Những Ngôi Chùa Linh Thiêng ở Sài Gòn 'cầu Gì được Nấy' - Vntrip
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính
- Các ngôi chùa nên đi ở Sài Gòn dịp đầu năm
- Chùa Ngọc Hoàng
- Chùa Giác Lâm
- Chùa Vĩnh Nghiêm
- Chùa Xá Lợi
- Chùa Bà Ấn Độ
- Chùa Phổ Quang
- Chùa Bà Thiên Hậu
- Chùa Ông
Đi chùa đầu năm vốn là truyền thống của người Việt, một nét đẹp văn hóa luôn được lưu giữ. Người dân ở các thành phố lớn thường không ngại xa xôi để đi viếng chùa. Người Sài Gòn thường đến Vũng Tàu hay thậm chí là Đà Lạt. Trong khi đó, ngay ở thành phố cũng có vô số các ngôi chùa linh thiêng. Dưới đây VNTRIP.VN sẽ bật mí cho bạn những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn cho dịp đầu năm này nhé!
Các ngôi chùa nên đi ở Sài Gòn dịp đầu năm
Chùa Ngọc Hoàng
Trước đây, ngôi chùa này được gọi là Điện Ngọc Hoàng, là nơi thờ thần Hoàng của người gốc Hoa. Chính vì thế mà nó mang nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của người Hoa. Bên Trong chùa vẫn còn lưu giữ lại nhiều bức tượng điêu khắc bằng gỗ rất đẹp và quý hiếm. Khi bước vào trong bạn sẽ phải thích thú với khói tỏa nghi ngút khắp sân hay hồ sen,…. Trong chùa còn có một hồ rùa lớn với hàng ngàn con rùa do khách thập phương phóng sinh xuống.
Không chỉ có kiến trúc đẹp mà đây còn là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng. Đến đây bạn sẽ được nghe những câu chuyện linh thiêng rằng, chỉ cần thành tâm và chạm vào ông Tơ, bà Nguyệt hay Thánh mẫu thì sẽ cầu được tình duyên, cầu được con. Chính vì thế mà vào dịp lễ Tết và cả ngày thường cũng có đông người dân kéo về chùa Ngọc Hoàng.
Địa chỉ: 73 Mai Thị Lựu, P.Đa Khao, Q.1.
Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-ngoc-hoang-o-dau-30705
Chùa Giác Lâm
Trong số những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn cũng phải kể đến chùa Giác Lâm. Nơi đây có không gian rộng và yên tĩnh, rất thích hợp cho các phật tử và du khách đến hành hương. Ngày xuân, chùa Giác Lâm đón hàng ngàn khách thập phương đến lễ phạt và chiêm ngắn nét kiến trúc uy nghiêm cổ kính.
Không chỉ có vậy, kiến trúc của nó còn được xem là tiêu biểu cho chùa ở miền nam với kiểu chữ Tam gồm có ba dãy nhà ngang liền kề nhau. Chính điện lại là kiểu nhà truyền thống có một gian hai mái và bốn cột chính. Đến đây, du khách cũng có thể tìm hiểu thêm về những giá trí văn hóa, kiến trúc, điêu khắc và lịch sử vẫn còn lưu giữ cho đến ngày nay.Địa chỉ: 565 Lạc Long Quân, P.10, Q.Tân Bình.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Nằm trên một khuôn viên rộng thoáng, kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm mang những nét tiêu biểu cho ngôi chùa miền Bắc. Cả cái tên và kiến trúc của nó đầu lấy nguyên mẫu từ ngôi chùa gốc của Bắc Giang, là nơi trung tâm của phái Trúc Lâm Yên Tử. Nét độc đáo của ngôi chùa là tháp đa 7 tầng cao 14m được trạm trổ những hoa văn theo phong cách thời Lý – Trần.
Ngoài ra, đây cũng là một gôi chùa linh thiêng nổi tiếng của Sài Gòn. Mỗi dịp Tết đến, người ta lại nô nức kéo nhau đến để hành hương và tham quan cầu nguyện.
Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3.
Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/vieng-tham-chua-vinh-nghiem-13974
Chùa Xá Lợi
Nằm trên đường bà Huyện Thanh Quan là ngôi chùa có kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của Sài Gòn. Chùa được xây dựng nhờ sự đóng góp của người dân các tỉnh miền Nam để thờ Xá Lợi Phật. Điểm nhấn của nó nằm ở tòa tháp 7 tầng cao 32m. Trên tầng cao nhất có treo một đại hồng chuông nặng 2 tấn đúc theo mẫu của chùa Thiên Mụ. Và hơn thế nữa, đây còn là di tích lịch sử mang đậm dấu ấn của cuộc đấu tranh của Phật giáo để chóng lại chế độ đàn áp và kì thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Đặc biệt, trên chính điện còn có một tháp bằng ngọc có hình lá Bồ Đề. Đây chính là nơi chứ ngọc Xá Lợi của đức Phật Thích Ca. Người dân và du khách đến đây đều muốn chiêm ngắm bảo vật này.
Địa chỉ: 89B Bà Huyện Thanh Quan, P.7, Q.3.
Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-xa-loi-tp-hcm-40564
Chùa Bà Ấn Độ
Cái tên tiếp theo trong danh sách những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn là chùa bà Án Độ (Mariamma). Có vị trí rất đẹp, nằm ở trung tâm của Sài Gòn, đây là điểm đến yêu thích của người dân vào dịp đầ năm. Ngôi chùa có kiến trúc theo phong cách Ấn Độ và được người Việt gốc Ấn cai quản.
Không chỉ nổi tiếng nhờ kiến trúc độc đáo, người ta còn nói để nơi này như là một nơi để cầu duyên, cầu với đức mẹ Mari ban phước lành cho các đôi uyên ương được bên nhau trọn đời, các gia đình hạnh phúc no ấm.
Địa chỉ: 45 Trương Định, P.Bến Thành, Q. 1.
Chùa Phổ Quang
Là nhôi chùa lâu đời và nổi tiếng ở Tân Bình, dù bạn đến chùa Phổ Quang vào thời điểm nào trong ngày cũng sẽ được nghe tiếng chim hót ríu rít. Cứ thế mọi phiền muộn và bon chen bất giác bị bỏ lại hết phía sau. Chính vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang đều chào đón rất nhiều du khách tìm đến vãn cảnh, chiêm bái và thả mình vào không gian thanh tịnh.
Nơi đây cũng diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo lớn. Vào ngày 15 tháng 1 có lễ Thượng Nguyên; lễ Phật Đản sanh được tổ chức vào 14 tháng 4; ngày 15 tháng 7 có lễ Vu Lan; vía Đạt Ma sư tổ ngày 5 tháng 10; hay lễ Ha Nguyên ngày 15 tháng 10 âm lịch,…. Và các ngày rằm và mùng một hàng tháng cũng có đông đảo khách đến chùa.
Địa chỉ: 64 Huỳnh Lan Khanh, P. 2, Q.Tân Bình.
Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-pho-quang-tan-binh-ho-chi-minh-28146
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa linh thiêng ở Sài Gòn và có tầm ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người Hoa sinh sống ở đây. Ngôi chùa được xây dựng năm 1760 và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Trải qua hơn 2 thế kỷ tồn tại, ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù đã nhiều lần sửa chữa, trùng tu.
Ngày nay, chùa bà Thiên Hậu vẫn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần quan trọng của người Hoa. Lúc nào, nơi đây cũng tấp nập người ra vào để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo cũng như là cầu nguyện.
Địa chỉ: 710 Nguyễn Trãi, P.11, Q.5.
Nguồn: https://www.vntrip.vn/cam-nang/chua-ba-thien-hau-32892
Chùa Ông
Chùa Ông còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Quan Đế Thanh quân hay chùa Minh Hương. Nơi đây thờ Quan Vân Trường, và là nơi in dấu vào lối sống của người Việt và người Hoa ngày nay. Chùa chỉ nằm lọt thỏm giữ những đô thị sầm uất. Và dù không có quy mô to lớn nhưng sự linh thiêng của chùa đã nức tiếng xa gần.
Vào mỗi dịp đầu năm, hàng ngàn du khách kéo nhau đến hành hương. Phần lớn trong số đó là những người làm ăn kinh doanh hoặc những ai gặp vấn đề về sức khỏe. Không chỉ là cầu may, cầu tài lộc mà cả các đôi yêu nhau cũng đến cầu duyên, mong rằng tình yêu của họ được đơm hoa kết trái. Và rất nhiều người trong số đó tháng nào cũng quay lại để lễ tạ.
Địa chỉ: 676 Nguyễn Trãi, P.14, Q.5
Tin liên quan: Danh sách 9 điểm du lịch ở Sài Gòn đi là “KHÔNG THỂ QUÊN” hiện nay
Từ khóa » Chùa ở Tphcm đã Mở Cửa Chưa
-
Chùa Chiền ở TP.HCM Sinh Hoạt Tôn Giáo Bình Thường Mới: Nơi Mở ...
-
Một Số Chùa ở TP.HCM Bắt đầu Mở Cửa Trở Lại Trong Bình Thường Mới
-
Chùa Chiền ở TP.HCM Sinh Hoạt Tôn Giáo Bình Thường Mới: Nơi Mở ...
-
25 Ngôi Chùa ở Sài Gòn LINH THIÊNG Và ĐẸP Nhất
-
Lễ Phật Đản: Chùa đóng Cửa, Người Dân TPHCM Vái Vọng
-
Chùa Ngọc Hoàng đóng Cửa Vì Dịch, đông đảo Người Sài Gòn Vẫn ...
-
Những Ngôi Chùa ở Thủ đô được Mở Cửa đón Khách Du Xuân
-
Nhiều Chùa ở TP.HCM đóng Cửa Chờ Thông Báo Mới
-
Chùa Ngọc Hoàng Quận 1: Chùa Cầu Con, Cầu Duyên Nổi Tiếng ở Sài ...
-
Chùa Cầu Duyên ở TP.HCM đông đúc Trước Valentine - Zing
-
Chùa Bửu Long - Nguyễn Xiển ở Quận 9, TP. HCM
-
Người Dân TP HCM Có được đi Chùa Lễ Phật Trong Những Ngày Tết?
-
Khám Phá Chùa Bửu Long – Ngôi Chùa Thái Nổi Tiếng ở TP. HCM
-
Top 10 Ngôi Chùa Linh Thiêng, Thanh Tịnh Nhất TP.HCM