Mụn Nước Mọc ở Môi Là Bệnh Gì? Cần Làm Sao để Loại Bỏ? - Dizigone

Mụn nước mọc ở môi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy tình trạng mụn nước mọc ở môi liên quan đến những bệnh lý nào và cần làm gì để loại bỏ chúng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc đó.

mụn nước ở môi mụn-nuoc-o-moi

I. Mụn nước mọc ở môi cảnh báo bệnh gì?

1. Herpes môi

Herpes môi (hay còn gọi với tên mụn rộp ở môi) là bệnh gây ra bởi virus Herpes. Trong đó HSV-1 là loại virus gây ra các nốt mụn nước mọc ở môi. Loại virus này rất dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua dụng cụ ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, khẩu trang,…

Yếu tố kích thích mụn rộp ở môi phát triển và tái phát:

  • Vùng môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
  • Mắc kèm các bệnh cảm hoặc cúm.
  • Có tổn thương vùng môi hoặc nướu.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ như: xăm môi, xóa sẹo, làm mịn da bằng tia laser.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt bị thay đổi nội tiết tố.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch.
  • Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
  • Dị ứng với các loại thực phẩm.

Triệu chứng của bệnh Herpes môi:

  • Các nốt mụn nước ở quanh miệng: ban đầu chỉ là các vết phồng nhỏ, mọc đơn lẻ. Sau đó, nếu không được điều trị kịp thời, các nốt mụn này sẽ lan ra rộng hơn, thành những đám lớn. Mụn chứa dịch trong vàng, gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
  • Bị sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch ở cổ.
  • Vùng miệng bị đau, chủ yếu là vùng bị mụn rộp, ảnh hưởng đến việc ăn uống và nói chuyện.

Herpes ở môi là một bệnh đặc trưng của việc xuất hiện các nốt mụn nước quanh môi. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu ngứa rát, đau nhức, xuất hiện mụn ở môi bạn phải nghi ngờ ngay bản thân đã bị herpes môi và có cách điều trị thích hợp.

Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh lý sẽ xuất hiện dấu hiệu bị mụn nước ở môi nhưng không đặc hiệu, đó là: bệnh tay chân miệng, zona thần kinh.

2. Bệnh tay chân miệng

hình ảnh bệnh tay chân miệnghinh-anh-benh-tay-chan-mieng

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, bùng phát vào khoảng thời điểm giao mùa từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 do Enterovirus – là một loại virus thuộc họ virus đường tiêu hóa gây ra. Loại virus này có thể lây qua việc tiếp xúc với dịch từ mụn nước hoặc gián tiếp qua việc dùng đồ chơi chung với trẻ bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng:

  • Mụn nước mọc nhiều ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Sau đó, chúng có thể lây lan ra khắp các bộ phận trên cơ thể.
  • Loét miệng: nhiều cha mẹ nhầm tưởng con bị nhiệt miệng thông thường dẫn đến điều trị sai cách và càng nặng thêm tình trạng bệnh của con. Vị trí loét miệng thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng, có 1 hoặc vài mụn loét trong miệng khiến trẻ đau đớn, thường xuyên quấy khóc, biếng ăn.
  • Sốt: trẻ bị sốt khoảng 37,5-38 độ C.

>>> Xem ngay: Nhận biết bệnh tay chân miệng qua 3 dấu hiệu điển hình

3. Zona thần kinh

Zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo do virus herpes zoster (VZV) gây ra. Virus này tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ trong các dây thần kinh cảm giác. Chúng sẽ hoạt động trở lại khi gặp những điều kiện thuận lợi: cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm,…

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh:

  • Bỏng rát, ngứa ngáy tại vùng da bị bệnh.
  • Tiếp theo sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, sau đó chúng sẽ sưng to, chứa dịch nước bên trong. Sau khoảng 3-4 ngày các mụn nước sẽ xẹp và khô lại, ngả sang vàng và đóng vảy. Những mụn nước này có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, đặc biệt là những vùng da mỏng như: miệng, mắt, cánh tay,….
  • Triệu chứng khác: sốt 38-39 độ C, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, mệt mỏi, nước tiểu vàng.

Nếu mụn nước chỉ xuất hiện ở quanh môi, không lan sang vị trí khác trên cơ thể thì khả năng cao bản thân đã bị herpes ở môi. Trong trường hợp mụn nước mọc đồng thời ở môi và các vị trí khác trên cơ thể như: lòng bàn tay, bàn chân đặc biệt ở trẻ nhỏ, nguy cơ cao bé đã bị tay chân miệng. Với trường hợp mụn nước mọc nhiều ở quanh mắt hay cánh tay kèm đau rát thì bạn hãy nghĩ tới việc mình đã bị zona thần kinh. Mọi người cần nắm rõ các triệu chứng điển hình của bệnh để có biện pháp điều trị đúng đắn và hiệu quả nhất.

