Qua đèo Ngang - Huyện Thanh Quan - Ngữ Văn 7 - Hoc247
Có thể bạn quan tâm
Thông qua bài giảng qua đèo Ngang giúp các em hiểu giá trị tư tưởng - nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Qua đèo ngang viết theo thể Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu nhất của Bà Huyện Thanh Quan.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Bà Huyện Thanh Quan
b. Tác phẩm Qua đèo Ngang
1.2. Đọc hiểu văn bản
a. Hai câu đề
b. Hai câu thực
c. Hai câu luận
d. Hai câu kết
2. Bài tập minh họa
3. Soạn bài Qua đèo Ngang
4. Hỏi đáp Bài Qua đèo Ngang Ngữ văn 7
5. Một số bài văn mẫu về Qua đèo Ngang
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848).
- Tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một nhà lớn nổi tiếng trong thời văn học trung đại.
- Bà sinh ra tại mảnh đất Nghi Tàm, Vĩnh Thuận, Tây Hồ.
- Bà là một người phụ nữ tài giỏi nên được cử một chức quan vào cung dạy học cho những cung phi công chúa.
- Bà để lại các tác phẩm tiêu biểu như
- Qua đèo ngang
- Thăng Long thành hoài cổ
- Chiều hôm nhớ nhà
- Tức cảnh chiều thu
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân - Huế nhận chức quan của mình.
- Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
- Bố cục: 4 phần (Đề, thực, luận, kết)
- Hai câu luận: bàn luận, nhận xét
- Hai câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người
- Hai câu đề: mở ý
- 2 câu cuối: khép lại mạch ý bài thơ. Đó chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Hai câu đề
"Bước tới đèo Ngang bóng xế ta
Cỏ cây chen đá là chen hoa"
- Thời điểm: bóng xế tà
→ Ánh nắng nhạt của chiều muộn ⇒ Gợi nỗi buồn.
→ Gợi lên một nỗi buồn man mác.
- Cảnh: cỏ cây chen đá > < lá chen hoa
- Điệp từ, tiểu đối
- Điệp từ “chen”
- Tiểu đối: Cỏ cây thì chen đá > < lá thì chen hoa.
- Điệp từ, tiểu đối
→ Nơi đây có cây cối, có hoa lá chen chúc um tùm, hoang sơ.
⇒ Gợi lên vẻ hoang sơ, rậm rạp; không gian hoang vắng gợi nỗi buồn.
b. Hai câu thực
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà"
- Phép đối
- Lom khom > < lác đác
→ Đối rất cân, rất chỉnh ⇒ Phát họa nên một bức reanh sơn thủy hữu tình.
- Từ láy tượng hình
- Lom khom: Gợi dáng vẻ vất vả, nhỏ nhoi
- Lác đác, vài: Gợi hình ảnh ít ỏi, thưa thớt.
- Đảo cấu trúc câu
- Lom khom - tiều vài chú
- Lác đác - chợ mấy nhà
→ Nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, tội nghiệp của con người và sự thưa thớt, xác xơ của cảnh vật.
- Đảo từ
- Tiều vài chú
- Chợ mấy nhà
→ Đảo từ trong cụm danh từ + từ chỉ số lượng ít ỏi (vài, mấy) ⇒ Gợi lên một thế giới cô liêu, lẻ loi, hoang vắng.
⇒ Cảnh: Sự sống ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
⇒ Tình: Nỗi buồn man mát của lòng người.
c. Hai câu luận
"Nhớ nước đau lòng con cuớc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
- Nghệ thuật đối
- Nhớ nhà > < đau lòng
- Con quốc quốc > < cái gia gia
- Hệ thống thanh điệu cũng đối: TT BB BTT > < BB TT TBB
→ Làm nổi bật trạng thái, cảm xúc, tạo nhạc điệu cân đối cho bài thơ
- Nghệ thuật ẩn dụ: mượn tiếng chim để gợi tả lòng người
⇒ Sự hoang vắng của cảnh vật và nỗi nhớ nước, thương nhà bồn chồn của nhà thơ
d. Hai câu kết
"Dừng chân đứng lại trời ,non ,nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
- Cảnh đèo Ngang: trời, non, nước > < Mảnh tình riêng ta với ta
- Cảnh: bao la, bát ngát, hùng vĩ, trùng điệp → Ấn tượng mênh mông, xa lạ, vắng vẻ và tĩnh lặng
- Tình: nhỏ nhoi, cô đơn tuyệt đối
⇒ Hình ảnh đối lập. Cảnh bao la khôn cùng, con người buồn bã, cô đơn, nhỏ bé
⇒ Gợi tâm sự sâu kín về nỗi nhớ nước, thương nhà da diết, âm thầm, lặng lẽ của con người trước cảnh vật bao la và rộng lớn..
