Nêu Tóm Tắt Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nguyễn Trãi | Văn Mẫu

(Soạn văn lớp 10) – Anh chị hãy nêu tóm tắt về tiểu sử và sự nghiệp của Nguyễn Trãi – (Bài làm văn của Nguyễn Thiên Kỳ lớp 10 A3 trường THPT Nguyễn Du)

Đề bài: Nêu Tóm Tắt Tiểu Sử Nguyễn Trãi Và Sự Nghiệp Của Ông | Văn Mẫu

Bài Làm

Nguyễn Trãi – là một đại thần nhà Hậu Lê, một nhân vật vĩ đại, tài năng, đức độ rất hiếm có. Ông chính là vị anh hùng dân tộc, một nhà chính trị, nhà ngoại giao đại tài đã đưa ra nhiều chiến lược giúp dân giúp nước. Đồng thời Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn, nhà sử học, địa lý học,…nổi tiếng

Về cuộc đời của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi sinh năm 1380 mất năm 1442, tên hiệu là Ức Trai. Quê ông ở Chí Ngại, Chí Linh, Hải Dương nhưng ông sinh sống tại Nhị Khê, Thường Tín. Cha Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh tuy nhà nghèo nhưng học rất giỏi và đã đỗ thái học sinh (bậc tiến sĩ), mẹ ông là Trần Thị Thái là con của Trần Nguyên Đán (Một quý tộc đời Trần).

– Sau khi mẹ mất, năm 10 tuổi ông ngoại lại qua đời, Nguỹen Trãi đã về sống tại Nhị Khê nơi cha dạy học. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, khi giặc Minh cướp nước, bắt Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi theo chăm sóc nhưng khi ông quyết định trở về thì lại bị quân Minh bắt giữ. Và ông đã đi theo Lê Lợi tham gia chiến đấu giành thắng lợi cho dân tộc.

– Đầu năm 1428, khi ông đang dốc sức xây dựng nước nhà thì bị hàm oan, bắt giam. Sau đó được tha tuy nhiên ông không còn được tin cậy như trước vì vậy, Nguyễn Trãi đã xin từ quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

– Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông về làm việc lại, giao cho ông nhiều trọng trách quan trọng. Tuy nhiên, một thời gian sau khi vua đột ngột từ trần ở Trại Vải, Nguyễn Trãi lại một lần nữa bị bọn gian thần vu không tội giết vua và bị xử chém cả ba họ vào năm 1442.

– Nguyễn Trãi đã mang nổi oan ấy hơn hai mươi năm, phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới giải toả oan khuất này cho ông. Vua Lê Thánh Tông đã cử người đi tìm người con trai sống sót cho làm quan và còn sưu tầm lưu giữ các tác phẩm văn thơ của ông.

Cuộc đời của Nguyễn Trãi nổi trội với tài năng với đức tính thanh liêm trong sạch nhưng luôn phải gánh chịu những oan khuất thảm khốc do xã hội cũ gây ra.

tieu su nguyen traiNêu Tóm Tắt Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Của Nguyễn Trãi | Văn Mẫu

Về con đường sự nghiệp của Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm văn học thơ, ca xuất sắc. Năm 1980, Unesco đã công nhận ông là Danh nhân văn hoá thế giới và ông là 1 trong 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Giống như cuộc đời của chính Nguyễn Trãi, các tác phẩm của ông cũng bị tiêu huỷ khi ông mắc nổi oan. Mãi đến khi được trả lại sự trong sạch, mọi người mới bắt đầu sưu tầm lại nhưng rồi lại bị thất lạc. Đây là mất mát rất lớn cho kho tang văn học nước nhà.

Nội dung tác phẩm

Các tác phẩm thơ ca do Nguyễn Trãi sáng tác thường theo 4 nội dung lớn sau: Chính luận, thơ phí, lịch sử, địa lý.

Về chính luận có các tác phẩm nổi tiếng là:

  • Quân trung từ mệnh tập gồm những văn thư mà Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Thái Tổ để gửi cho các tướng tá nhà Minh
  • Đại cáo bình Ngô, một áng thiên cổ hùng văn được Nguyễn Trãi viết vào năm 1428. Toàn bộ Đại cáo Bình ngô viết bằng chữ Hán, thay lời của Bình Định Vương Lê Lợi tuyên cáo giành lại độc lập cho Đại Việt, kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh.
  • Ngoài ra còn có 28 tác phẩm gồm phú, biểu, tấu, chiếu, lục, bi, kí….

Về “Lịch sử” chính là những ký sự ghi chép về 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn (tập Lam Sơn Thực lục) hay bài văn bia ở Vĩnh Lăng (tác phẩm Vĩnh Lăng thần đạo bi) kể lại thân thế và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ.

Về “Địa lý”, Nguyễn Trãi đã viết Dư địa chí – một tác phẩm địa lý xưa nhất viết hoàn toàn bằng chữ Hán ghi chép lại sơ lược về địa lý hành chính, tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.

Nổi trội nhất trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi là các bài thơ Phú như: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Ngọc đường di cảo, Thạch Khánh đồ,…

>> XEM THÊM: Tiểu sử Tố Hữu

>> XEM THÊM: Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Khuyến

Từ khóa: nguyễn trãitiểu sử

Từ khóa » Tóm Tắt Về Cuộc đời Nguyễn Trãi