Nợ Xấu Bao Lâu được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu Trên Hệ Thống CIC
Có thể bạn quan tâm
Nợ xấu là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng rất nhiều đối với người rơi vào các nhóm nợ xấu và có thể xảy ra trong một thời gian dài. Vậy nợ xấu bao lâu được xóa. Cách xóa nợ xấu trên hệ thống CIC là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết để có câu trả lời nhé!
Nợ xấu bao lâu được xóa
Theo CIC, thời gian xóa nợ xấu ngân hàng của từng nhóm sẽ là:
- Nợ nhóm 1: Nhóm an toàn, nhóm này đủ tiêu chuẩn vay lại và hồ sơ dễ được duyệt vì trả nợ đúng hạn.
- Nợ nhóm 2: Là nhóm quá hạn từ 10 – 90 ngày. Với nhóm nợ này, bạn phải thanh toán đủ gốc + Lãi và lịch sử nợ sẽ được xóa sau 12 tháng.
- Nợ nhóm 3, 4, 5: Nhóm quá hạn từ 90 ngày trở nên. Sau khi thanh toán nợ thì bạn sẽ được xóa lịch sử nợ sau 5 năm.
Xem thêm: Các kiểm tra nợ xấu
Cách xóa nợ xấu ngân hàng trên hệ thống CIC
Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng
Với khoản vay này cá nhân cần thực hiện thanh toán ngay lập tức cho đơn vị cho vay vì theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy với khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, cá nhân sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng
Cá nhân cũng cần phải thu xếp tài chính để thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Bởi vì khi nợ để càng lâu sẽ dần dịch chuyển lên các nhóm nợ cao hơn, thời gian tốt nhất để thanh toán là không nên quá 20 ngày.
Sau khi đã thanh toán khoản vay hãy chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, nếu cần bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.
Các thông tin tình hình tín dụng của mọi cá nhân đi vay sẽ được hệ thống CIC cập nhật định kỳ hàng tháng. Chính vì thế sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của cá nhân sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng có một số ngân hàng vẫn chấp nhận cá nhân có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, tình hình tài chính vẫn ổn định.
Nhưng nếu như cá nhân rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì ngân hàng sẽ KHÔNG CHO VAY dưới bất cứ hình thức nào. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm. Cá nhân phải đợi đến 05 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường và được xét duyệt vay vốn.
Tuy nhiên vẫn có một số đơn vị hỗ trợ cho vay tiền nợ xấu nhóm 5 uy tín giúp bạn xoay xở khi có nhu cầu vay vốn.
Một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Để hạn chế rơi vào trường hợp bị nợ xấu, chúng ta cần biết một số nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để mọi người hạn chế nhé.
Nhìn chung, nợ xấu phát sinh từ việc cá nhân không có đủ khả năng chi trả số tiền đã vay. Và các nguyên nhân đó được chia ra 2 loại khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân loại này đến từ những yếu tố bên ngoài tác động vào chứ không phải là do bản thân cá nhân.
- Dịch bệnh: Chúng ta có thể dễ dàng thấy trong năm 2020, đầu năm 2021 thì dịch bệnh đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế của cả nước ta. Và dịch bệnh cũng là một nguyên nhân lớn góp phần làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
- Lạm phát: Việc lạm phát tăng cao dẫn đến chi phí bỏ ra để đáp ứng nhu cầu cá nhân nhiều hơn, trong khi thu nhập của bạn không tăng đáng kể sẽ dẫn đến khả năng trả nợ bị hạn chế, gây ra nợ xấu.
Nguyên nhân chủ quan
Khác với những nguyên nhân trên, nguyên nhân chủ quan lại đến nhiều từ chính bản thân người vay vốn.
- Không biết quản lý tài chính: Đây là một trong những nguyên nhân thường thấy đối với đa phần các cá nhân. Việc không quản lý được nguồn tiền của bạn sẽ dẫn đến hiện tượng “không cánh mà bay”. Điều này kéo theo những khoảng nợ cũng dần tơ lên và không có khả năng chi trả. Còn đối với các doanh nghiệp, việc không có khoảng tiền dự phòng nhằm trả lương cho nhân viên và phải đi vay để duy trì hoạt động kinh doanh sản xuất.
- Cờ bạc: Nguyền nhân này đến từ những thành phần không muốn làm nhưng vẫn muốn có thu nhập. Nhưng chắc mọi người cũng đã biết hậu quả của việc cờ bạc sa đọa là gì rồi phải không? “Nợ đẻ thêm nợ”.