-
Tổng kết
-
Nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Bút pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm hấp dẫn.
- Lời thơ trang nhã, điêu luyện; âm điệu trầm lắng.
- Sử dụng phép đối, từ láy trong việc tả cảnh, tả tình.
-
Nội dung
- Cảnh đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ.
-
Ý nghĩa
- Bài thơ thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.
- Nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.
-
-
Ghi nhớ: SGK/ 104
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Phân tích bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài Họ tên là Nguyễn Thị Hinh sống vào giữa thế kỉ 19. Quê ở Nghi Tàm, Thăng Long; sinh trưởng trong một gia đình quyền quý cuối thời Lê – Trịnh. Chồng bà làm quan huyện Thanh Quan (tỉnh Thái Bình) nên người đời ái mộ gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Bà hay chữ, giỏi thơ; hiện còn lại sáu bài thơ Nôm: “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ’”,… Thơ của bà trang trọng du dương, rất điêu luyện. Bà hay nói đến hoàng hôn và li biệt. Thơ bà thấm một nỗi buồn man mác, cô đơn. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” có thể được nữ sĩ viết vào khi trên đường thiên lí vào kinh đô Phú Xuân làm nữ quan “Cung trung giáo tập”. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc vần bằng. “Qua Đèo Ngang” tả cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn và nói lên nỗi buồn nhớ, cô đơn của người lữ khách:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, ………. Một mảnh tình riêng ta với ta”.
2. Thân bài
a. Phần đề
- Đèo Ngang là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Dãy Hoành Sơn chạy dài ra tận bờ biển mà tạo thành con đèo “đệ nhất hùng quan” của Đại Việt.
- Câu phá đề nói lên thời điểm khi nữ sĩ vừa “bước tới” chân đèo. Đó là lúc mặt trời đã gác núi, lúc “bóng xế tà”. Thời khắc ấy thường rất buồn, nhất là đối với khách li hương. Chữ “tà” để gieo vần, là trầm bình thanh (thanh bằng có dấu huyền) cũng tạo nên âm điệu trầm buồn như kéo dài mãi ra.
- Câu thừa đề gợi tả cảnh quan con đèo. Cỏ, hoa, lá, đá “chen” nhau mà tồn tại. Cảnh cằn cỗi hoang vu. Điệp ngữ “chen” tô đậm nét cằn cỗi, hoang vu ấy. Chữ “lá” vần với chữ “đá” tạo nên một vần lưng đặc sắc, hòa điệu với vần chân: “tà – hoa”, âm điệu thơ trầm bổng, du dương. Hoa được nói tới là hoa rừng, hoa mua, hoa sim tím, một “màu hoang biền biệt” (thơ Hữu Loan).
b. Phần thực
- Cuộc sống và con người nơi Đèo Ngang hơn 150 năm về trước. Cành vật đối nhau: có núi và sông, có mấy chú tiều phu “lom khom” gánh củi và mấy nhà chợ “lác đác” thưa thớt. Chợ miền núi, chợ chiều nên trống trơ, hoang vắng.
- Cặp từ láy “lom khom” và “lác đác” đứng đầu câu thơ đảo ngữ vừa tạo nên ấn tượng sâu sắc về cuộc sống hoang vắng, nghèo nàn nơi Đèo Ngang. Nữ sĩ càng cảm thấy mình bơ vơ, trơ trọi và buồn khôn xiết kể.
c. Phần luận
- Trời tối dần, chim rừng cất tiếng gọi đàn: con cuốc cuốc và cái gia gia. Khúc nhạc rừng cất lên, lúc hoàng hôn rất buồn, gợi lên bao nỗi niềm đối với li khách vừa “nhớ nước, đau lòng” vừa “thương nhà mỏi miệng”. Tiếng chim cũng là tiếng lòng. Bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc.
- Phép đối và đảo ngữ vừa tạo hình vừa tạo nhạc; vần thơ rung lên làm xúc động, làm thổn thức hồn người.
d. Phần kết
- Bốn chữ “dừng chân đứng lại” gợi tả một cử chỉ, một hành động, một tâm trạng ngơ ngác, bồi hồi. Đứng lại để nhìn con đèo; dừng chân để nghe tiếng chim gọi đàn. Giữa mênh mông “trời non nước”, lữ khách chỉ thấy mình trơ trọi “ta với ta”. Chút “tình riêng” như tan ra thành “mảnh”, buồn đau tê tái. Chữ “một” đứng đầu câu thơ cuối bài đã đặc tả nỗi buồn lẻ loi, cô đơn của tác giả khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.
