Một Số Hình Thức Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Năm 2019 - Luật Minh Anh

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nhiều khi cần tiến hành các hoạt động cải tổ, tổ chức lại doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế và xu thế của thị trường.

Tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp

Tổ chức lại doanh nghiệp là định nghĩa dùng để mô tả các hoạt động như: Chuyển đổi loại hình, chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu mới.

Công ty Luật Minh Anh sau đây xin giới thiệu đến Quý khách hàng một số hình thức tổ chức lại doanh nghiệp cụ thể như sau:

1. Chia doanh nghiệp

Chia doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Theo đó Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Tách doanh nghiệp

Tách doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Theo đó công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

3. Hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Theo đó hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành 1 công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

4. Sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Theo đó, một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của mình sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp hiện nay được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp năm 2014.

5. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Hiện nay, thủ tục liên quan tới chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp năm 2014.

Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc tư vấn chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo số điện thoại: 024 6328 3468 hoặc địa chỉ email: info@luatminhanh.vn

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan:

  • Đưa tiền cho người khác để xin chuyển việc có đòi…
  • Doanh nghiệp nước ngoài muốn kinh doanh tại việt nam…
  • Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Báo giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp
  • Bảo hộ độc quyền logo công ty hay doanh nghiệp
  • Hồ sơ Giải thể doanh nghiệp
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp
  • Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
  • Người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
  • Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tại thành…
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Bắc Giang
  • Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
  • Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
  • Quy định của pháp luật về bí mật kinh doanh
  • Mở nhà hàng cần chuẩn bị những điều kiện kinh doanh gì?
  • Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
  • Tư vấn thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
  • Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh cho nhà hàng
  • Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở…

Từ khóa » Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Có Những Hình Thức Nào