Người Nuôi Tôm Hùm Gặp Khó - Thời Báo Ngân Hàng
Có thể bạn quan tâm
Hiện có hơn 80% tôm hùm nuôi từ vùng biển các tỉnh miền Trung xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Vì thế, muốn tiêu thụ tôm hùm thương phẩm ổn định, vấn đề đặt ra phải có giải pháp để xuất khẩu tôm hùm theo đường chính ngạch. Vậy nên, người nuôi tôm cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường.
Từ lâu, Khánh Hòa và Phú Yên được đánh giá là 2 địa phương có hoạt động nuôi tôm hùm lớn nhất cả nước. Tại Khánh Hòa, hiện hoạt động nuôi tôm hùm tập trung trên 4 vùng nuôi trọng điểm như Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Với khoảng 63.421 ô lồng nuôi tôm hùm. Ngư dân Khánh Hòa chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh; sản lượng tôm hùm đạt 1.087 tấn. Do tác động bởi dịch bệnh Covid-19 việc tiêu thụ tôm hùm gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến giá bán liên tục giảm sâu. Theo Trạm Thủy sản Vạn Ninh, trên địa bàn có khoảng 34.000 lồng nuôi tôm hùm. Gần đây, do khó khăn về đầu ra nên người dân đang nuôi khoảng 11.000 lồng, trong đó 70% nuôi tôm hùm bông. Việc xuất khẩu hàng sang thị trường Trung Quốc gặp khó khăn, do đó, thương lái không thu mua, khiến giá tôm liên tục xuống thấp. Hiện tôm hùm bông loại 1 (từ 1kg/con trở lên) giá bán chỉ 1,4 triệu đồng/kg, loại 2 (0,7 - 1kg/con) 1,25 triệu đồng/kg, loại 3 (0,4-0,7kg/con) 1,15 triệu đồng/kg; tôm hùm xanh 750.000 đồng/kg.
Cần đầu tư phát triển chuỗi giá trị cho sản phẩm tôm hùm Việt Nam |
Theo ông Phạm Thành Thái ở huyện Vạn Ninh, hiện bè nuôi của gia đình có khoảng 5.000 con tôm hùm bông đến kỳ thu hoạch, trị giá hàng tỷ đồng, nhưng không tìm được người mua. Để nuôi cầm cự, gia đình phải chi 5 triệu đồng/ngày để mua thức ăn cho tôm. Nhiều hộ chịu không nổi chi phí, phải năn nỉ thương lái thu mua. Thực tế, người nuôi đang đối mặt với nhiều khó khăn, tốn tiền thức ăn để duy trì, nhưng không biết đến lúc nào xuất bán được… Còn các thương lái cho hay, chỉ khoảng 20% sản lượng tôm hùm tiêu thụ nội địa, còn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Do đó, giá tôm lên hay xuống đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc có “ăn hàng” hay không. Thời gian qua, thị trường Trung Quốc liên tục đóng biên giới, kiểm soát chặt phương tiện vận chuyển các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu để kiểm soát dịch Covid-19 nên ảnh hưởng đến việc tiêu thụ tôm hùm nuôi của bà con ngư dân.
Không riêng tại Khánh Hòa, nhiều người nuôi tôm hùm ở Phú Yên cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, khi giá tôm hùm giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều ngư dân địa phương. Bởi nghề nuôi tôm hùm đã trở thành nghề truyền thống của người dân Phú Yên. Theo các ngư dân nuôi tôm hùm ở thị xã Sông Cần (Phú Yên), nghề nuôi tôm hùm bông bắt đầu từ năm 1990. Ban đầu, tôm hùm được nuôi bằng phương thức đăng, đáy rồi dần hình thành và phát triển nghề nuôi tôm hùm bằng lồng, bè ngày nay tại Phú Yên. Hiện toàn tỉnh Phú Yên có trên 2.200 hộ nuôi tôm hùm bông, với gần 35.000 lồng nuôi thương phẩm, sản lượng thu hoạch khoảng 150 tấn/năm; doanh thu khoảng 3.000 tỷ đồng mỗi năm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm tôm hùm bông Phú Yên ngày càng gia tăng nhưng hoạt động nuôi của các hộ ngư dân vẫn mang tính nhỏ, lẻ, thiếu liên kết. Vì vậy, sản phẩm chủ yếu được bán cho thương lái và xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, lợi nhuận không cao, giá trị chưa tương xứng với đầu tư. Gần đây, do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19, nên việc xuất khẩu càng gặp nhiều khó khăn hơn, kéo theo ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi trồng của ngư dân…
Để phát triển và đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ tôm hùm bông, gia tăng chất lượng và giá trị thương phẩm, duy trì và phát triển bền vững ngành nuôi tôm hùm bông, đòi hỏi phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ. Do đó, tỉnh Phú Yên đã thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ tôm hùm bông. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho tôm hùm bông Phú Yên sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về sản phẩm, vì đây là sự cam kết sản phẩm được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, an toàn, từ đó sẽ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm và khuyến khích được sản xuất.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài, để chinh phục thị trường, điều cốt lõi là cần phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Để làm được điều đó, địa phương cần tiếp tục đầu tư cho tôm hùm bông theo chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, chất lượng sản phẩm đến truy xuất nguồn gốc...
Từ khóa » đầu Ra Tôm Hùm
-
Chủ động đầu Ra Nào Cho Tôm Hùm
-
Tôm Hùm: Cần Chiến Lược Bền Vững - Tạp Chí Thủy Sản
-
Tìm đầu Ra ổn định Cho Sản Phẩm Tôm Hùm Trong Mùa Dịch COVID-19
-
Giá Tôm Hùm Giảm Sâu - Vasep
-
Phấp Phỏng Tôm Hùm
-
Giá Tăng, Nhưng Tôm Hùm Không Còn Nhiều - Tam Nông Khánh Hòa
-
Tôm Hùm Khan Hàng, Giá Tăng - Infonet
-
Ứng Dụng Công Nghệ, Nghề Nuôi Tôm Hùm Sẽ "hái Ra Tiền" Nhiều Hơn
-
TÔM HÙM ĐẤT - NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
-
Vui Mùa Thu Hoạch Tôm Hùm - Báo Nhân Dân
-
Người Dân Khánh Hoà Nuôi Tôm Hùm đầu Tiên ở Việt Nam
-
Tôm Hùm Xuống Giá Nhưng Không Có Thương Lái đến Mua - VOV
-
Tôm Hùm Giàm Giá Sâu Vì Sức Tiêu Thụ Giảm - VOV
-
Lễ Hội Tôn Vinh Tôm Hùm ở Thủ Phủ Tôm Hùm - PLO
-
Phú Yên Muốn đưa “đặc Sản” Tôm Hùm Vươn Tầm Quốc Tế
-
Tôm Hùm Giá Thấp Chưa Từng Có - Báo Thanh Niên