Quan Hệ Rồi Có Tiêm HPV được Không? - Bác Sĩ Lê Phương Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp Quan hệ rồi có tiêm HPV được không từ các bác sĩ sản phụ khoa giỏi tại Hà Nội: Tiêm vắc xin ngừa HPV là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh ung thư âm đạo, sùi mào gà, các bệnh lý gây u nhú đường sinh dục ở nữ giới. Người đã có quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của rất nhiều chị em khi có dự định tiêm phòng loại vắc xin này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin ngừa HPV cũng như đưa ra lời giải đáp “Quan hệ rồi có tiêm HPV được không” từ các bác sĩ sản phụ khoa giỏi tại Hà Nội.
Tại sao nên tiêm vắc xin ngừa HPV?
HPV là tên viết tắt của một loại virus có tên là Human Papilloma Virus gây u nhú ở người. Theo nghiên cứu HPV có tới hơn 100 chủng tuy nhiên chỉ có một số chủng gây nên các bệnh lý nguy hiểm. 90% trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do 2 chủng HPV 6, HPV 11 gây ra và đa số trường hợp HPV gây ung thư cổ tử cung là do 2 chủng HPV 16, HPV 18 gây nên.
Vắc xin phòng HPV được chế tạo với chức năng là ngăn ngừa sự lây nhiễm của một số chủng HPV đặc biệt gây nên sùi mào gà và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội lây qua đường tình dục nguy hiểm chị em phụ nữ rất dễ gặp phải sau khi quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, sinh hoạt của nữ giới.
Trong khi đó ung thư cổ tử cung lại là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 ở phái nữ chỉ sau ung thư vú. Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ tử vong cao, riêng tại Việt Nam mỗi ngày có đến 14 ca mắc mới và có 7 ca tử vong do căn bệnh này. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp nữ giới phòng ngừa được rất nhiều nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và phòng ngừa được tình trạng bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà.
Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vắc xin HPV đang được sử dụng là Gardasil (Mỹ) có tác dụng phòng ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18 và Cervarix (Bỉ) ngừa 2 chủng HPV 16, 18. Lộ trình tốt nhất tiêm vắc xin Gardasil là gồm 3 mũi vào 3 thời điểm: mũi 1 là ngày tiêm đầu tiên, mũi 2 cách ngày tiêm đầu tiên 2 tháng, mũi 3 cách ngày tiêm đầu tiên 6 tháng. Trong khi đó với Cervarix sẽ tiêm mũi 2 sau mũi đầu tiêm 1 tháng và mũi 3 cách 6 tháng so với mũi đầu tiên.
- Ăn gì tăng chất nhầy tử cung
- Quan hệ xong có kinh nguyệt có thai không?
- Quan hệ trước 2 ngày có kinh nguyệt có thai không
- 20 thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ
Tiêm vắc xin HPV không nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc nhưng được khuyến cáo nữ giới trong độ tuổi 9 đến 26 tuổi nên tiến hành tiêm chủng và đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Giải đáp quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Vắc xin HPV cho hiệu quả phòng ngừa tốt nhất khi được tiêm chủng trong giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi ở nữ giới chưa có quan hệ tình dục. Vậy nếu đã quan hệ rồi có tiêm HPV được không, đây là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không?
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Thị Thành, bác sĩ đã có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Với câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì bác sĩ Thành cho biết là bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin ngừa HPV khi đã có quan hệ tình dục trước khi tiêm nhưng hiệu quả phòng ngừa của vắc xin trong trường hợp này sẽ thấp hơn so với những chị em chưa từng quan hệ. Tuy nhiên cũng theo bác sĩ Thành chị em đã từng quan hệ và trên 26 tuổi vẫn được khuyến cáo nên tiêm vắc xin này. Cho đến nay tiêm HPV là cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung và sùi mào gà hiệu quả nhất.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Với chị em đã quan hệ khi đi tiêm HPV các bác sĩ sẽ yêu cầu chị em khám phụ khoa làm thêm xét nghiệm HPV, xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để biết xem bản thân đã từng nhiễm HPV hay chưa, đặc biệt là các chủng HPV có trong vắc xin phòng ngừa. Với chị em chưa từng quan hệ trước đó công đoạn này sẽ được bỏ qua.
Trường hợp chị em đã quan hệ rồi, đã từng nhiễm HPV thì có nên tiêm vắc xin HPV không, câu trả lời là có. Như chúng tôi đã trao đổi phía trên HPV có rất chủng khác nhau, khi chị em bị nhiễm HPV đó có thể là 1 hoặc một vài chủng. Lúc này việc tiêm vắc xin sẽ vẫn có hiệu quả phòng ngừa tốt với các chủng khác chị em chưa từng mắc. Bên cạnh đó HPV có khả năng tái nhiễm khá cao, khi đã nhiễm một chủng HPV miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể phòng được tái nhiễm nhưng khi tiêm ngừa HPV cơ thể có cơ chế tạo miễn dịch chủ động. Vì vậy trong trường hợp đã quan hệ tình dục chị em vẫn nên tiến hành tiêm ngừa vắc xin HPV nhé.
