Những Bệnh Hại Trên Cây đu đủ Và Biện Pháp Phòng Trừ
Có thể bạn quan tâm
Cây đu đủ là loại cây ăn quả, cho quả ngọt, mát và laoij quả này cũng có thể chữa được một số bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên để trồng được cây đu đủ khỏe mạnh cho quả ngon thì không hề đơn giản, bởi cây đu đủ rất mẫn cảm với môi trường và sâu bệnh hại. Trong quá trình cây sinh trưởng phát triển cây thường gặp các loại sâu bệnh hại gây ảnh hưởng tới năng suất chất lượng của cây. Bài viết, hướng dẫn bạn các loại sâu bệnh hại cây đu đủ và biện pháp phòng trừ cho cây đạt năng suất cao.
1. Bệnh rệp sáp thường gặp trên cây đu đủ
Triệu chứng bệnh:
- Bệnh rệp sáp là loại bệnh phổ biến thường gặp trên cây đu đủ, bệnh này thường gặp và phát triển mạnh vào mùa nắng nóng. Bệnh thường gây hại trên ngọn, thân, lá, quả và bông cây đu đủ ở giai đoạn còn non. Khi bị tấn công và chích hút thì hoa sẽ bị rụng và quả non sẽ kém phát triển. Loại sâu rệp này thường phát triển với số lượng lớn và với mật độ dày đặc khiến năng suất cây đu đủ giảm rõ rệt, tạo môi trường cho nấm bồ hống tấn công.
Bệnh rệp sáp hại cây đu đủ
Biện pháp phòng trừ bệnh rệp sáp:
- Không nên trồng xen trong vườn những cây dễ nhiễm rệp sáp như sua đũa, bình bát…
- Dùng máy bơm nước có áp suất cao, tia nước mạnh xoáy vào những chổ bị rệp bám sẽ rửa trôi bớt rệp.
- Vệ sinh vườn sạch sẽ, đốt bỏ, tiêu huỷ lá già, lá bị hại.
Xem thêm - Kali Hydro Photphat (MKP, KH2PO4) bón lá |
- Khi mật số rệp cao, nấm bồ hóng nhiều có thể phun nước mạnh để rửa trôi bồ hóng và rệp. Sau đó dùng thuốc trừ sâu có tác dụng nội hấp mạnh hoặc thấm sâu như: Maxfos 50EC, Applaud 10WP, Dầu khoáng,...
- Lưu ý, khi sử dụng thuốc nên phun kèm theo chất bám dính vì quần thể rệp sáp có lớp sáp trắng dầy phủ kín.
2. Bệnh đốm lá gây hại trên cây đu đủ
Triệu chứng bệnh:
- Bệnh chủ yếu gây hại trên lá đu đủ, khi bệnh mới xuất hiện có dấu hiệu đốm bệnh hình tròn hoặc bầu dục, giữa có màu bạc trắng, xung quanh viền màu vàng hoặc nâu. Khi già vết bệnh khô và mỏng dần rồi rách đi. Trên vết bệnh có các hạt nhỏ màu đen, là các ổ bào tử. Bị bệnh nặng lá vàng, sinh trưởng kém.
-Bào tử tồn tại trên lá già và bệnh tiếp tục lan truyền. Bệnh phát triển trong điều kiện nóng ẩm, cây chăm sóc kém.
Biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá:
- Dọn dẹp sạch sẽ những cành lá bị bệnh, tiêu hủy để tránh bệnh lây lan.
- Nếu cây bị bệnh nặng tiến hành sử dụng thuốc BVTV: Carbenzim 50WP, Ridozeb 72 WP,....
3. Bệnh thán thư hại cây đu đủ
Triệu chứng bệnh:
- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá và quả,đôi khi có trên cuống quả và thân cây.Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những đóm tròn màu vàng nhạt, về sau vết bệnh lớn lên có màu nâu, trên đó có các đường vân vòng đồng tâm. Lá bệnh nặng cháy từng mảng lớn.
Bệnh thán thư hại quả đu đủ
- Trên quả vết bệnh là những đốm tròn hơi úng nước, lúc đầu nhỏ màu xanh tái, sau lớn lên có màu nâu,lõm vào thịt quả. Nhiều vết bệnh liền nhau thành vết lớn và thường thấy có tơ nấm trắng ở xung quanh, chỗ vết bệnh bị thối và có màu nâu tối.
- Nấm có thể gây hại từ khi quả còn xanh, nhất là khi chín thì quả thối nhanh hơn. Cuống quả bị bệnh cũng hóa nâu và thối,quả rụng.Trên thân vết bệnh màu nâu,hơi lõm .
- Nấm phát triển trong phạm vi 6-32 độ C, thích hợp nhất ở 23-25 độ C. Nấm tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất.Thời tiết ấm áp và mưa nhiều thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư:
- Thu gom tiêu hủy tàn dư và bộ phân cây bị bệnh
- Phun thuốc gốc đồng Carosal 50SC, Mancozeb..Sau khi thu hoạch nhúng quả trong dung dịch thuốc Mancozeb 0,2% hoặc ngâm trong nước nóng 50 độ C trong 15 phút.
