Nữu Hỗ Lộc Thị Và Na Lạp Thị - Hai Gia Tộc Xuất Sinh Nhiều Hoàng ...

Trong các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa phong kiến, không hiếm thấy việc những phi tần đắc sủng chốn Hậu cung một phần là nhờ dựa vào mẫu tộc bề thế chống lưng phía sau. Đối với những gia tộc hùng mạnh "nhà vợ" này, Hoàng đế năm phần nể trọng, năm phần lo sợ, vì thế cho dù có ngồi vững vàng trên ngôi vị cửu ngũ chí tôn vẫn phải kiêng dè mà không dám đắc tội. Mặt khác, nói gì thì nói, sủng ái những phi tần có gia tộc bề thế chống lưng, Hoàng đế cũng chỉ có thêm lợi ích vì được hậu thuẫn ở nơi chính trường, chứ không hề có hại.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 1.

Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị - Hoàng hậu thứ hai của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế. (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Nói tóm lại, ngàn vạn lý do cũng quy về một chân lý: Phi tần nào có gia tộc chống lưng thì sẽ được "ưu tiên" phần nào trên con đường tranh sủng; Hoàng đế kết hôn với những nữ nhân có xuất thân quyền quý, yêu thương, sủng ái họ thì cũng hoàn toàn có lợi vì có thêm phe cánh trên chính trường, vị trí tối cao của mình cũng từ đó vững mạnh hơn. Mối quan hệ cộng sinh đôi bên có lợi như thế hầu như đã được duy trì bất di bất dịch qua nhiều triều đại Trung Hoa phong kiến.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Thế nhưng, tới giai đoạn nhà Thanh, dù hôn nhân chính trị kiểu ràng buộc, giúp đỡ lẫn nhau này vẫn còn duy trì, song do nhận thấy mặt hại của nó là một khi hậu phi được sủng ái thì không tránh khỏi mẫu tộc của họ được nước làm tới, lấn lướt và kết bè kết cánh khiến chính trường lũng đoạn, gây hại cho chính sự quốc gia. Phần khác, những phi tần có gia thế hiển hách bước vào hậu cung với tâm thế "con ông cháu cha" nên cũng sinh kiêu ngạo, chèn ép người khác, khiến hậu cung dậy sóng, tạo thêm áp lực cho Hoàng đế.

Thế là để đề phòng, rất nhiều đời Hoàng đế Mãn Thanh triều đều có xu hướng kết nạp nhiều phi tần chỉ thuần với mục đích duy trì nòi giống, để Hoàng gia con đàn cháu đống chứ không nhất thiết là phải vì quyền lực hay nể mặt bất kỳ thế lực nào. Theo đó, họ sẽ chọn những nữ nhân có xuất thân trong sạch, nhưng mẫu tộc lại không có quá nhiều quyền lực trên chính trường để ngồi vào những vị trí cao trong Hậu cung.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 3.

Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế. (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Thậm chí là còn nâng tước vị của những phi tần này trở thành Mẫu nghi thiên hạ, cai quản lục cung. Những phi tần không có gia thế đôi khi cũng có lợi, là họ công bằng nghiêm minh, không thiên vị, không hống hách, không kết bè phái sau lưng Hoàng đế, giữ cho Hậu cung luôn yên bình. Nói thẳng ra là do không dám, họ biết gia tộc của mình hoàn toàn mờ nhạt thế nên chỉ cần đắc tội với Hoàng đế hay các phi tần có gia quyến bợ đỡ khác thì không biết chừng sẽ gây ra họa diệt vong, ảnh hưởng gia đình, phụ mẫu, tỷ muội đệ ruột thịt.

Trong số những gia tộc cao quý thuộc dạng không có quyền lực nhiều trên chính trường, hay "cung cấp" phi tần cho nhiều đời Hoàng đế Thanh triều ấy, nổi lên hai cái tên rất nổi bật: Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị bao gồm Diệp Hách Na Lạp, Ô Lạt Na Lạp. Hai gia tộc nổi tiếng này đều thuộc Bát Kỳ Mãn Châu.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Nữu Hỗ Lộc thị

Đây là gia tộc được xem là xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần của nhà Thanh, với cả thảy 6 phi tần và 6 vị Hoàng hậu (bao gồm cả trường hợp được con trai sau khi lên ngôi hoàng đế truy phong cho mẹ mình). Chưa kể, Hòa Thân - quyền thần nổi tiếng thời Thanh Cao Tông Càn Long đế cũng thuộc gia tộc này.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 5.

Hi Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị của Thanh Thế Tông Ung Chính Hoàng đế - mẹ vua Càn Long nên sau được sắc phong thành Sùng Khánh Hoàng Thái hậu và truy phong thành Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu sau khi qua đời. (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Nữu Hỗ Lộc thị được cho là khởi nguồn từ vùng núi Trường Bạch, thuộc tỉnh Cát Lâm Trung Quốc ngày nay, giữa hai con sông Tùng Hoa và Mẫu Đơn. Riêng lịch sử hình thành, nguồn gốc của tên gọi Nữu Hỗ Lộc thị này đến tận ngày nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều sử liệu, nhiều sử sách đều chỉ dám đặt giả thuyết xung quanh quá trình hình thành của Nữu Hỗ Lộc thị mà không hề khẳng định.