- Hình tượng thơ được đặt trong thế tương phản độc đáo. Cái mênh mông, bao la, vô hạn của “trời non nước’’ tương phản cái “ta” nhỏ bé, lẻ loi và đơn côi. Nỗi nhớ quê nhớ nhà dâng lên trong lòng li khách không thể nào kể xiết.
- Trong bài thơ ‘‘Chiều hôm nhớ nhà”, hai câu kết cũng đã cực tả nỗi buồn nhớ da diết, nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân thương của người lữ khách:
“Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kế nỗi hàn ôn”
3. Kết bài
- “Qua Đèo Ngang” là bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc. Vần thơ, niêm luật, bố cục và phép đối chặt chẽ chứng tỏ một bút pháp nghệ thuật độc đáo, điêu luyện. Hình tượng thơ mang tính ước lệ tượng trưng nhưng rất biểu cảm, nhất là âm điệu, nhạc điệu bổng trầm, du dương như cuốn hút hồn người.
- Cảnh Đèo Ngang, tâm tình nữ sĩ – khách li hương như chan hòa, như cộng hưởng. Tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê nhớ nhà, nỗi buồn cô đơn của li khách đã kết đọng thành vẻ đẹp nhân văn của bài thơ tuyệt bút “Qua Đèo Ngang”.
3. Soạn bài Qua đèo Ngang
Bài thơ Qua đèo Ngang được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân - Huế nhận chức quan của mình. Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang. Để nắm được những nội dung cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Qua đèo Ngang.
4. Hỏi đáp Bài Qua đèo Ngang Ngữ văn 7
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số bài văn mẫu về Qua đèo Ngang
Bài thơ “Qua Đèo Ngang” đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng sự sống con người nhưng vẫn còn hoang sơ. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà. Để hiểu hơn về bài thơ nay, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây
- Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
- Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến - Ngữ văn 7 Chữa lỗi về quan hệ từ - Ngữ văn 7 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7
Toán 7
Toán 7 Kết Nối Tri Thức
Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 7 Cánh Diều
Giải bài tập Toán 7 KNTT
Giải bài tập Toán 7 CTST
Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Toán 7
Ngữ văn 7
Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức
Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Ngữ Văn 7 Cánh Diều
Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức
Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Soạn Văn 7 Cánh Diều
Văn mẫu 7
Tiếng Anh 7
Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức
Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tiếng Anh 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST
Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều
Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7
Khoa học tự nhiên 7
Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Khoa học tự nhiên 7 CTST
Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều
Giải bài tập KHTN 7 KNTT
Giải bài tập KHTN 7 CTST
Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7
Lịch sử và Địa lý 7
Lịch sử & Địa lí 7 KNTT
Lịch sử & Địa lí 7 CTST
Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều
Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT
Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST
Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7
GDCD 7
GDCD 7 Kết Nối Tri Thức
GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo
GDCD 7 Cánh Diều
Giải bài tập GDCD 7 KNTT
Giải bài tập GDCD 7 CTST
Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm GDCD 7
Công nghệ 7
Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức
Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo
Công nghệ 7 Cánh Diều
Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT
Giải bài tập Công nghệ 7 CTST
Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Công nghệ 7
Tin học 7
Tin học 7 Kết Nối Tri Thức
Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo
Tin học 7 Cánh Diều
Giải bài tập Tin học 7 KNTT
Giải bài tập Tin học 7 CTST
Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều
Trắc nghiệm Tin học 7
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 7
Tư liệu lớp 7
Xem nhiều nhất tuần
Video Toán nâng cao lớp 7
Đề cương HK1 lớp 7
Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều
Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức
Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo
Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ
Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1
Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Bước Qua đèo Ngang 7
-
Soạn Bài Qua đèo Ngang | Soạn Văn 7 Hay Nhất
-
Bài Thơ Qua Đèo Ngang Tác Giả Bà Huyện Thanh Quan
-
Phân Tích Bài Thơ Qua Đèo Ngang - Văn 7 (9 Mẫu)
-
Soạn Bài Qua Đèo Ngang Ngắn Gọn - Soạn Văn Lớp 7 Tập 1
-
Soạn Bài Qua Đèo Ngang - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Bài Qua đèo Ngang (Chi Tiết)
-
[SGK Scan] Qua Đèo Ngang - Sách Giáo Khoa
-
Qua đèo Ngang - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Qua Đèo Ngang Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
-
Soạn Bài Qua đèo Ngang Lớp 7 đầy đủ Hay Nhất
-
Nội Dung Chính Bài Qua đèo Ngang - Tech12h
-
Nội Dung Nghệ Thuật Bố Cục Của Bài Thơ Qua đèo Ngang Lớp 7
-
Soạn Văn Lớp 7: Qua Đèo Ngang | Ngữ Văn 7 Ngắn Nhất Tại TopLoigiai