Nấm Mèo | Cách Nấu 5 Món ăn Ngon Và 20 Bài Thuốc Đông Y
Có thể bạn quan tâm
Nấm mèo hay còn có tên khoa học là Auricularia auricular, hay còn có tên gọi khác là nấm mộc nhĩ, thuộc họ Auriculariales thường mọc trên thân cây ẩm ướt, có hình giống tai người nên người dùng thường gọi là nấm mèo (tai của cây gỗ). Cùng Thảo Dược Hoàng Gia tìm hiểu về loại nấm tuy quen thuộc nhưng cũng rất độc đáo về dinh dưỡng mà nhiều người chưa biết.
Mô tả nấm mèo:
Theo Đông Y cho thấy, nấm mèo có vị ngọt tính bình có khả năng cung cấp dưỡng chất cho tỳ vị, đại tràng, thận, gan. Có công dụng thanh nhiệt, làm mát mạch máu, có khả năng làm lành các vết thương ngoài da nhanh chóng hơn. Cùng với đó nấm này có khả năng điều trị các bệnh đái dắt, bổ khí, hoạt huyết, bổ khí, nhuận táo, hạ huyết,…
Nấm mèo là món ăn ngon trong ẩm thực Châu Á, là vị thuốc bổ dưỡng cho cơ thể đặc biệt đối với những người bị nan y về tim mạch. Liều dùng của loại này có thể dùng mỗi ngày với liều lượng từ 15- 20g bằng các hình thức nấu các món ăn như xào, nấu, hoặc có thể sắc nước nghiền nhỏ uống.
Nấm mộc nhĩ ngoài tự nhiên.
1. Đặc điểm sinh thái của loại này:
Mộc nhĩ hay nấm tai mèo là một trong những loại cây có khả năng phát triển trên các thân cây gỗ mục, các loại cây mà chúng mọc rất đa dạng. Về hình dáng, mặt trên của tai nấm có một lớp bông màu sậm nâu, bề mặt nhẵn hoặc nhăn, cùng với đó chúng có một chất keo sinh sản, được phủ một lớp phấn bào tử màu trắng được chúng phóng ra khi tai nấm đã trưởng thành.
Cơ quan sinh sản của cây nấm được hình thành với đặc trưng là đảm đa bào, có hình chùy, ở bên trong là một chất keo. Một cây nấm có tới một lượng bào tử nhỏ ở cuống, phát triển nhờ kéo dài qua các lớp bao nhầy trước khi đến bề mặt của thể quả. Trên các cuống nhỏ có một lượng bào tử đảm, thịt của loại nấm dày có độ dày khoảng 1 đến 3mm.
2. Phân bố sinh học:
Về sự phân bố của loài cây nấm này chủ yếu tại các khu vực ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Nấm này được tìm thấy tại khu vực châu Âu, châu Á, Úc, Châu Phi và cả Nam Mỹ. Tại nước ta, nấm mèo được trồng để làm thuốc và sử dụng làm dược liệu điều trị một số loại bệnh.
nấm mèo chất lượng, có hàm lượng cao thường mọc tại các cây đặc biệt như cây Dướng, Ruối, Sung, Mít,…Ngoài việc có thể thu hái ở ngoài tự nhiên thông thường, cây nấm mèo có thể được nuôi trồng tại các gốc cây ở những khu vườn hoặc tại trang trại để thu hoạch để nấu ăn, làm dược liệu chữa trị bệnh.
3. Thu hái – Sơ chế:
Thường được nuôi trồng trước khi bước vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì chúng được rửa sạch qua nước muối, cắt bỏ những phần bẩn dính các loại rêu, rễ cây, bỏ vào vào giá thể rồi mang đi sấy hoặc phơi khô.
4. Bảo quản dược liệu:
Sau khi thu hoạch cần được phơi hoặc sấy khô để bảo quản, nên bỏ trong túi ni lông hoặc hộp kín đậy nắp. Đặt nấm ở những nơi khô ráo trong phòng bếp, thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao để nấm không bị hư hại ẩm mốc, mối mọt.
