Nên Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Nào? Công Ty Cổ Phần Hay TNHH
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
- 1.1 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- 1.2 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
- II. CÔNG TY CỔ PHẦN
- 2.1 1. Khái niệm về công ty cổ phần
- 2.2 2. Đặc điểm của công ty cổ phần
- III. NÊN LỰA CHỌN THÀNH LẬP LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
- 3.1 1. Số lượng thành viên
- 3.2 2. Dự định về quy mô đầu tư
- 3.3 3. Mong muốn về huy động vốn
I. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Theo quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn thì có 2 loại hình là: Công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
a) Khái niệm về công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, trong đó thành viên công ty có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng thành viên trong công ty không vượt quá 50 người. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
b) Đặc điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành viên công ty có thể là tổ chức có tư các pháp nhân hoặc cá nhân có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Số lượng thành viên từ 2 tới 50 thành viên trong suốt quá trình hoạt động.
- Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty trừ trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc góp không đủ số vốn đã cam kết. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
- Công ty TNHH không được phát hành cổ phần, vì vậy nó hạn chế việc gia nhập vào công ty của người nước ngoài vào.
- Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên phải tuân thủ những quy định tại Điều 52 Luật doanh nghiệp 2020. Vì vậy chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên bị hạn chế hơn rất nhiều so với chuyển nhượng vốn góp ở công ty cổ phần.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
a) Khái niệm về công ty TNHH 1 thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Số lượng thành viên là điểm khác biệt cơ bản giữa công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
b) Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên
- Công ty TNHH một thành viên cũng là loại hình doanh nghiệp điển hình của công ty đối vốn. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Đặc điểm này của công ty TNHH một thành viên giống với công ty TNHH hai thành viên.
II. CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm về công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Vốn của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông chịu trách nghiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ nắm giữ.
2. Đặc điểm của công ty cổ phần
- Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành thì số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đông CTCP có thể là cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần được thể hiện ở cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. Cổ phần là đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, là căn cứ để xác lập tư cách thành viên của công ty. Mệnh giá cổ phần do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu
- Việc góp vốn vào CTCP có thể được thực hiện bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Tuy nhiên pháp luật có thể giới hạn số lượng tối đa cổ phần mà một cổ đông có thể mua nhằm chống lại việc nắm quyền kiểm soát của công ty dựa vào phần vốn góp.
- Việc tự do chuyển nhượng phần vốn góp là bản chất của công ty đối vốn. Phần vốn góp của cổ đông được thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại hàng hóa dân sự nên người sở hữu cổ phiếu sẽ được tự do chuyển nhượng theo cách thông thường như mua bán, tặng cho, thừa kế hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
- CTCP chịu trách nhiệm bằng chính toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Vì khi thực hiện việc góp vốn thì các cổ đông tiến hành chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình sang tên công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn về các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Trong quá trình hoạt động thì CTCP có quyền phát hành cổ phần, phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác để huy động vốn. Việc phát hành được thực hiện theo Điều lệ công ty và theo quy định của pháp luật.
III. NÊN LỰA CHỌN THÀNH LẬP LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
Có nhiều yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của các cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp. Sau đây là một số tiêu chí chúng tôi nêu ra để các nhà đầu tư có những lựa chọn đúng đắn để đưa ra quyết định cuối cùng là nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH.
1. Số lượng thành viên
- Trường hợp có 1 thành viên: chỉ có thể lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên
- Trường hợp có 2 thành viên: chỉ có thể lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên.
- Trường hợp có 3 thành viên trở lên đến dưới 50 thành viên: có thể lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần
- Trường hợp có trên 50 thành viên: chỉ có thể lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
2. Dự định về quy mô đầu tư
- Nếu bạn muốn hoạt động với quy mô nhỏ, số vốn thấp hoặc mới chỉ có chiến lược khảo sát thị trường bước đầu, không cần nhiều người quản lý thì nên lựa chọn loại hình công ty TNHH 1 thành viên;
- Trường hợp chiến lược kinh doanh của khách hàng ngay từ đầu đã muốn đầu tư lớn thì nên lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
3. Mong muốn về huy động vốn
Trong quá trình kinh doanh, khi thực hiện các dự án lớn thì việc huy động vốn là việc không tránh khỏi. Nếu muốn huy động vốn dễ dàng, nhiều phương thức huy động thì công ty cổ phần là lựa chọn phù hợp. Ngược lại, nếu như đã thành lập công ty TNHH mà sau này phát sinh nhu cầu huy động vốn, doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình để phù hợp với khả năng chuyển nhượng vốn cổ phần sau này.
Trong quá trình huy động vốn, công ty cổ phần chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua cổ phiếu;
Đối với công ty TNHH thì chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ hơn nhiều so với công ty cổ phần và việc chuyển nhượng phần vốn góp phải theo quy định của điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020.
Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần
-
Phân Loại Công Ty Cổ Phần Hiện Nay Tại Việt Nam Mới Nhất - Phamlaw
-
Quy định Pháp Luật Chi Tiết Về Loại Hình Công Ty Cổ Phần - Luật Việt Tín
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay [Cập Nhật 2022]
-
LOẠI HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN (CP) LÀ GÌ
-
Các Loại Hình Công Ty Cổ Phần Hiện Nay - Tư Vấn Luật Hùng Sơn
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay - Luật Việt An
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
So Sánh Các Loại Hình Công Ty Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
-
Khái Niệm, đặc điểm Về Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Cổ Phần
-
Cổ Phần Là Gì? Các Loại Cổ Phần Trong Công Ty Bạn Cần Biết
-
Công Ty Cổ Phần Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Công Ty Cổ Phần
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp【+Ưu điểm + Rủi Ro Từng Loại+】