Một lưu ý với những chị em đã quan hệ tình dục muốn tiêm vắc xin HPV đó là chị em phải kiểm tra chắc chắn là bản thân không mang thai. Khi cơ thể đang có dấu hiệu mang thai sớm chị em nên dùng que thử thai hoặc khám thai, xét nghiệm chắc chắn, nếu đã mang thai thì không được chỉ định tiêm phòng ngừa HPV. Thời gian hoàn thành 3 mũi tiêm HPV là 6 tháng với chi phí tiêm không hề nhỏ vì vậy nếu chị em có dự định mang thai sau khi tiêm thì cũng cần cân đối thời gian để lên kế hoạch tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêm chủng. Việc mang thai chỉ nên thực hiện sau khi đã tiêm mũi cuối cùng 3 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng. Các chị em đang cho con bú cũng lưu ý không nên tiêm vắc xin HPV.
Dù đã quan hệ hay chưa quan hệ tình dục, chị em không nên tiêm vắc xin ngừa HPV trong những trường hợp sau:
- Nhạy cảm, dị ứng với các thành phần của vắc xin.
- Đang bị sốt hoặc bị nhiễm trùng ở cấp độ vừa và nặng.
- Người bị huyết áp cao.
- Người bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,...
- Trong các trường hợp đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi tiêm.
Tiêm HPV sau bao lâu có thể quan hệ trở lại?
Bên cạnh câu hỏi quan hệ rồi có tiêm HPV được không thì cũng rất nhiều chị em lo lắng khi đã tiêm HPV bao lâu có thể quan hệ trở lại. Hiện nay chưa có nghiên cứu hay khuyến cáo nào được đưa ra về thời gian kiêng quan hệ tình dục sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với bất cứ loại vắc xin nào cũng cần có một khoảng thời gian sau khi đã tiêm đủ số mũi theo lộ trình mới có thể tạo ra kháng thể chống lại virus HPV. Vì vậy, nếu như không thể hạn chế việc quan hệ tình dục thì bạn nên sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ để hạn chế tình trạng bị lây nhiễm HPV trong quá trình quan hệ với bạn tình.
Vắc xin HPV dù có hiệu quả tốt tuy nhiên với chị em đã quan hệ hoặc với một số chủng khác không có trong tác dụng phòng ngừa của vắc xin vẫn có khả năng khiến chị em bị lây nhiễm và gây bệnh. Do đó điều quan trọng nhất vẫn là áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ với bạn tình mới, tốt nhất nên chung thủy một vợ một chồng.
- Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân đặc biệt là khăn tắm, quần áo với người bị bệnh sùi mào gà.
- Nên tiêm phòng với vắc xin Gardasil để phòng ngừa được cả hai bệnh là sùi mào gà và ung thư cổ tử cung.
- Dù đã tiêm phòng HPV nhưng với những chị em đã quan hệ tình dục hàng năm vẫn cần tiến hành làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP - SMear để ngừa trường hợp ung thư cổ tử cung do các chủng HPV khác gây nên.
- Thăm khám phụ khoa thường xuyên, định kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. Các chị em ít có điều kiện cũng nên duy trì khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm. Điều này không chỉ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung, các bệnh lý phụ khoa mà còn có xét nghiệm test HPV giúp kiểm tra các chủng HPV chị em đang mắc phải, xác định nguy cơ bệnh lý có thể nhiễm từ đó có hướng điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp. Chi phí khám phụ khoa cơ bản hiện nay không quá cao do vậy mà chị em nên tiến hành thường xuyên ngay cả khi đã tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV.
- Khi có biểu hiện bất thường, dấu hiệu của sùi mào gà và ung thư cổ tử cung chị em cần sớm tiến hành thăm khám.
Quan hệ rồi có tiêm HPV được không? Hy vọng qua bài viết này chị em đã có lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc trên. Nếu chị em đang có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín nghi ngờ mắc sùi mào gà hoặc ung thư cổ tử cung có thể chia sẻ ngay với các bác sĩ, chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh qua mục tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0386-977-199 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhất.
Từ khóa » Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Sùi Mào Gà
-
Xin HPV Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung, U Nhú, Sùi Mào Gà Sinh Dục | Vinmec
-
Đã Tiêm Phòng HPV Thì Có Nguy Cơ Mắc Sùi Mào Gà Không? - VNVC
-
Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung HPV: Những điều Cần Biết - VNVC
-
Tại Sao Tôi đã Tiêm HPV Nhưng Vẫn Mắc Sùi Mào Gà?
-
Bị Sùi Mào Gà Có Tiêm Phòng HPV được Không Và Các Thông Tin Liên ...
-
Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung (HPV) Và Những điều Cần Biết
-
Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung (HPV) - Bảo Vệ Sức Khỏe Những ...
-
Tìm Hiểu Về HPV Vắc Xin Ngừa Sùi Mào Gà Và Ung Thư Cổ Tử Cung
-
Những Ai NÊN Và KHÔNG NÊN Chích Ngừa HPV? - CarePlus
-
Tiêm Phòng Vacxin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những điều Cần Biết
-
Tiêm HPV Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung: Mũi Tiêm đặc Biệt Cần Thiết Cho ...
-
HPV Vắc Xin Phòng Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Và Những điều Bạn Cần ...
-
Tiêm Vắc Xin Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung GARDASIL | 뮤즈클리닉 강남점
-
Bệnh Sùi Mào Gà Lây Qua đường Nào? 5 đường Lây Nguy Hiểm