5. Thành phần hóa học:
Về thành phần dược liệu thì được tính theo cứ 100g Mộc nhĩ khô thì sẽ chứa một số thành phần hóa học quan trọng như:
• Chất Lipide 0,2 g
• Chất tro gồm 5,8 g
• Calcium Ca 375 mg
• Carotène khoảng 0,03% mg
• Phosphore P 201 mg
• Đường tự nhiên Glucides 65 g
• Chất đạm protein: 10,6 g
• Sắt: 185 mg
• Năng lượng 293,1 kcal
6. Tác dụng dược lý:
• nấm mèo tính bình, có loại vị ngọt thanh.
• Mộc nhĩ qui kinh bao gồm đại tràng và kinh vị.
• Tác dụng làm mát máu, dưỡng huyết, cầm máu, thông mạch
• Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm
Loại nấm này mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể người.
7. Chủ trị:
• Trị trường phong, lỵ ra máu, băng huyết điều trị lở loét, tiểu ra máu, rò rỉ máu.
• Chữa thiếu máu, huyết áp cao, xuất huyết tử cung, táo bón, chữa xuất huyết, chảy máu cam, khái huyết.
• Hỗ trợ cải thiện những tình trạng suy giảm toàn thân.
• Góp phần điều trị cách bệnh lý do nhiệt, bệnh trĩ, chảy máu,…
8. Cách dùng – Liều lượng
Mộc nhĩ có thể xay bột để uống hoặc sắc thành những lát mỏng để uống như dạng trà mỗi ngày, có thể dùng độc nhĩ kết hợp với các vị mộc khác, vị thuốc khác. Ngoài ra, chúng còn có thể dùng như dạng thức ăn đi kèm. Liều lượng nên dùng khoảng 30 -100g nấm mộc nhĩ/ ngày/ người..
Các món ăn ngon hấp dẫn từ nấm mộc nhĩ:
1. Gà xào mộc nhĩ:
Nguyên liệu bao gồm:
- 5 tai nấm hương khô
- 250 gr lườn gà tươi
- 1 miếng lê tươi thái vỏ
- 1 củ hành khô
- 5 tai nấm khô
- 3 thìa nhỏ hạt tiêu
- 15 ml dầu oliu
Cách làm như sau:
- Lườn gà cần luộc sơ qua để chín mềm tuyệt đối, tiếp đến xé nhỏ thịt rồi trộn với 3 thìa tiêu rồi trộn cho đều.
- Ngâm nấm mộc nhĩ và nấm hương với nước cho mềm bớt ra rồi thái nhỏ để riêng ra bát.
- Hành khô thái thành những lát nhỏ.
- Giữ loại khoảng ½ chén nước luộc gà vừa mới luộc, thái nhỏ quả lê và cho vào bát nước luộc tiếp tục đun để cho nước có vị ngọt của lê.
- Bắc bếp lên và tiếp tục cho khoảng 10ml dầu olil phi hành lên cho thơm và chín vừa đủ, sau đó bỏ nấm hương và nấm mộc nhĩ vào xào cho chín.
- Nước lê sau khi đun xong đã có vị ngọt và lê đã chín mềm, bắt đầu đổ bao vào chảo mộc nhĩ và nấm hương, đảo đều tay đến khi nước rút dần thì cho gà vào xào cho khô và chắc thịt lai.
Tiếp theo khi đảo xong chảo bắc bếp và cho ra đĩa cùng với đó ít tiêu, hành lá, rau thơm nếu bạn muốn và bắt đầu thưởng thức ngay thôi, đây là món ăn bổ dưỡng và đặc biệt là món giúp giảm cân hiệu quả!
2. Canh khổ qua nhồi thịt, mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
- 300 gr thịt heo xay nguyễn
- 200 gr tôm đất xay nhuyễn
- 6 quả khổ qua cỡ nhỏ
- Hành lá, muối, tiêu, hạt nêm
- Hành tím khô
- 3 tai nấm mộc nhĩ
Cách làm:
- Hành lá thái lát loại nhỏ mỏng, hành tím băm nhuyễn, cùng với đó nấm ngâm nước, khi nở thì trộn tất cả nguyên liệu này với tôm và thịt đã xay nhuyễn, thêm 1 thìa tiêu, 1 nửa thìa muối, cùng với đó là 1 muỗng hạt nêm, đeo bao tay nilong trộn thật đều tạo ra một loại hỗn hợp.