- Không hiểu biết về các khoản vay và hợp đồng: Khi đi vay, đa phần người vay đều nhờ vào nhân viên tư vấn giải thích các điều khoản; các chi phí; lãi suất trong hợp đồng cho vay. Tuy nhiên bản thân của người vay lại không quan tâm những điều đấy; họ ỷ lại và bị phụ thuộc quá nhiều dẫn đến không biết trong hợp đồng có gì cũng như không hiểu các điều khoản trong hợp động.
- Sử dụng thẻ tín dụng quá nhiều: Thường thì ngân hàng sẽ cấp cho người làm thẻ tín dụng hạn mức là 3 lần thu nhập (hoặc có thể cao hơn). Bên cạnh đó lại có nhiều người sử dụng nhiều hơn số tiền bạn kiếm dễ dẫn đến việc mất kiểm soát dòng tiền, gây mất khả năng trả nợ và dẫn đến nợ xấu.
- Và một số nguyên nhân khác như: Quên thanh toán các khoản phí phạt hoặc khoản vay nợ; cố tình không trả nợ, dẫn đến bị xếp loại nợ xấu; vay tiền nóng nhưng đến hạn không có khả năng thanh toán được cho ngân hàng.
Hậu quả của nợ xấu
Khi bị dính nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều cho những lần đi vay tiếp theo. Còn đối với doanh nghiệp thì sẽ rất khó khăn trong việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư, điều này ảnh hưởng đến những kế hoạch phát phát triển trong tương lai của doanh nghiệp; hoặc tệ hơn có thể dẫn đến bị phá sản do thiếu vốn để duy trì vị sản xuất kinh doanh cũng như trả lương cho nhân viên.
Nợ xấu cũng kéo theo khả năng sử dụng thẻ tín dụng cũng sẽ bị hạn chế. Thẻ tín dụng đôi lúc sẽ là “cứu cánh” cho bạn trong một số trường hợp, tuy nhiên khi bị nợ xấu thì ngân hàng sẽ không cấp hạn mức tín dụng để bạn chi tiêu qua thẻ tín dụng nữa. Khi vay thế chấp việc nợ xấu có thể làm người vay bị mất tài sản đảm bảo khi đem thế chấp ngân hàng.
Không chỉ ảnh hưởng đến người vay, mà người thân của người vay cũng bị ảnh hưởng. Điều này cũng dễ hiểu khi cá nhân đi vay thì sẽ được ghi nhận sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC hoặc PCB của cá nhân đó lẫn các thành viên trong gia đình.
Trên đây là một ít thông tin về thời gian xóa nợ xấu và cách xóa nợ xấu ngân hàng, hy vọng những lời chia sẻ này có thể giúp các bạn hạn chế tình trạng nợ xấu cũng như làm “sạch” lịch sử tín dụng của mình để việc vay vốn trở nên dễ dàng hơn.
Từ khóa » Nợ Nhóm 2 Từ Bao Nhiêu Ngày
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Nợ Xấu Nhóm 2 Vay được Ngân Hàng Nào?
-
Nợ Nhóm 2 Là Gì? Nợ Xấu Nhóm 2 Bao Nhiêu Ngày được Xoá?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Bao Nhiêu Ngày Sẽ được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Bao Nhiêu Ngày, Bao Giờ Xóa? Vay Ngân Hàng ...
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Bao Lâu Được Xóa? Tại Sao Cần Xóa Nợ Xấu ...
-
Phân Loại Nợ Xấu, Các Thức Kiểm Tra Nợ Xấu Như Thế Nào ?
-
Nợ Quá Hạn Là Gì? Nợ Quá Hạn Bao Lâu Sẽ Bị Chuyển Nợ Xấu Trên CIC?
-
Nợ Xấu Nhóm 02 Là Gì? Có Thể Tiếp Tục Vay Vốn được Hay Không?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Có Thể Vay Vốn được Không? - OCB GO
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Hồ Sơ, Thủ Tục Vay Vốn Khi Nợ Nhóm 2?
-
Mất Bao Lâu để được Xóa Lịch Sử Nợ Xấu Trên Hệ Thống CIC?
-
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì? Cách Xóa Nợ Xấu Trên CIC - VNCB
-
Trong Thời Hạn Bao Lâu Thì Người Vay được Xóa Khoản Nợ Xấu? Trả ...
-
Nợ Xấu Nhóm 3 Bao Lâu được Xóa? Cách Xóa Nợ Xấu Nhanh Nhất