Mối Họa Lớn Nhất Của Một Người: Tử Tế Với Người Ngoài Và Nóng Nảy ...

TIN MỚI

Trong "Lễ Ký Đại Học" có viết: "Tu thân rồi tề gia, tề gia rồi trị quốc".

Một người muốn có thành tựu lớn, đầu tiên phải xử lý mối quan hệ với người nhà, trong đó có thái độ cư xử đối với người nhà.

Nhưng thực tế đó là, đối với người nhà nếu thấy chướng tai gai mắt bèn chỉ trích ngang ngược; Không đạt được mong muốn kỳ vọng bèn quát mắng thét gào; Nếu người nhà làm sai bèn ác ngôn chỉ trích.

Chúng ta thường tử tế với người ngoài nhưng lại nóng nảy, cục xúc với người nhà, khiến gia đình bất hòa thì lấy đây ra vạn sự hưng. Gia đình hòa thuận, tức phải đối xử tử tế với người nhà, điều này cần phải chúng ta tu luyện và học hỏi cả đời.

 Mối họa lớn nhất của một người: Tử tế với người ngoài và nóng nảy với người nhà  - Ảnh 1.

Thái độ đối với người nhà mới là nhân phẩm chân thực nhất của mỗi người

Tôi từng đọc được một câu nói rằng: "Nho nhã lễ độ với người ngoài rất có thể chỉ là sự khéo léo, giảo hoạt trong đối nhân xử thế, còn thái độ tốt đối với những người mà mình yêu thương mới là nhân cách thực sự ăn sâu vào tận xương tận tủy của mỗi người".

Làm thế nào để biết được nhân phẩm chân thực nhất của một người? Rất đơn giản, hãy nhìn vào thái độ cư xử của họ trước người nhà. Bởi trước mặt người nhà, họ sẽ tháo bỏ tất cả mặt nạ ngụy trang, thể hiện bản chất chân thực nhất của mình.

Tháng trước, công ty tôi có thêm cậu nhân viên mới tên Trương. Trương đối với đồng nghiệp thì khiêm tốn lễ độ, đối với khách hàng thì nhẫn nại lễ phép, làm việc cũng rất chăm chỉ. Dần dần Trương được sự tín nhiệm của mọi người, có dự án gì mới mà không làm kịp mới người đều giới thiệu cho Trương.

Thế nhưng sau này, vì một số chuyện nhỏ mà khiến mọi người phải nhận thức lại về con người của Trương.

Có lần, công ty tổ chức tiệc ăn uống, nhân viên có thể đưa người nhà đi cùng. Trương bận bịu giúp chị La bên nhân sự gọi món cho mọi người, đối với ai cũng nhiệt tình chu đáo cả.

Trong lúc mọi người đang ăn uống tưng bừng, vợ của Trương vì sợ chồng mình uống nhiều nên có càm ràm vài câu. Trương lập tức thay đổi sắc mặt và quay sang quở mắng vợ:

- Sao cô phiền phức thế nhỉ, chuyện của tôi, cô đừng xen vào. Đàn bà con gái nhiều chuyện, không có việc gì nữa thì cô về trước đi.

Xong rồi, Trương lại vui vẻ nói cười với đồng nghiệp như thường.

Một lần khác, Trương vừa vui mừng hớn hở nói chuyện điện thoại với khách hàng xong thì người nhà gọi đến. Trương cau có bực bội:

- Cô lại làm sao thế? Chuyện bé tý thế mà cô cũng không giải quyết được thì cô còn làm được gì nữa hả?

- Mỗi việc trông con mà cũng chẳng ra hồn, sao lúc xin tiền lại tích cực chủ động thế hả?

Đồng nghiệp nghe xong ai cũng tròn xoe mắt ngạc nhiên. Dù áp lực có lớn đến mức nào, cư xử với người nhà như vậy, thực sự khiến người khác đau lòng.

Sau này, nghe đồng nghiệp kể, có lần, Trương đòi ly hôn, xong còn đòi cả đối phương bù đắp tổn thất tinh thần.

Muốn biết chân tướng thật của một người, không thể chỉ nhìn vào biểu hiện trước mắt, mà còn còn xem thái độ cư xử của họ trước mặt người nhà.

Những kẻ sỹ diện, thích lấy lòng người ngoài để được khẳng định thường không cử xử tốt với những người thân xung quanh họ. Bởi năng lượng tích cực họ đã sử dụng hết với người ngoài, còn khi đối mặt với người nhà, họ chỉ còn năng lượng tiêu cực và bản tính cục cằn của mình mà thôi.

Một người mà ác ngôn với người nhà nhưng lại cung kính trước người ngoài, thì cần phải đặt dấu hỏi lớn về nhân phẩm của họ. Bởi thái độ cư xử với người nhà luôn ẩn chứa những phẩm chất chân thực nhất của một người.

