách. Mỗi tỉnh miền Tây lại có những cảnh đẹp và địa danh thú vị khác nhau.
– An Giang: Tỉnh An Giang nằm giữa sông Hậu và sông Tiền, là trung tâm kinh tế giữa TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh (Campuchia). Nơi đây vừa là cửa ngõ giao thương kinh tế lớn, vừa có rất nhiều điểm du lịch thú vị như rừng tràm Trà Sư, núi Sam, di chỉ Óc Eo…
– Tiền Giang: Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Nam, Tiền Giang cũng là một trong những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương và kinh tế. Bên cạnh đó, đây cũng là tỉnh sở hữu nhiều di tích lịch sử – văn hóa, các chùa chiền, nghệ thuật kiến trúc rất độc đáo để phát triển du lịch.
– Long An: Đây là một tỉnh nằm trong danh sách những tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ phát triển nhanh. Bên cạnh đó, Long An còn được xem là cửa ngõ từ TP. Hồ Chí Minh về miền Tây. Dù có tốc độ phát triển vượt bậc như thế nhưng khi đến du lịch An Giang, du khách vẫn có thể bắt gặp được những vẻ đẹp thanh bình, cổ kính rất riêng.
Miền Tây có bao nhiêu tỉnh? Sơ lược về các tỉnh miền Tây
Xem thêm: Đặc điểm và tính chất của khí hậu miền Nam Việt Nam là gì?
– Cần Thơ: Đây là một trong những thành phố trực thuộc trung ương, có vị trí ở trung tâm của Nam Bộ. Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và những miệt vườn rộng lớn rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Một số điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như cồn Cái Khế, cồn Âu, cồn Khương, chợ nổi Cái Răng…
– Đồng Tháp: Đồng Tháp cũng là một trong những tỉnh phát triển du lịch nhất ở miền Tây, thuộc một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười. Các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh gồm vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch Xẻo Quýt, Gáo Giồng, Đồng Tháp Mười…
– Vĩnh Long: Nằm giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long được ví như một miền Tây thu nhỏ bởi sự trù phú của mảnh đất xinh đẹp này. Về du lịch, tỉnh Vĩnh Long có nhiều thắng cảnh đẹp như cù lao An Bình, Bình Hòa Phước cùng với nhiều điểm du lịch tâm linh như chùa Tiên Châu, chùa Phước Hậu, đình Long Thanh…
– Bến Tre: Nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của dừa. Cách TP Hồ Chí Minh khoảng 80km, Bến Tre như một hòn đảo xanh giữa mênh mông sông nước miền Tây. Nơi đây còn có cồn Phụng, cồn Quy (thuộc tứ linh của vùng này), có sân chim Vàm Hồ và nhiều miệt vườn cùng những điểm đến độc đáo khác.
– Hậu Giang: Nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hậu Giang nổi bật với cảnh đẹp sông trữ tình, thơ mộng hút hồn du khách thập phương. Những điểm du lịch hấp dẫn ở đây là chợ nổi Ngã Bảy – Phụng Hiệp, Lung Ngọc Hoàng, khu di tích Long Mỹ…
– Kiên Giang: Là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích lớn nhất miền Tây, Kiên Giang được đánh giá là vùng đất “rừng vàng biển bạc”. Mảnh đất này sở hữu rất nhiều địa điểm và cảnh đẹp như đảo ngọc Phú Quốc, Hà Tiên, quần đảo Nam Du, rừng U Minh Thượng…
– Trà Vinh: Đây là một tỉnh có tiềm năng du lịch lớn với đa dạng các loại hình như du lịch văn hóa, du lịch biển, sông nước, miệt vườn… Tiêu biểu như cù lao Tân Quy, cù lao Long Trị, chùa Hang, bảo tàng Khmer, bãi biển Ba Động…
– Bạc Liêu: Bạc Liêu được xem là nơi kết tinh của nhiều nền văn hóa Kinh, Hoa, Khmer… Chính vì vậy, nơi đây sẽ là một trong những tỉnh có nền văn hóa độc đáo và hấp dẫn. Một vài điểm đến nổi bật là cánh đồng quạt gió Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán, khu du lịch Nhà Mát, nhà công tử Bạc Liêu…
– Sóc Trăng: Sóc Trăng là một trong những tỉnh thuộc miền Tây, đồng thời là vùng cung cấp sản lượng lớn cho cả nước. Ngoài ra, đây còn là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, với các lễ hội đặc sắc. Những địa điểm du lịch nổi tiếng là chợ nổi Ngã Năm, chùa Dơi, chùa Đất Sét, khu du lịch sinh thái Hồ Bể, khu du lịch sinh thái Bình An…
– Cà Mau: Đây là tỉnh ven biển nằm ở cực Nam của Việt Nam, thu hút khách du lịch bởi nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp cùng những nét chân chất, nhiệt tình của con người nơi đây. Đến Cà Mau, du khách có thể ghé thăm đất mũi Cà Mau, chợ nổi Cà Mau, rừng quốc gia U Minh Hạ, đầm Thị Tường…
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được miền Tây có bao nhiêu tỉnh và sơ lược về du lịch của các tỉnh này.
Tổng hợp
Từ khóa » Dân Số Các Tỉnh Miền Tây
-
Cơ Cấu Dân Số Miền Tây Theo Tỉnh Thành
-
Thông Tin Các Tỉnh Miền Tây
-
Thông Tin Tổng Quan 13 Tỉnh Miền Tây Nam Bộ
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2022
-
Tỉnh Nào đông Dân Nhất Miền Tây Nam Bộ? - VnExpress
-
Diện Tích Và Dân Số Các Tỉnh Việt Nam 2021
-
Diện Tích, Dân Số Và Mật độ Dân Số Năm 2012 Của Các Tỉnh Nam Bộ
-
Tỉnh Nào Có Dân Số ít Nhất Miền Tây? - Tư Vấn - Zing
-
Đồng Bằng Sông Cửu Long – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xếp Hạng Dân Số 63 Tỉnh Thành Việt Nam Theo ĐTDS 2019
-
Miền Tây Có Bao Nhiêu Tỉnh Thành? - Bạn Nên Biết
-
Bản đồ Miền Nam (Nam Bộ) Việt Nam Khổ Lớn Năm 2022
-
Top 5 Tỉnh Có Dân Số đông Nhất Miền Tây - YouTube