- Quả khổ qua thái nửa ra, rửa sạch rồi để ráo, nhồi với các loại vừa mới trộn vào ruột khổ qua.
- Tiếp theo, ta nấu nước sôi cho vào từng khoanh vào và nấu trong vòng 10 đến 15 phút, thêm chút đường, bột nêm, muối sao cho vừa ăn, cho thêm hành ngò và tắt bếp. Thưởng thức món ăn này không những tốt cho sức khỏe mà còn có hương vị rất đặc trưng của khổ qua, rất nhiều người đã “nghiện” món ăn này từ mộc nhĩ.
3. Tai heo cuộn mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
- 1 tai heo
- 3 tai mộc nhĩ:
- Hành khô, dấm, bột canh, hạt tiêu, sả.
Cách làm:
- Tai heo làm sạch qua với muối và giấm. Cắt phần lỗ tai, lọc mọc mỡ ở chân tai, dùng lưỡi lam cạo sạch các phần lông còn sót lại rồi sửa qua 1 lần nữa.
- Nấm ngâm với nước cho nở ra, cắt bỏ các phần chân nấm đi, rửa sạch rồi thái lát mỏng, hành bóc vỏ ra.
- Trải mộc nhĩ đều vào bề mặt trong của tai heo rồi cuộn lại, dùng chỉ để cố định tai heo lại. Chú ý nên buộc chặt để trong quá trình luộc mộc nhĩ không bị bung rời ra. Cho tai heo cuộn mộc nhĩ vào nồi và đun với nước cùng 2 thìa giấm, 1 thìa muối. Luộc khoảng 10 phút cho ta heo ra và rửa lại bằng nước sạch.
- Đổ nước luộc cũ và cho một lượng nước mới vào, cho thêm sả, hạt tiêu, 2 thìa giấm và luộc cùng với tai heo cuộn nấm. Nước sôi thì để lửa nhỏ lại khoảng 25 phút sau đó tắt bếp.
Vớt tai heo cuộn mộc nhĩ ra đĩa để nguội sau đó bỏ vào tủ lạnh cho đến khi có độ lạnh vừa đủ khoảng 3 giờ là có thể ăn được, khi ăn cắt bỏ các phần chỉ đã cuộn đồng thời làm một bát nhỏ muối tiêu chanh để chấm sẽ cực kì thơm ngon và hấp dẫn.
4. Chả giò nem mộc nhĩ (thực phẩm chay)
Nguyên liệu chuẩn bị:
• 4 tai mộc nhĩ
• 2 cây nấm đùi gà
• 50g nấm kim châm tươi
• 1/2 củ cà rốt
• 50g nấm đông cô tươi
• Bánh tráng để cuốn
• Gia vị: tiêu, rau thơm, bột năng.
Thực hiện:
• nấm mèo sau khi ngâm nước nở ra bắt đầu thái thành những lát mỏng, nấm đùi gà và nấm kim châm đem rửa sạch và thái thành hình hạt dưa nhỏ. Cà rốt sau khi gọt vỏ, thái sợi, băm nhỏ các nguyên liệu trên.
• Dùng rau thơ, hạt tiêu, các gia vị vừa với khẩu vị và khoảng nữa muỗng bột canh trộn đều các nguyên liệu với nhau.
• Cuốn thành dạng chả rồi chiên với lửa vừa phải, chiên đến khi lớp ngoài chả có màu ngả vàng thì ngưng không cần quá kĩ vì tất cả đều là thực phẩm rau, chiên khoảng 5 phút thôi là được. Nên cho một lượng dầu vừa đủ để chả được chín đều, tránh tình trạng không chín đều, cháy.
• Khi ăn có thể làm bát nước chấm như mắm chua ngọt, tương ớt đều ngon.
5. Trứng chiên đậu phụ mộc nhĩ:
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng
- 1 đậu phụ
- 3 tai nấm mèo
Cách làm như sau:
- Đập trứng ra bát cho gia vị như hạt nêm, bột ngọt và khuấy đều.
- Đậu phụ dằm nhuyễn ra sau đó khuấy cùng trứng.
- Mộc nhĩ ngâm với nước nóng 30 phút cho nở ra rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh, thái thành những lát mỏng vừa đủ rồi trộn cùng với trứng và đậu phụ, cho một ít nước mắm, mì chính vào rồi tiếp tục khuấy đều.