II. Nguyên tắc xử lý herpes môi tại nhà hiệu quả nhanh

1. Nguyên tắc chung

Hiện nay, với bệnh herpes ở môi chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Các mụn nước sẽ tự biến mất trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, để giảm thời gian mắc bệnh và ngăn chặn bệnh bùng phát trở lại, chúng ta cần:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng virus, giảm đau, giảm ngứa để điều trị triệu chứng nếu cần.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh hằng ngày để hạn chế nguy cơ lan sang các vùng da lành khác.

2. Cách xử lý cụ thể tại nhà

2.1. Sử dụng thuốc điều trị:

mụn nước mọc ở môi mun-nuoc-moc-o-moi

  • Thuốc kháng virus: acyclovir dạng bôi giúp làm chậm sự phát triển và lây lan của virus, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Nên vệ sinh sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Hạ sốt cho người bệnh bằng paracetamol, ibuprofen, natri diclofenac,….
  • Sử dụng thuốc kháng histamin H1: clopheniramin, loratadin để giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

2.2. Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp:

Bổ sung nhiều thực phẩm có khả năng giảm sưng viêm, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đó là:

  • Rau xanh:cải bó xôi, cải xoăn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa
  • Trái cây: bưởi, cam, dâu tây,…giàu vitamin C
  • Các loại cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,… giàu omega -3
  • Dầu thực vật: dầu ôliu, dầu hướng dương, dầu vừng, cung cấp acid béo không no, tốt cho sức khỏe.

Nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm, đồ dùng cá nhân. Tạo không gian thoáng mát, trong lành để ngăn ngừa sự phát triển của virus herpes.

2.3. Vệ sinh vùng da bị mụn nước bằng dùng dịch kháng khuẩn phù hợp

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da điều trị để loại bỏ sơ bộ những bụi bẩn, dịch tiết của tổn thương, giúp việc dùng thuốc sau đó đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Hiện nay có rất nhiều dung dịch kháng khuẩn khác nhau như: cồn, povidon iod, nước muối sinh lý, tuy nhiên chúng có những mặt hạn chế:

  • Khả năng kháng khuẩn ở mức trung bình.
  • Gây xót, kích ứng cho vùng da ở môi.
  • Nhuộm màu, gây mất thẩm mỹ.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone chứa thành phần là các ion muối khoáng: HClO, ClO-, OH- có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Tiêu diệt 100% vi sinh vật gây hại trong vòng 30 giây.
  • Thành phần an toàn, không gây xót hay kích ứng cho vùng da môi mỏng manh của bạn.
  • Sản phẩm không màu, không gây mất thẩm mỹ.

Dizigone

Cách sử dụng:

  • Lấy bông tăm thấm dung dịch sau đó bôi lên nốt mụn nước.
  • Để khô tự nhiên không cần lau lại bằng nước.
  • Bạn nên vệ sinh sau mỗi lần ăn uống và trước khi bôi thuốc.

>>> Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

III. Kiêng ăn gì, kiêng làm gì khi bị mụn nước mọc ở môi?

1. Kiêng ăn gì khi bị mụn nước ở môi?

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: kích thích vùng da bị bệnh thêm sưng đỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của virus herpes, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Rượu, bia, cafe, thuốc lá gây hại cho sức khỏe, làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội cho virus herpes lây lan nhanh hơn.
  • Lúa mì, quả hạnh nhân, nước nho, bơ đậu phộng: chứa 2 loại acid amin Lysine và Arginine. Trong đó Lysine có tác dụng làm giảm các vết loét, Arginine làm tăng các thương tổn. Các loại thực phẩm này có tỷ lệ Lysine/Arginine thấp có thể tạo cơ hội phát triển thuận lợi cho virus Herpes gây mụn.
  • Các thực phẩm khô, cứng, phải dùng lực ở hàm để nhai nhiều có thể gây biến dạng và vỡ các mụn nước, khiến virus lây lan tới các vùng da lành khác.

2. Kiêng làm gì khi bị mụn nước ở môi?

  • Không chạm tay, cào gãi lên các vết mụn, tránh làm vỡ các nốt mụn, nguy cơ xuất hiện nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Thức khuya ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, suy giảm sức đề kháng tạo cơ hội cho sự sinh sôi mạnh mẽ của virus Herpes.
  • Luôn giữ cho vùng da bị bệnh thông thoáng, hạn chế tiếp xúc quá lâu với nước. Khi rửa mặt, người bệnh cần lau nhẹ nhàng quanh những vết mụn nước, tránh chà xát mạnh.
  • Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn bám vào vết thương, không nên băng kín các vết mụn.

IV. Kết luận

Mụn nước ở môi thường gây bởi nguyên nhân là virus herpes simplex. Herpes môi không khó loại bỏ, chỉ mất khoảng 7-10 ngày để khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát trở lại. Vì vậy, mỗi người cần trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý và phòng tránh loại bệnh da liễu này. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Từ khóa » Herpes Kiêng ăn Gì