Chẳng hạn như trong sách "Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ", quyển 5 có chép: "Nữu Hỗ Lộc nguyên là địa danh, người hoặc bộ tộc ở đó lấy luôn làm họ". Trong khi sách "Khâm định Kim sử ngữ giải", quyển 7 lại cho rằng: "Thị tộc Nữ Hề Liệt thời nhà Kim chính là thị tộc Nữu Hỗ Lộc thời nhà Thanh". Cũng có thuyết cho rằng, tên của thị tộc này có nguồn gốc từ từ "niohe", trong tiếng Mãn Châu có nghĩa là "sói".

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 6.

Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị - Hoàng hậu thứ hai của Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Hoàng đế và là mẹ của Thanh Văn Tông Hàm Phong Hoàng đế. (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Thuyết này được đặt ra với nguyên nhân là về sau này, đầu thế kỷ 19, khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, đặc biệt là kể từ khi thành lập chính quyền Trung Hoa Dân quốc, người trong tộc Nữu Hỗ Lộc thị đa phần đều đổi sang họ "Lang", trong nghĩa chữ Hán cũng có nghĩa là "sói". Một số khác thì rút ngắn, chỉ lấy họ "Nữu".

Danh sách 12 phi tần, Hoàng hậu nhà Thanh có xuất sinh từ gia tộc Nữu Hỗ Lộc thị:

Hoàng Thái Cực (Thanh Thái Tông): Thái Tông nguyên phi.

Khang Hi (Thanh Thánh Tổ): Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu (kế hậu), Ôn Hy Quý phi (em gái Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu), Thánh Tổ Thứ phi.

Ung Chính (Thanh Thế Tông): Hi Quý phi (mẫu thân của Càn Long, truy phong là Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu).

Gia Khánh (Thanh Nhân Tông): Hiếu Hòa Duệ hoàng hậu (kế hậu), Cung Thuận hoàng quý phi.

Đạo Quang (Thanh Tuyên Tông): Hiếu Mục Thành hoàng hậu (là phúc tấn lúc Đạo Quang còn là hoàng tử, về sau truy phong hoàng hậu), Hiếu Toàn Thành hoàng hậu (kế hậu), Tường phi, Thành quý phi.

Hàm Phong (Thanh Văn Tông): Hiếu Trinh Hiển hoàng hậu (kế hậu).

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 7.

(Ảnh minh họa)

Na Lạp thị

Người thuộc gia tộc này vốn có xuất thân và sinh sống tại khu vực Hải Tây, ngày nay là các vùng Cát Lâm, Hắc Long Giang, Liêu Ninh và Nội Mông Cổ. Na Lạp thị bao gồm 4 tộc nhỏ: Cáp Đạt Ná Lạp, Huy Phát Na Lạp, Ô Lạt Na Lạp và Diệp Hách Na Lạp.

Trong đó, Ô Lạt Na Lạp và Diệp Hách Na Lạp là nổi tiếng nhất vì có nhiều nữ nhân giữ những vị trí cao quý trong Hậu cung của nhiều đời Hoàng đế Thanh triều. Đặc biệt, hai trong bốn vị Đại Phúc Tấn đầu tiên của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích - người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà Thanh cũng thuộc hai gia tộc này. Và cả Từ Hy Thái Hậu cũng có xuất thân từ tộc Diệp Hách Na Lạp.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 8.

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị - Hoàng hậu thứ 2 của Thanh Cao Tông Càn Long đế. (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Quay lại thời gian đầu, khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng bước thống nhất người Nữ Chân xây dựng triều đại nhà Thanh thì các tộc Na Lạp đã phản đối kịch liệt vì họ được nhà Minh đối xử khá tốt. Nhưng mặc khác, họ không thích chiến tranh nên cố gắng thoả hiệp với Nỗ Nhĩ Cáp Xích bằng các cuộc hôn nhân chính trị với con gái của các chủ tộc, nổi tiếng nhất là A Ba Hợi của Ô Lạt Na Lạp và Mạnh Cổ của Diệp Hách Na Lạp.

Tuy nhiên, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dần dà vẫn muốn khai chiến với Na Lạp thị. Ba trong bốn tộc nhỏ của Na Lạp thị là Cáp Đạt, Ô Lạt và Huy Phát lần lượt sụp đổ. Chỉ riêng có Diệp Hách Na Lạp chống cự quyết liệt vì là tộc lớn nhất và mạnh nhất, và còn do họ được sự tương trợ của nhà Minh. Nhưng rồi cuối cùng, vẫn không chống lại quyền lực quân sự quá lớn của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 9.

Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị ( tức Từ Hi Thái Hậu, sau được truy phong thành Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu). (Tranh ảnh tư liệu lịch sử Trung Quốc)

Danh sách phi tần, Hoàng hậu nhà Thanh có xuất sinh từ gia tộc Na Lạp thị:

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Thanh Thái Tổ): Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết Triết, Hiếu Liệt Vũ Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp A Ba Hợi (truy phong).

Ung Chính (Thanh Thế Tông): Hiếu Kính Hiến Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị.

Càn Long (Thanh Cao Tông): Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị, Hòa phi Na Lạp thị (không rõ thuộc tộc nhánh nào trong Na Lạp thị).

Hàm Phong (Thanh Văn Tông): Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị ( tức Từ Hi Thái Hậu, sau được truy phong thành Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu).

Quang Tự (Thanh Đức Tông): Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu Diệp Hách Na Lạp thị

Nữu Hỗ Lộc thị và Na Lạp thị - hai gia tộc xuất sinh nhiều Hoàng hậu, phi tần nhất cho các đời Hoàng đế Thanh Triều - Ảnh 10.

(Ảnh minh họa)

(Nguồn: Thanh Sử Cảo, Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ, Qulishi, Today On History)

Từ khóa » Nhĩ Di Hoàng Hậu