- Bắc chảo dầu với lượng dầu vừa đủ, đến khi dầu nóng thì bắt đầu dùng muôi múc các hỗn hợp mới trộn vào chiên thành các miếng như bánh rán, lật 2 mặt để trứng có màu vàng ngon rồi bắc ra để nguội dần rồi chấm với nước tương, mắm rất ngon.
Các bài thuốc có sử dụng Nấm Mèo (mộc nhĩ):
1. Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ trong máu, di chứng tai biến:
Sử dụng Nấm nấm mèo, nấm tuyết, mỗi loại khoảng 100 g, rửa sạch, ngâm với nước nóng cho nở ra và thái nhỏ. Chần nấm qua nước sôi, sau đó nhúng lại với nước, để ráo nước sau đó đặt vào đĩa to. Lại dùng Dưa leo 1100g, rửa sạch và thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu olil sôi và cho thêm các gia vị như rau thơm, tiêu và thưởng thức.
2. Hỗ trợ điều trị các triệu chứng mỡ trong máu, phòng ngừa tắc nghẽn động mạch:
Sử dụng nấm mèo 10g, táo lớn 5 quả, thịt lợn nạc 100g, 3 lát gừng hầm với 6 chén nước, hầm đến khi bốc hơi còn 2 chén thì thêm muối, thưởng thức như canh bình thường. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục trong khoảng 20- 30 ngày.
3. Điều trị nhiều đờm:
Sử dụng nấm mèo 40g, đường phèn khoảng 15g, nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Dùng uống trong ngày.
4. Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu ngả vàng:
Sử dụng nấm mèo để thanh lọc với công thức mộc nhĩ 40g, ngâm nở rửa sạch, xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300 ml nước, nấu đến khi chín, nên thêm 15g đường phèn, dùng uống.
6. Chữa đại tiểu tiện ra máu:
Sử dụng nấm mèo 100g, nấu nước dùng uống.
7. Điều trị đau răng:
Sử dụng nấm mèo sắc lấy nước dùng nước ngậm và súc miệng.
8. Điều trị đại tiện khó:
Sử dụng nấm mèo và hải sâm mỗi vị với 40g, phèo lợn 300g. Phèo rửa sạch, cắt thành các đoạn ngắn nhỏ, hầm cùng nấm mèo và Hải sâm hoặc có thể xay nhuyễn mộc nhĩ và hải sâm để nhồi vào phèo, nêm thêm gia vị sao cho vừa miệng, dùng khi còn nóng.
9. Chữa táo bón:
Sử dụng nấm mèo 6g, Hồng khô 40 g nấu thành chè và dùng khi nóng
10. Chữa huyết áp cao, xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu ở võng mạc:
Sử dụng nấm mèo 40g ngâm chung với nước, sau đó mang đi hấp chín cùng với đường khoảng 30 phút đến 1 giờ, dùng trước khi đi ngủ.
11. Điều trị suy nhược cơ thể:
Sử dụng nấm mèo, Chà là, mỗi vị 40 g, sắc thành nước và dùng uống mỗi ngày.
12. Dưỡng ẩm, chỉ huyết, phòng chống các bệnh xuất huyết:
Sử dụng nấm mèo 15 – 40 g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ, rửa cho sạch, hầm nhừ, gia vị: thêm đường trắng, dùng trong ngày.
13. Tán ứ, chỉ huyết, dùng cho phụ nữ đau bụng kinh, rong kinh:
Sử dụng nấm mèo 60 g, sao đến khi bốc khói là được, kết hợp cùng với Huyết dư thán 10 g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 7 – 10 g, có thể dùng với giấm thanh.
14. Điều trị ho cơ thể suy nhược lâu ngày:
Sử dụng nấm mèo 10g ngâm nước ấm, rửa sạch, Đại táo 5 quả, bỏ hạt, gạo tẻ 100 g, đường phèn vừa đủ. Đun các nguyên liệu và để nhỏ lửa cho đến khi thành cháo, gia thêm 1 lượng đường phèn, sử dụng trong ngày mỗi lần dùng 1 nửa, dùng 2 lần/ ngày.