 Mối họa lớn nhất của một người: Tử tế với người ngoài và nóng nảy với người nhà  - Ảnh 2.

Đừng bao giờ trút giận với người thân bằng những cảm xúc tiêu cực nhất

Trên mạng từng có người hỏi rằng: "Thế nào mới là đẳng cấp EQ?"

Trong đó câu trả lời được nhiều người thích nhất đó là: "Luôn giữ được sự tôn trọng và nhẫn nại trước những người thân quen nhất của mình".

Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, đối xử với người ngoài nhiệt tình, tận tâm, đối xử với người nhà lại ác ngôn thậm tệ.

Cuộc hôn nhân của hai nhân vật Phương Hồng Tiệm và Tôn Nhu Gia trong tiểu thuyết "Vòng đời vây bủa" không được gia đình chấp thuận khiến cả hai phải chịu đủ uất ức, nhưng lại không có nơi để trút xả. Bất đắc dĩ, họ chỉ có thể trút giận lên nhau.

Nổi nóng với vợ mặc dù không tốt, nhưng Phương Hồng Tiệm lại tổng kết ra được một ưu điểm rằng:

"Trước kia, mỗi lần chịu uất ức thường phải kìm nén trong lòng, không được trút xả một cách tùy ý, bởi không ai là chỗ trút giận của ai cả. Nhưng bây giờ khác rồi, trút giận với ai cũng không sảng khoái bằng trút giận với vợ. Cha mẹ anh chị em chẳng nói làm gì, bạn bè thì tuyệt giao, người làm thì bãi công, chỉ có vợ giống như túi gió thần trong sử thi Homer, đựng được nhiều tức giận nhất".

Vì nóng nảy với người nhà, không cần phải trả giá đắt, nên chúng ta thường tùy tiện nổi nóng, trút giận với chính những người thân yêu bên cạnh mình.

Sau này Hồng Tiệm bị mất việc, lâm vào cảnh thất nghiệp, Nhu Gia nhờ cô mình giới thiệu việc làm cho chồng. Hồng Tiệm không những không biết ơn, còn chế giễu vợ nhờ vả người thân để tìm việc, mắng Nhu Gia là "con chó Pug của bà cô".

Nhu Gia cũng chẳng thua kém gì, trách móc Hồng Tiệm không có bản lĩnh, tính khí xấu xa, mắng Hồng Tiệm là "con chó săn của Triệu Tân Mi".

Mắng thôi còn chưa đủ, Nhu Gia còn gào lên: "Đồ nhu nhược! Đừng để tôi phải nhìn thấy mặt một kẻ nhu nhược như anh". Chưa đủ ác, Nhu Gia còn cầm cây lược ném về phía Hồng Tiệm.

Một phút sướng mồm, buông lời thậm tệ để trút giận, khiến mối quan hệ của hai người rơi vào nguy cơ đổ vỡ.

Có người nói: "Người nhà cãi nhau tuyệt đối không nên nói những lời hung ác, tàn nhẫn. Bởi quen biết lẫn nhau, nên mỗi câu nói đều có thể đâm thẳng vào chỗ hiểm của đối phương với lực sát thương mạnh gấp nhiều lần so với người ngoài. Dù sau này có làm lành nhưng vẫn sẽ để lại sẹo".

Tùy tiện trút xả cảm xúc tiêu cực của mình, mặc dù qua rồi sẽ sóng yên biển lặng nhưng trước sau gì cũng sẽ để lại dấu vết.

Những lời chửi bới, mắng nhiếc người nhà mặc dù chỉ là sự phận nỗ nhất thời, nhưng không có nghĩa là không bị tổn thương. Đừng đợi đến khi quan hệ đổ vỡ rồi thì dù hối hận cũng không kịp.

Gia đình là nơi để bày tỏ yêu thương, chứ không phải là bãi rác để xả cảm xúc. Bởi vậy, đừng để dành những cảm xúc tiêu cực, xấu xa nhất cho người thân của mình.

 Mối họa lớn nhất của một người: Tử tế với người ngoài và nóng nảy với người nhà  - Ảnh 3.

Gia đình hòa thuận là phong thủy tốt nhất

Chu Quốc Bình từng nói: "Xoi mói, bắt bẻ người nhà là bản năng, khắc phục bản năng, không xoi mói bắt bẻ mới là nhân cách đạo đức. Chúng ta phải cảnh giác với bản năng và bồi dưỡng nhân cách đạo đức".

Bộc lộ tính khí là bản năng, kèm nén mới là bản lĩnh. Dù bên ngoài có nhiều áp lức đến mấy, trước mặt người nhà vẫn vui vẻ, niềm nở, đó mới là tu dưỡng khó có được của mỗi người.