4. Bệnh thối gốc gây hại thân cây đu đủ
Triệu chứng:
- Bệnh thường gây hại ở cây lớn, đôi khi cây con trong vườn ươm cũng bị bệnh làm héo gục. Vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở gốc cây giáp mặt đất, sau đó lan rộng ra quanh thân, có màu nâu đen và thối rữa, lá trên cây bị vàng rũ rồi rụng đi, lần lượt từ lá dưới đến lá trên,cuối cùng chỉ còn trơ lại đọt, quả cũng bị rụng, cả cây bị chết và đổ ngã. Phần mô thân bị thối rữa chỉ còn lại xơ trông giống như tổ ong. Bệnh cũng lan xuống làm thối rễ.
- Nấm hình thành phân sinh bào tử và noãn bào tử.Nấm phát triển thích hợp trong phạm vi 20-30 độ C, tồn tại trong đất dưới dạng noãn bào tử.
Biện pháp phòng trừ bệnh thối gốc:
- Đất trồng đu đủ cần cao ráo,thoát nước tốt,vun cao gốc và không để gốc cây quá ẩm
Xem thêm - MAP 12-61 (Siêu lân tan trong nước) N: 12%; P2O5: 61% |
- Cây bệnh nặng cần nhổ và đào bỏ cả gốc rễ mang ra xa vườn tiêu hủy
- Cây mới bệnh dùng thuốc Cajet M10 72 WP,Cantox D 35 và 50WP, thuốc gốc đồng như Zincopper 50WP, Canthomil 47WP…phun đẫm vào gốc hoặc tưới vào đất quanh gốc cây.
5. Bệnh khảm lá trên cây đu đủ
Triệu chứng:
- Do siêu vi khuẩn Papaya Mosaic Virus gây ra. Giống như đốm vòng, bệnh khảm cũng là một bệnh rất phổ biến trên cây đu đủ. Ban đầu phiến lá có nhiều vết xanh, vàng lẫn lộn. Nếu bệnh nặng lá biến dần sang màu vàng, nhỏ lại, biến dạng.
- Bệnh khảm gây hại
- Trái rất nhỏ, bị biến dạng, chai sượng, trên chùm trái thường có một số trái chảy nhựa thâm xanh lại thành vệt dọc. Trên thân (chủ yếu là phần còn non trên ngọn) và cuống lá có nhiều vết thâm xanh chạy dọc theo chiều dọc của thân, cuống lá .
- Bệnh khảm không truyền qua hạt giống, mà lây lan qua các vết thương cơ giới và qua môi giới truyền bệnh do một số loài rệp thuộc họ Aphididae (rầy mềm).
Biện pháp phòng trị bệnh đốm vòng, bệnh khảm:
Hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào trong việc chữa trị đối với hai loại bệnh do siêu vi trùng trên đây gây ra cho cây đu đủ, vì thế nên áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây để hạn chế tác hại của bệnh:
- Chọn cây giống khỏe
- Theo dõi, phát hiện và chặt bỏ sớm những cây đã bị bệnh đem tiêu hủy.
- Hạn chế bón nhiều phân đạm, bón thêm kali và vôi.
- Không nên trồng xen các loại rau cải, bầu bí, mướp trong vườn đu đủ. Hạn chế việc làm cho cây bị sây sát tạo vết thương cơ giới cho siêu vi trùng xâm nhập.
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Có thể phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau đây để tiêu diệt côn trùng môi giới truyền bệnh như: Admire 050 EC, Vibamec 1.8EC, Confidor 100SL, …(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc), Dầu khoáng SK Enspray 99, Actara 25WG, Trebon 10EC.
- Đu đủ rất dễ bị cháy lá bởi các loại thuốc nhũ dầu, vì thế không được pha thuốc đậm đặc, nên phun xịt thuốc vào lúc chiều mát.
Nguồn: Admin tổng hợp - LP Xem thêm chủ đề: bệnh hại trên cây đu đủ, biện pháp phòng trừ bệnh trên cây đu đủ, bệnh cháy lá trên cây đu đủ, bệnh thán thư trên cây đu đủ, nguyên nhân gây bệnh trên cây đu đủ, sâu bệnh hại cây đu đủ và biện pháp phòng trừ FLC Sầm SơnTừ khóa » đu đủ Thối
-
Cây đu đủ Cứ Chín Là Thối: Khiến Người Trồng "đau đầu" | VTC16
-
Phòng Trừ Bệnh Hại đu đủ Trong Mùa Mưa
-
Quản Lý Một Số Bệnh Thường Gặp Trên đu đủ
-
Thối Gốc Cây đu đủ Và Biện Pháp Quản Lý
-
HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI GỐC GÂY HẠI ...
-
Những Bệnh Gây Hại Cây đu đủ Thường Gặp
-
Đu đủ: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Khi ăn Kẻo 'rước Họa Vào Thân'
-
Một Số Vấn đề Cần Lưu ý để Có Vườn đu đủ Năng Suất Cao
-
Dấm đu đủ Luôn Bị Mốc, Thối Là Vì Sao? - VnExpress
-
Triệu Chứng Bệnh Thối Thân Cây đu đủ
-
Đu đủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ruồi đục Quả Đu đủ | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix
-
Trung Học Phổ Thông đồi Ngô - Guangzhou, Guangdong, China