15. Tác dụng bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ ndùngg do thận hư:
Sử dụng nấm mèo 200 g, ngâm nước ấm sau đó rửa sạch hầm với Hồng táo 2100g, trong 2000 ml nước để mềm nhừ. Gia thêm đường phèn, chia thành khoảng 5- 7 phần, mỗi ngày nên dùng 1 phần và chia thành 2 bữa.
16. Phòng ngừa bệnh tiểu đường:
Dùng nấm mèo và Biển đậu, mỗi vị phân với lượng bằng nhau, tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần dùng uống 15g.
17. Điều trị tiểu ra máu:
Sử dụng nấm mèo 40 g, Hoa hiên 120 g, đường phèn phân lượng vừa đủ, nấu thành canh, dùng dùng khi còn nóng.
18. Điều trị bệnh chấn động mạch vành tim:
Sử dụng 6 g nấm mèo, Ý dĩ 10 g, thịt lợn 100 g, Phật thủ 100g, nấu thành canh và dùng như canh bình thường.
19. Điều trị các triệu chứng thuộc viêm phế quản:
Sử dụng nấm mèo 20 g, ngâm với nước ấm cho đến khi nở, nấu cùng 20 g đường phèn. Lấy nước mộc nhĩ dùng uống trong ngày.
20. Tư âm bổ gan, kiện não, tăng cường sức khỏe cải thiện não bộ:
Sử dụng nấm mèo 60g, một nửa sao cháy một nửa sao khô, kết hợp với vừng 15g sao thơm, tán nhỏ, trộn đều với nhau. Mỗi ngày dùng 10 g hãm với 150 ml nước sôi, dùng uống thay trà rất tốt cho gan, tăng cường sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng nấm mèo (mộc nhĩ):
Không nên dùng quá nhiều nấm mèo. Điều này có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và khiến dạ dày khó tiêu.
- Không dùng kết hợp với củ cải trắng và ốc bươu.
- Không được ăn ở dạng tươi.
- Không nên sử dụng ngâm nước quá lâu, điều này có thể gây ngộ độc.
- Không nên ngâm bằng nước quá nóng. Nên ngâm bằng nước lạnh.
- Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện với phân lỏng nên kiêng sử dụng.
Sử dụng nấm mèo thường xuyên có thể ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng xấu và nguy hại đến sức khỏe, nên tuân thủ các qui tắc đã được cân nhắc trước khi dùng.
>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Chế Biến Nấm Hương ✅
Từ khóa » Cách Chế Biến Món ăn Từ Mộc Nhĩ
-
Mộc Nhĩ Nấu Gì Ngon? Hãy Cùng Khám Phá Các Món ăn Ngon Từ Mộc ...
-
7 Món Ngon Và Cách Chế Biến Nấm Mèo (mộc Nhĩ) An Toàn Tuyệt đối
-
Bỏ Túi 8 Món Ngon Cực đơn Giản Từ Mộc Nhĩ
-
5 Món Ngon Từ Mộc Nhĩ đại Bổ, Chị Em Hãy Thử Ngay để Cả Nhà Nhâm Ni
-
2.877 Món Mộc Nhĩ Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các đầu Bếp Tại Gia
-
8 Cách Làm Món Mộc Nhĩ Ngon Miệng Dễ Làm Tại Nhà
-
Đa Dạng Các Món ăn Chế Biến Từ Mộc Nhĩ Rừng. - Đặc Sản Tây Bắc
-
Bỏ Túi 5 Món Ngon Cực đơn Giản Từ Mộc Nhĩ (nấm Mèo)
-
Công Thức 9 Món Chay Ngon Từ Mộc Nhĩ (nấm Mèo). - Hapi Vegan
-
Mách Bạn 8 Cách Chế Biến Mộc Nhĩ Ngon Chuẩn Vị
-
Các Sai Lầm Cần Tránh Khi Chế Biến Mộc Nhĩ - Bách Hóa XANH
-
Mộc Nhĩ đại Bổ, Chị Em Hãy Thử Ngay Các Món Ngon Từ ... - Gia đình
-
Thịt Nấu đông Mộc Nhĩ – Món Ngon Ngày Tết Không Thể Thiếu
-
Cách Sơ Chế Mộc Nhĩ Như Nào để được Thơm Giòn | Tin Tức