MC nổi tiếng người Trung Quốc Lý Tịnh từng kể câu chuyện khởi nghiệp của mình:

Lúc mới nghỉ việc ở đài truyền hình để tự khởi nghiệp, vì chưa có kinh nghiệm, nên cuộc sống hết sức thê thảm và khốn đốn.

Cô nhớ lại: "Năm đó thật khổ, có những lúc nợ nần chồng chất".

Lúc đó, cô ôm theo cục nợ to đùng chạy vạy khắp nơi để kêu gọi đầu tư. Hết tiếp đãi công ty quảng cáo, trở về công ty họp nội bộ, rồi lên chương trình, chạy dự án… Thời kỳ đầu khởi nghiệp vô cùng khó khăn khổ cực, cô từng uống say, suy sụp khóc trong đau khổ.

Nhưng cô không bao giờ mang áp lực từ bên ngoài về nhà. Cô luôn lau khô nước mắt, chỉnh đốn lại tâm trạng cảm xúc xong xuôi, rồi mới bước vào nhà.

Vứt bỏ cảm xúc tiêu cực ở bên ngoài cửa, dành cho người nhà những điều yên bình và tốt đẹp nhất.

Đến nay, Lý Tĩnh đã trở thành nữ doanh nhân thành đạt. Nhưng dù công việc có bận rộn đến mấy, cô vẫn luôn dành thời gian đoàn tụ bên gia đình.

Cách đối xử đúng đắn nhất đối với người nhà đó là vứt bỏ cảm xúc tiêu cực bên ngoài, cư xử với người nhà bằng một tâm trạng vui vẻ, hòa nhã và an yên nhất.

"Đừng chỉ để lễ phép và tôn trọng cho người lạ; Đừng chỉ mang tính khí và nóng giận cho người nhà". Giữ tâm trạng tốt đẹp với người nhà mới khiến gia đình ngày càng hòa thuận và hạnh phúc.

Tăng Quốc Phiên từng nói: "Chỉ khi gia đình hòa thuận, bản thân lo sự nghiệp bên ngoài mới không phải suy tư; Chỉ khi gia đình hòa thuận, bản thân mới có thể có tiếng nói trước bạn bè, đồng nghiệp; Chỉ khi gia đình hòa thuận thì hạnh phúc mới đong đầy".

"Phúc nhân cư phúc địa, phúc địa phúc nhân cư". Gia đình hòa thuận là bến đỗ ấm áp của mỗi người, là nơi nuôi dưỡng sự sống và tình cảm trường tồn.

Thực ra, thiện đãi với người nhà mới chính là phong thủy tốt nhất của mỗi gia đình.

 Mối họa lớn nhất của một người: Tử tế với người ngoài và nóng nảy với người nhà  - Ảnh 4.

Phần đời còn lại hãy vui vẻ hòa nhã với người nhà

Trong "Luận Ngữ Vi Chính", Tử Hạ từng hỏi Khổng Tử: "Thế nào là hiếu?"

Khổng Tử đáp: "Đối xử chân thành với người thân".

Trong cuộc sống, khó nhất đó là cư xử vui vẻ hòa nhã với những người thân xung quanh mình. Mỗi người sinh ra và lớn lên trong một môi trường khác nhau tạo nên những tính cách khác nhau.

Dù khó tránh khỏi tổn thương trương quá trình thưởng thành, nhưng không thể lấy đó làm cớ để chỉ trích người nhà. Dù cuộc sống này đối với chúng ta như thế nào, chúng ta đều phải tu dưỡng bản thân, hồi đáp người nhà bằng thái độ hòa nhã và niềm nở nhất.

Hồ Thích từng nói: "Điều đáng ghét nhất trên thế gian này không gì bằng bộ mặt tức giận. Việc hèn hạ nhất trên thế gian này không gì bằng mang vẻ mặt tức giận cho người nhà xem, điều này còn khó chịu hơn cả việc bị đánh, bị mắng.

Những người có nhân cách, có giáo dục thực sự luôn biết cách cư xử với người nhà bằng thái độ và cảm xúc tốt đẹp nhất. Vui vẻ hòa nhã với người nhà, là nhân cách giáo dưỡng tốt nhất.

Đời người dài nhưng cũng rất ngắn, hy vọng chúng ta luôn cư xử với người nhà của mình một cách vui vẻ hài hòa và ấm áp nhất có thể.

Cuộc đời cũng giống như leo núi: An yên, hạnh phúc hóa ra luôn ở ngay bên cạnh, người biết điểm dừng cuộc sống sẽ trọn vẹn hơn

Từ khóa » Chúng Ta Thường đối Xử Tốt Với Người Ngoài