Những Thách Thức Trong Lĩnh Vực Thực Tế ảo VR - BÚT THUÊ MEDIA

Thời gian gần đây, thực tết ảo VR đang được ứng dụng ở đa lĩnh vực. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn gặp nhiều thách thức. Điều này kìm hãm sự phát triển của VR trong cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu những trở ngại mà thực tế ảo đang phải đối mặt trong bài viết sau đây nhé.

Tình hình phát triển thực tế ảo VR hiện nay

Cùng với trí tuệ nhân tạo AI, thực tế ảo cũng là xu hướng công nghệ mới được nghiên cứu và phát triển. Thực tế ảo VR được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm giải trí, kiến trúc, du lịch, giáo dục… Với VR, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian 3D của những trò chơi hấp dẫn. Hoặc là có cơ hội tham quan du lịch những địa điểm nổi tiếng trên thế giới.

>>> Tham khảo bài viết: Trí tuệ nhân tạo (AI) mở ra tương lai của cách mạng công nghệ

Trong lĩnh vực bất động sản, VR giúp khách hàng quan sát các dự án tiềm năng hay kiến trúc tòa nhà. Từ đó giúp họ đưa ra quyết định đầu tư hay không. Hay, trong quân sự, công nghệ này cũng được sử dụng để huấn luyện binh lính. 

Một ngành khác cũng hưởng lợi từ công nghệ VR là giáo dục. Ứng dụng VR giúp học sinh có cái nhìn trực quan về kiến thức. Ví dụ ở môn hóa học, học sinh có thể quan sát cấu tạo của phân tử để hiểu hơn về liên kết hóa học.

VR là công cụ tạo ra các giải pháp hiệu quả, sáng tạo so với cách tiếp cận truyền thống. Tuy nhiên, tiềm năng của VR vẫn chưa được khai thác triệt để. Tại một số quốc gia, công nghệ này vẫn dừng ở mức thử nghiệm. Hay chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ chứ chưa thật sự phổ biến.

Một số thách thức trong lĩnh vực thực tế ảo VR

Như đã nói ở trên, công nghệ thực tế ảo rất cần sự đầu tư và khai thác nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên những thách thức dưới đây nếu không được giải quyết. Chúng sẽ cản trở sự phát triển công nghệ này ở các lĩnh vực trong cả hiện tại và tương lai. 

Vấn đề về giá 

Một vấn đề mà các công ty công nghệ đang gặp phải trong xây dựng phân khúc thị trường là giá cả. Phần lớn khách hàng chưa sẵn sàng trả tiền cho các thiết bị hay dịch vụ thực tế ảo VR. Trong khi các công ty này lại chưa thể điều chỉnh một mức giá hợp lý. Nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là do:

– Về phía doanh nghiệp: đầu tư chi phí trong việc sản xuất thiết bị VR, chi phí cho nhân lực chất lượng bỏ ra cao. Trong khi đó nhu cầu của thị trường còn thấp,…

– Về phía khách hàng: chưa tin tưởng sản phẩm thực tế ảo. Hơn nữa giá cả khá cao, ứng dụng thực tế ảo chưa phổ biến,…

Nội dung chưa thu hút 

Các chương trình phần mềm phục vụ cho thực tế ảo chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống hằng ngày. Các công ty công nghệ vẫn chưa tạo nên các nội dung hấp dẫn, thu hút người dùng. 

Các trò chơi thực tế ảo đòi hỏi sự sáng tạo và khám phá nhiều hơn. Hay công nghệ thực tế ảo vẫn chưa được áp dụng trong ngành nông nghiệp. Do đó, việc phát triển công nghệ này vẫn tốn rất nhiều chi phí và thời gian.

Quan niệm của người dùng

Trên thực tế, người dùng chủ yếu sử dụng VR trong các trò chơi. Chứ họ chưa trải nghiệm nhiều trong các lĩnh vực khác. Một số khác lại cho rằng thực tế ảo VR chưa thật sự thỏa mãn mong đợi của họ. 

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng sử dụng VR có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Chằng hạn như đau đầu, chóng mặt hay đau mắt… Dù chưa thể chứng minh ý kiến trên là đúng hay sai. Nhưng việc đưa VR đến gần với người dùng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Thiếu các mô hình kinh doanh khả thi 

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự tăng trưởng trong ngành là tạo ra mô hình kinh doanh tối ưu. Các công ty vẫn chưa tìm ra cách ứng dụng thực tế ảo để tạo ra doanh thu. Một số công ty đã bước đầu thử nghiệm VR. 

Chẳng hạn như trong lĩnh vực du lịch, VR tạo ra hình thức du lịch ảo. Từ đó giúp người dùng tham quan các địa điểm nổi tiếng mà không phải tốn kém cho chuyến đi thực tế. Hay trong bất động sản, VR giúp khách hàng có cái nhìn trực quan về các dự án. 

Việc ứng dụng VR yêu cầu họ phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức và chiến lược kinh doanh để thích nghi. Và đầu tư công nghệ thực tế ảo VR cũng đòi hỏi chi phí khá lớn. Bao gồm thiết bị, các nội dung phù hợp, hướng dẫn nhân viên sử dụng… Vì vậy một số doanh nghiệp vẫn còn e dè khi ứng dụng VR trong kinh doanh.

Nguồn nhân lực 

Hiện nay vẫn còn rất ít chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ thực tế ảo. Thiếu hụt nhân sự dẫn đến khó khăn trong việc đi sâu nghiên cứu và phát triển các nội dung hấp dẫn cho người dùng.

>>> Xem thêm: Thị trường công nghệ thực tế ảo VR tại Việt Nam

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, đặc thù của ngành này là phải liên tục cập nhật xu hướng mới. Do đó, người lao động phải có tinh thần học hỏi, không ngại khó khăn.

Kết

Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, công nghệ thực tế ảo VR vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua. Hy vọng trong tương lai, VR sẽ được nhìn nhận đúng đắn và phát triển hơn nữa. Mời các bạn cùng theo dõi các bài viết tiếp theo của Bút Thuê Media để cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất này nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Nhược điểm Của Vr